1.1.2 .Nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới
1.4. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số địa phương và bài học kinh
học kinh nghiệm cho huyện Lục Nam
1.4.1. Kinh nghiệm thực thi chính sách xây dựng nơng thơn mới của một số địa phương
1.4.1.1. Kinh nghiệm của huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Huyện Nghi Xuân là một huyện ven biển, phía đơng bắc của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Diện tích: 218 km² Dân số: 99.657 người, có 15 xã và 2 thị trấn. Thực hiện CTMTQG xây dựng NTM, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Nghi Xuân đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân bằng các biện pháp như: đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, lựa chọn các loại cây,
con phù hợp để xây dựng chuỗi giá trị. Mở rộng quy mơ diện tích ni tơm công nghệ cao lên trên 121 ha, chuyển đổi thành công 48 ha nuôi quảng canh sang nuôi thâm canh. Ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, như: hỗ trợ các hộ đóng tàu đánh bắt xa bờ (tồn huyện hiện có có 35 chiếc tàu có cơng suất từ 250 CV trở lên, nhiều nhất tỉnh); hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao... Từ đó đã hình thành các vùng trồng rau an toàn theo chuẩn VietGap quy mô 10 ha tại các xã: Xuân Thành, Cổ Đạm; vùng trồng rau trong nhà màng, nhà
lưới tại các xã: Xuân Viên, Xuân Mỹ, Xuân Hải,… với diện tích trên 20.000 m2 nhà
lưới. Hiện nay huyện Nghi Xuân có 694 mơ hình sản xuất, 83 hợp tác xã, 125 tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả. Bằng các giải pháp đồng bộ, bình quân thu nhập hằng năm tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. Năm 2010 thu nhập đạt 13 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 11,97%; hiện nay thu nhập bình quân đạt 37 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 2,66% hộ nghèo.Kết cấu hạ tầng được xây dựng đồng bộ, 100% các tuyến đường liên xã; 88% đường trục thôn, liên thôn; 90% đường ngõ xóm đã được nhựa hố, bê tơng hố đạt tiêu chuẩn. Những năm qua toàn huyện đã xây dựng được 110 km đường liên xã, 186,65 km đường trục liên thôn, 170,25 km đường ngõ xóm, 73 trường học, 277 phòng học, 16 nhà đa năng, 11 nhà ăn bán trú... Tổng kinh phí huy động để thực hiện là 2.562,542 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp 207,085 tỷ đồng, chiếm 8,08%. Ngồi ra nhân dân còn hiến hơn 117.113 m2 đất, 29.282m2 tường rào và đóng góp 667.265 ngày lao động, công tương ứng với 133,453 tỷ đồng... Đặc biệt là huyện Nghi Xuân quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trở thành các sản phẩm du lịch phục vụ du khách tại các di tích, các khu dân cư, như: Ca trù Cổ Đạm, trò kiều Tiên Điền - Xuân Liên, sắc bùa Xuân Lam, chầu văn Xuân Hồng... Ngồi 10 tiêu chí xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh, Nghi Xn có thêm tiêu chí thứ 11 đó là: Mỗi thơn có ít nhất 01 câu lạc bộ văn nghệ dân gian hoạt động có hiệu quả. Từ đó tất cả 148 thơn trên địa bàn huyện đều thành lập câu lạc bộ văn nghệ dân gian và hoạt động thường xuyên, tạo sân chơi bổ ích cho bà con nhân dân.
Ngày 10/12/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 1709/QĐ-TTg công nhận huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018. Huyện đã hồn thành về đích xây dựng NTM trước 02 năm so với kế hoạch.
Để đạt được những kết quả trên huyện Nghi Xuân đã làm tốt công tác tuyên truyền và vận động nhân dân; tuyên truyền làm sao để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy được vai trò, ý thức được trách nhiệm của mình trong xây dựng NTM. Pháthuy dân chủ trong xây dựng NTM, phải lấy người dân làm chủ thể. Nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ về xây dựng NTM, khơng cịn tư tưởng trông chờ, ỷ lại; xác định xây dựng NTM là xây dựng đời sống mới cho chính mình, mình là chủ thể, tự giác thực hiện; đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến xã, thôn vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An có diện tích khoảng 293,90 km2, dân số 161.000 người là nơi có địa hình phức tạp, điểm xuất phát thấp… đồng thời là nơi thường xuyên chịu những tác động của thiên tai, bão lũ khiến mảnh đất của miền Trung càng khó khăn bội phần trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Xác định vấn đề then chốt trong xây dựng nông thôn mới là nâng cao thu nhập người dân - vừa là mục tiêu vừa là giải pháp trong xây dựng NTM, huyện Nam Đàn đã quan tâm xây dựng nhiều mơ hình phát triển sản xuất có hiệu quả thiết thực, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chọn nguồn giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao, chất lượng tốt ….Tập trung cao độ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự điều hành cương quyết của chính quyền, nêu cao vai trò lãnh đạo của các chi bộ Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn kết, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm, công khai, dân chủ, tạo được phong trào thi đua trong quần chúng.
Để tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động, huyện đã tăng cường thu hút đầu tư, kêu gọi các DN vào xây dựng các cơng ty, xí nghiệp... đồng thời thu hút DN vào liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong quá trình thực hiện xây dựng NTM, Nam Đàn đã làm tốt công tác tuyên truyền, từ đó huy động được các nguồn lực trong nhân dân đồng thời kết hợp được các chính sách lồng ghép vốn có hiệu quả trong cơng tác xây dựng NTM.
Với quyết tâm chính trị cao nhất, sự nỗ lực, đồng thuận của người dân, sau 7 năm thực hiện CTMTQG xây dựng NTM, Nam Đàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, được đánh giá là “điểm sáng” trong xây dựng NTM. Nam Đàn đã hồn thành các tiêu chí huyện NTM và được Thủ tướng Chính phủ có quyết định cơng nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018.
Thơng qua xây dựng NTM, kinh tế của huyện có bước phát triển khá tồn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ; với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,5%/năm.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển và phục vụ các nhu cầu dân sinh. Trong 7 năm xây dựng NTM, huyện Nam Đàn đã huy động được hơn 1.503 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 346,7 tỷ đồng, chiếm 22,65% để xây dựng 874 km đường giao thông; 38 trường học cao tầng; 17 trạm y tế; 19 trụ sở làm việc; 17 nhà văn hóa xã, thị trấn; xây dựng mới và nâng cấp 330/330 nhà văn hóa xóm...
Huyện Nam Đàn tiếp tục xây dựng NTM nâng cao và tổ chức thực hiện đề án xây dựng NTM kiểu mẫu, là một trong 03 huyện trong toàn quốc được BCĐ Trung ương lựa chọn thí điểm xây dựng huyện NTM kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch giai đoạn 2018-2025. Để thực hiện tốt phong trào thi đua trong xây dựng NTM, huyện đã tập trung vào 5 nhiệm vụ chính đó là: Tun truyền vận động nâng cao nhận thức của người dân; tăng cường công tác tham mưu, tổ chức thực hiện; tập trung phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng; xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn tơn tạo và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, tạo môi trường điểm đến hấp dẫn khách du lịch và xây dựng một hệ thống chính trị vững mạnh.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Lục Nam
Từ các bài học kinh nghiệm trong xây dựng NTM ở các địa phương, tác giả rút ra các bài học kinh nghiệm cho huyện Lục Nam như sau:
Lục Nam là một huyện miền núi, cịn nhiều khó khăn, thực tiễn quá trình xây dựng NTM cho thấy, “áp lực” hoàn thành các tiêu chí, nhất là các tiêu chí cần
nguồn lực lớn như: giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nơng thơn… địi hỏi địa phương cần khơi dậy, phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân, hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư, để chương trình xây dựng NTM đi vào chiều sâu, bền vững. Phải gắn chặt nhiệm vụ xây dựng NTM với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư", cuộc vận động “vì người nghèo”,
phong trào xây dựng cộng đồng dân cư văn hóa. Lồng ghép, quản lý vốn, huy động các nguồn lực để vừa đảm bảo được mục tiêu, vừa huy động được nguồn lực khác của địa phương.
Xác định công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu. Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp cơng, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành cơng của Chương trình.
Các cấp ủy, chính quyền thường xuyên sâu sát, quyết liệt và phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đồn thể. Trong đó, người đứng đầu cấp ủy và chính quyền có vai trị quan trọng. Thực tiễn cho thấy nơi nào các cấp ủy, chính quyền, đồn thể thực sự quan tâm vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì trong cùng hồn cảnh cịn nhiều khó khăn vẫn tạo ra sự chuyển biến rõ nét. Phải có cách làm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương thông qua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách. Có phương thức huy động các nguồn lực phù hợp.
Tăng cường xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ thôn, đảm bảo đủ trình độ, năng lực để tổ chức thực hiện tốt CTMTQG xây dựng NTM ở các địa phương và từng địa bàn dân cư.
Công tác xây dựng quy hoạch, đề án phải được coi trọng. Tập trung quy hoạch, phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề dịch vụ, thương mại ở nông thôn. Đây là tiền đề để phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng NTM.Phát triển nông nghiệp bền vững nâng cao thu nhập của người dân làm tiền đề huy động nguồn lực trong nhân dân: Đẩy mạnh phát triên sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào
sản xuất; khuyến khích, hỗ trợ phát triển liên doanh, liên kết trong sản xuất. Quan tâm hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX nông nghiệp phát triển, nhất là các HTX liên kết hiệu quả. Làm tốt công tác quy hoạch phát triển du lịch, có những cơ chế đầu tư và thu hút đầu tư hợp lý nhằm khai thác ngày một lớn hơn các lợi thế về tài nguyên, cảnh quan, môi trường và các cụm di tích lịch sử - văn hoá…để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá nội dung, tiến độ xây dựng NTM, chỉ ra những tồn tại hạn chế từ đó đưa ra phương hướng chỉ đạo kịp thời. Gắn trách nhiệm kết quả xây dựng NTM tới từng cơ quan, đơn vị, thành viên Ban Chỉ đạo. Kịp thời động viên, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng NTM.
Tiểu kết chương 1
Ở chương này tác giả nêu khái quát một số khái niệm cơ bản nông thôn và NTM; vai trò của nơng thơn. Từ đó xây dựng cơ sở khoa học về XD NTM; sự cần thiết phải XD NTM; nguyên tắc XD NTM; tiêu chí xây dựng NTM; những nội dung cơ bản của chính sách XD NTM; các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách XD NTM. Đặc biệt, qua kinh nghiệm XD NTM của một số huyện của tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An, tác giả rút ra những kinh nghiệm XD NTM cho huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở khoa học này, thì chương 2 tác giả sẽ làm sáng tỏ những vấn đề về thực trạng chính sách XD NTM trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, nghiên cứu và đánh giá thực trạng chính sách xây dựng NTM của huyện. Đồng thời đây cũng là cơ sở khoa học để tác giả đưa ra các giải pháp góp phần hồn thiện chính sách xây dựng NTM cho huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang thời gian tới.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Lục Nam là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, được thành lập theo Nghị định số 24/NĐ-TTg ngày 21/01/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Có diện tích gần 600km2 ; Tồn huyện có 25 xã và 2 thị trấn, với 334 thôn bản; hệ thống giao thơng khá thuận lợi có Quốc lộ 31, QL 37 và tỉnh lộ 293, tỉnh lộ 295 chạy qua, kết hợp với tuyến đường sắt Hà Nội – Quảng Ninh và tuyến đường sông Lục Nam, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu bn bán. Lục Nam có vị trí chiến lược trọng yếu, có đường giao thơng lớn nối liền với các tỉnh trong vùng. Huyện có thuận lợi trong giao lưu văn hoá, kinh tế giữa các vùng miền núi và đồng bằng, là thời cơ để Lục Nam có những bước chuyển mình, bứt phá, tạo nên diện mạo mới của một huyện đang phát triển [27].
* Vị trí địa lý:
- Lục Nam cách huyện Bắc Giang 27km và cách thủ đô Hà Nội 70km về phía Đơng Bắc.
- Huyện có chiều dài từ Đông sang Tây là 70km và có chiều rộng từ Bắc tới Nam là 25km. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn (huyện Hữu Lũng), phía Nam tiếp giáp với tỉnh Hải Dương (huyện Chí Linh) và tỉnh Quảng Ninh (huyện Đông Triều), phía Tây tiếp giáp huyện Lạng Giang và huyện Yên Dũng, phía Đơng tiếp giáp với huyện Sơn Động, phía Đơng Bắc tiếp giáp với huyện Lục Ngạn.
- Tổng diện tích đất tự nhiên: 59.688 ha. Trong đó: + Diện tích đất nơng nghiệp: 20.061 ha chiếm 33,63% + Diện tích đất lâm nghiệp: 26.337 ha chiếm 44,15%.
- Trong diện tích đất nơng nghiệp có 12.285 ha đất canh tác hàng năm. Đất lúa nước có 12 loại trong đó có loại chủ yếu là:
+ Đất có nguồn gốc từ Feralitic bị bạc màu chiếm 5632 ha. Thành phần cơ giới chủ yếu từ thịt nhẹ đến trung bình, đất chua nghèo dinh dưỡng.
+ Đất có nguồn gốc phù sa chiếm 4.155 ha. Thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ, đất ít chua, độ phì khá nhưng loại này hay bị úng lụt chỉ cấy được một vụ.
Đất lâm nghiệp có 8 loại chủ yếu hình thành do sự phong hoá của đá gốc sa thạch, phiến thạch nên tính chất đất thường có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, đất chua, nghèo chất dinh dưỡng.
Tóm lại: Tài nguyên đất của huyện Lục Nam rất phong phú, đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng, chủ yếu các loại đất phù sa ít được bồi đắp. Địa hình có độ dốc lớn nên đất bị sói mịn, rửa trơi bạc màu và nghèo dinh dưỡng, cần có biện pháp cải tạo đất, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để nâng cao độ phì nhiêu của đất và góp phần cải tạo mơi trường.
* Địa hình huyện Lục Nam có 3 dãy núi tạo thành 3 vịng cung từ Đơng Bắc đến Đơng Nam: phía Đơng Bắc có dãy Bảo Đài gồm nhiều đồi núi thấp, đỉnh cao nhất là 284m. Phía Đơng có vịng cung Yên tử, đỉnh cao nhất là 779m. Phía Đơng Nam có dãy Huyền Đinh gồm nhiều triền núi hình lượn sóng, đỉnh cao nhất là 615m. Đặc điểm trên tạo cho Huyện địa hình lịng chảo, nghiêng dần về phía Tây