1.1.2 .Nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách xây dựng nông thôn mới
1.3.1. Yếu tố chủ quan
- Nhận thức của chính quyền
Thực hiện có hiệu quả chính sách xây dựng NTM, vấn đề tiên quyết là sự thống nhất trong nhận thức về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Bởi có nhận thức đúng mới có sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, khoa học, phù hợp với điều kiện của địa phương. Để CTMTQG về xây dựng NTM mới đạt được những thành quả đích thực, đúng mục tiêu đã đặt ra cần có sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đồn thể tại cơ sở. Đồng thời phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo dục, thuyết phục để đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng của
Chương trình; thực hiện tốt phương châm “dễ làm trước, khó làm sau” phát huy vai
trò chủ thể và dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội, chạy theo thành tích. Phải làm tốt công tác kiểm tra giám sát, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót lệch lạc trong quản lý, tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân...
- Năng lực thực thi chính sách xây dựng nơng thơn mới của cán bộ, công chức
trong bộ máy quản lý Nhà nước
Chất lượng cán bộ, công chức là một trong các yếu tố quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động đối phó được với những tình huống phát sinh trong tương lai. Nếu thiếu năng lực thực tế, các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực thi chính sách sẽ đưa ra những kế hoạch dự kiến không sát thực tế, làm lãng phí nguồn lực huy động, giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí cịn làm biến dạng chính sách trong q
trình tổ chức thực hiện. Nhìn chung, cán bộ, cơng chức có năng lực thực thi chính sách tốt, không những chủ động điều phối được các yếu tố chủ quan tác động theo định hướng, mà còn được các yếu tố chủ quan tác động theo định hướng và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu khách quan để công tác tổ chức thực thi chính sách cơng mang lại kết quả thực sự.
- Nhận thức, sự đồng tình ủng hộ của người dân
Quyết định sự thành, bại của một chính sách thì yếu tố vai trị của người dân là vơ cùng quan trọng. Trên thực tế, các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành cơng tác tổ chức thực thi chính sách, cịn các tầng lớp nhân dân là những đối tượng thực hiện chính sách. Như vậy, nhân dân vừa là người trực tiếp tham gia hiện thực hóa mục tiêu chính sách, vừa trực tiếp thụ hưởng những lợi ích mang lại từ chính sách. Nếu mọi chính sách đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội về mục tiêu và biện pháp thừa hành thì nó sẽ nhanh chóng đi vào lòng dân, được nhân dân ủng hộ thực hiện. Tóm lại, một chính sách muốn được triển khai thực hiện tốt vào đời sống xã hội cần phải có sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, vai trị đó được thể hiện qua những nội dung:
- Sự kỳ vọng của người dân về lợi ích sau khi xây dựng NTM
Xây dựng NTM là quá trình xây dựng, đổi mới lớn về hạ tầng cơ sở nông thôn nhưđường giao thông từ trục đường liên xã, đường xã đến đường giao thông liên thôn, đường ngõ… Các cơng trình đường giao thông khi được nâng cấp, mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông đi lại của người dân, việc giao thương kinh tế giữa các thôn, các xã và giao thương kinh tế ra ngoài tỉnh… Các ý nghĩa này người dân sẽ kỳ vọng khác nhau. Do đó, nếu người dân có sự kỳ vọng cao đối với lợi ích của việc xây dựng NTM, cụ thể đối với từng nội dung thì người dân sẽ có quyết định tham gia khác nhau.
- Mức độ hiểu biếtcủa người dân địa phương
Mức độ hiểu biết của người dân về việc xây dựng NTM, về ý nghĩa, bản chất của xây dựng NTM sẽ tác động đến quyết định tham gia, đóng góp của người dân. Người dân có hiểu biết đầy đủ sẽ có sự tham gia nhiệt tình hơn người dân có sự hiểu biết cịn chưa đầy đủ, thậm chí chưa hiểu, chưa biết về xây dựng NTM.
1.3.2. Yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan là những yếu tố xuất hiện và tác động đến tổ chức thưc thi chính sách xây dựng NTM từ bên ngoài, độc lập với ý muốn của chủ thể quản lý. Các yếu tố này tồn tại và vận động theo quy luật khách quan, ít tạo ra những biến đổi bất thường, do đó khơng gây được sự chú ý của các nhà quản lý, nhưng tác động của chúng đến q trình thực thi chính sách lại rất lớn vì cơ chế tác động giữa chúng với các vấn đề chính sách được hình thành trên cơ sở của quy luật. Đối với yếu tố khách quan, chúng ta không thể cải tiến tính khách quan của nó, mà chỉ tìm cách điều chỉnh các hoạt động quản lý, điều hành cho phù hợp với qui luật vận động trong mỗi điều kiện không gian và thời gian.
- Tính chất của vấn đề chính sách xây dựng nông thôn mới
Đây là yếu tố gắn liền với mỗi vấn đề thực hiện chính sách, có tác động trực tiếp đến cách giải quyết vấn đề và tổ chức thực thi chính sách xây dựng NTM. Nếu vấn đề chính sách đơn giản, liên quan đến ít đối tượng chính sách thì cơng tác tổ chức thực thi sẽ thuận lợi hơn nhiều so với các vấn đề phức tạp có quan hệ lợi ích với nhiều đối tượng trong xã hội. Tính chất cấp bách của vấn đề chính sách tác động rất lớn đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. Nếu là vấn đề bức xúc cần được giải quyết ngay mới giúp cho đối tượng phát triển theo mục tiêu định hướng thì sẽ được nhà nước và xã hội ưu tiên các nguồn lực cho thực hiện.
- Các điều kiện vật chất để thực thi chính sách xây dựng nơng thơn mới
Yếu tố này có ý nghĩa quan trọng để cùng với nhân sự và các yếu tố khác thực thi thắng lợi chính sách của Nhà nước. Nếu các điều kiện vật chất kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sẽ giúp cho tính khả thi của cơng tác tổ chức thực thi chính sách ln được tăng cường. Trong thực tế, nếu thiếu các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thì các cơ quan nhà nước khó có thể chuyển tải những nội dung chính sách đến với đối tượng một cách thường xuyên.
Trong xây dựng NTM, các nguồn lực và điều kiện vật chất ảnh hưởng có tính quyết định, bao gồm:
Thứ nhất, nguồn đóng góp của cộng đồng: cơng sức, tiền của đầu tư cải tạo
nhà ở, xây mới và nâng cấp các cơng trình vệ sinh phù hợp với chuẩn mới; cải tạo ao, vườn để có cảnh quan đẹp và có thu nhập. Đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình để tăng thu nhập. Đóng góp xây dựng cơng trình cơng cộng của làng, xã bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất (Nếu
đóng góp bằng tiền thì cần được cộng đồng bàn bạc quyết định, HĐND xã thơng qua). Đóng góp tự nguyện và tài trợ từ các DN, tổ chức phi chính phủ, tổ chức và cá
nhân trong và ngoài nước.
Thứ hai, vốn đầu tư của DN, hợp tác xã, hộ tư nhân: đầu tư xây dựng các cơng
trình cơng cộng như: chợ, cơng trình cấp nước sạch cho cụm dân cư, điện, thu dọn và chôn lấp rác thải, cầu nhỏ. Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, cung cấp dịch vụ. Đầu tư trong tổ chức sản xuất những giống cây, vật nuôi, dịch vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ khuyến nông, khuyến cơng.
Thứ ba, vốn tín dụng: nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước được phân bổ
cho các tỉnh theo các chương trình: Kiên cố hóa kênh mương; Đường giao thông nông thôn; Cơ sở hạ tầng làng nghề và nuôi trồng thủy sản, vốn vay thương mại.
Thư tư, vốn ngân sách (bao gồm vốn Trung ương, địa phương): vốn từ các
chương trình MTQG và chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn, vốn trực tiếp cho Chương trình MTQG xây dựng NTM.
- Mơi trường thực thi chính sách xây dựng nơng thơn mới
Môi trường là yếu tố liên quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng, mơi trường tự nhiên và quốc tế. Một xã hội ổn định, ít biến động về chính trị sẽ đưa đến sự ổn định về hệ thống chính sách cũng góp phần thuận lợi cho thực thi chính sách. Nếu các bộ phận cấu thành môi trường vận động phù hợp với trình độ tổ chức điều hành của các cơ quan nhà nước với cơ chế, chính sách đang tồn tại sẽ có tác dụng thúc đẩy các hoạt động tổ chức thực thi chính sách. Ngược lại, nó sẽ kìm hãm, ngăn trở các hoạt động này, dẫn đến thực thi chính sách kém hiệu quả.
Trong xây dựng NTM, yếu tố đặc thù về phong tục, tập quán của từng dân tộc, của mỗi địa phương, vùng miền có sự tác động rất lớn đến tiến độ thực hiện chương trình hoặc thành cơng hay thất bại. Bởi vì, xây dựng NTM theo 19 tiêu chí quy định của Trung ương nhưng nếu mỗi địa phương cứng nhắc, không linh hoạt vận dụng phù hợp theo phong tục, tập quán của người dân thụ hưởng chính sách thì sẽ khơng được nhân dân đồng thuận, ủng hộ chung sức xây dựng. Ví như xây dựng nhà văn hóa thơn cho đồng bào dân tộc Ba Na ở miền núi giống như ở miền xi thì chắc chắn không được ủng hộ. Hoặc trong sử dụng vốn đầu tư nếu áp dụng các cơ chế đặc thù như ở vùng đồng bằng đối các vùng miền núi thì khó thực hiện được.
- Thu nhập của người dân
Thu nhập của người dân là nhân tố rất có ý nghĩa đối với việc tham gia của người dân trong xây dựng NTM. Có thể thấy dễ hiểu rằng, người dân có thu nhập thấp không thể thiết tha với các hoạt động xã hội bởi họ đang phải lo lắng cho kinh tế gia đình mình, do đó khơng có thời gian, tiền của để đóng góp cho xã hội. Mặc dù hoạt động đó họ cũng nhận thức được phần nào là tốt cho bản thân gia đình. Đối với những người dân có điều kiện thu nhập cao thì sự sẵn lịng đóng góp sẽ cao hơn rất nhiều những người có thu nhập thấp.
Ngồi ra, vị trí địa lý, đặc điểm điều kiện tự nhiên thuận lợi hay khó khăn cũng tác động khơng nhỏ đến việc xây dựng NTM.