STT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Thực hiện giai đoạn 2016-2020 2016 2017 2018 2019 A Chỉ tiêu kinh tế
1 Tốc độ tăng trưởng giá trị
sản xuất % 16,0 16,3 16,5 17,1
- Nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản % 8,0 6,0 6,0 3,2
- Công nghiệp và xây dựng % 20,4 25,1 20,8 21,8
- Dịch vụ % 21,9 22,1 22,3 22,5
B Chỉ tiêu xã hội
- Dân số trung bình 10 3
Người 216,05 218,55 221,07 223,62 - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,14 1,16 1,15 1,15
- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn
đa chiều) % 17,77 13,87 10,11 6,25
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế
% 36,5 41,0 46,0 51,5
- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực
thành thị % 4,5 4,4 4,2 4,1
Nguồn: Báo cáo phát triển KT-XH 05 năm, giai đoạn 2016-2020, UBND huyện Lục Nam, 2020
* Sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đang phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng đạt các tiêu chuẩn và theo hướng VietGAP, GlobalGAP, sản xuất quy mơ lớn, có sự liên kết hình thành chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất. Công tác xây dựng thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, xây dựng liên kết chuỗi giá trị, ứng dụng, chuyển giao cơng nghệ được quan tâm. Tính đến nay, tồn huyện hiện có 10 sản phẩm nơng nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong đó: Có 01 chỉ dẫn địa lý (Na Lục Nam); 09 nhãn hiệu tập thể cho nơng sản hàng hóa.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt bình quân trong 5 năm qua là5,8%/năm. Hình thành các vùng sản xuất sản phẩm nơng nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo quy hoạch và theo lợi thế của huyện như vùng lúa chất lượng tập trung 700 ha, vùng rau chế biến 1.800ha, vùng vải thiều và cây có múi 6.500ha, vùng na 1.715ha, vùng dứa 350ha... là một trong số huyện nằm trong nhóm các huyện dẫn đầu tỉnh;
- Phát triển các mơ hình cơng nghệ cao, qua các năm đã xây dựng 35 nhà màng, nhà lưới sản xuất rau, hoa, cây ăn quả, với quy mô 62.240 m2. Kinh tế trang trại kết hợp nông - lâm nghiệp sản xuất có hiệu quả. Tính đến nay tồn huyện có trên 115 trang trại đạt tiêu chí theo quy định; Trong đó có 95 trang trại chăn ni gia súc gia cầm, 06 trang trại lâm nghiệp và 04 trang trại nuôi trồng thủy sản.
* Công nghiệp – TTCN – Xây dựng
Sản xuất CN-TTCN – Xây dựng trong 5 năm qua có bước phát triển nhanh. Giá trị tổng sản lượng tăng bình quân hàng năm 22,0% tăng 2,6% so với giai đoạn 2011 - 2015; về cơ cấu giá trị sản xuất chiếm 42,2%.
- Về sản xuất công nghiệp TTCN trên địa bàn huyện hiện có trên 1.500 cơ sở, sản xuất các sản phẩm chủ yếu như lâm sản chế biến, may mặc, bao bì và sản xuất vật liệu xây dựng…Do thực hiện tốt chính sách thu hút, ưu tiên đầu tư, các dự án mới được đầu tưđã nhanh chóng hồn thành và đi vào hoạt động.
- Về quy hoạch, khu, cụm công nghiệp; thực hiện Quyết định 785/QĐ-UBND ngày 29/12/2016, về việc điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn huyện thực hiện quy hoạch 11 cụm cơng nghiệp; trong đó có 02 Cụm cơng nghiệp Đồi Ngô và Già Khê, xã Tiên hưng đã được thành lập giai đoạn trước; được lấp đầy; Giai đoạn 2016 – 2020 thành lập mới được 02 cụm, đó là Cụm cơng nghiệp Lan Sơn, có diện tích 70ha đã được lấp đầy đạt 100%, có 01 dự án đầu tư, ngành nghề chính sản xuất nhựa, bao bì. Cụm cơng nghiệp Vũ Xá, có diện tích 75ha, đã được lấp đầy đạt 100%, có 01 dự án đầu tư, ngành nghề sản xuất điện năng. Hiện tại các chủ đầu tư đang tiến hành xây dựng. Ngoài ra các Cụm CN Nghĩa Phương, Cụm CN Bảo sơn, Cụm CN Tiên hưng (xã Tiên Hưng và xã Khám Lạng) cụm CN Cầu sen chưa thành lập song đã có các dự án về may mặc và sản xuất vật liệu xây đã hoàn thành đi vào hoạt động.
- Về tình hình phát triển Tiểu thủ cơng nghiệp nhìn chung các cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn huyện còn nhỏ bé, chậm được đầu tưđổi mới, chất lượng năng xuất, hiệu quả còn hạn chế, khả năng cạnh tranh thấp, chủ yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng tại địa phương.
* Thương mại - dịch vụ và du lịch
Ngành thương mại, dịch vụ mặc dù khơng có đột phá trong phát triển song vẫn duy trì được tốc độ phát triển ổn định, các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn như bán buôn, bán lẻ, vận tải, kho bãi... vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, một số ngành dịch vụ như thông tin truyền thơng, ngân hàng ... có tốc độ tăng trưởng khá và đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu ngành. Tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành thương mại dịch vụ bình quân hàng năm là 22,2%. Ngành dịch vụ tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong đó các loại hình dịch vụ ngân hàng, vận tải, viễn thông, thông tin liên lạc... phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng.
UBND huyện đã xác định phát triển du lịch là tiềm năng, có thế mạnh của huyện. Lục Nam là huyện có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng, điều đáng chú ý là có các cảnh quan thiên nhiên đẹp kết hợp với yếu tố văn hoá tâm
linh. Nổi trội trong quần thể thắng cảnh tự nhiên của Lục Nam phải kể đến Khu di tích thắng cảnh Suối Mỡ được du khách đánh giá đánh giá là điểm hẹn du lịch trong tương lai. Ngồi ra cịn nhiều điểm du lịch sinh thái hấp dẫn khác như: Suối Nước Vàng nằm giữa vùng Tây Yên Tử, thác Rêu hay cơng trình hồ nhân tạo - Hồ Suối Nứa và những đồi rừng, vườn cây ăn quả, kết hợp bạt ngàn rừng Tây Yên Tử.…Kinh tế du lịch đã dần hình thành, trong 5 năm qua có khoảng 1,15 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch trên địa bàn huyện.
* Văn hóa – xã hội
Tình hình đời sống nhân dân được ổn định và nâng lên; thu nhập của đại bộ phận dân cư nông thôn không ngừng tăng, nhất là cư dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa xã hội ngày càng tốt hơn; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện rõ rệt. Mức lương của công nhân, người lao động tăng dần qua từng năm, thời gian làm việc được quy định cụ thể phù hợp với thể trạng người lao động; tay nghề, năng suất, chất lượng lao động cơ bản đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp,...đời sống của công nhân ngày càng được cải thiện và nâng lên về mọi mặt.
Số hộ nghèo ngày càng giảm. Năm 2016 tỷ lệ số hộ nghèo 17,77% giảm xuống còn 6,25% năm 2019. Bình quân mỗi năm giảm 3,84% hộ nghèo. Các chương trình xố đói, giảm nghèo được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, được nhân dân đồng tình và hăng hái thực hiện.
- Các chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có cơng với cách mạng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Hoạt động từ thiện giúp đỡ người tàn tật, các nạn nhân chiến tranh, trẻ em mồ côi lang thang cơ nhỡ được triển khai sâu rộng trong nhân dân.
- Công tác giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm được các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa trong 05 năm qua đã có 17.185 lao động nơng thơn được tham gia đào tạo nghề ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh; Tạo việc làm mới cho 19.045 lao động, bình
quân mỗi năm 3.800 – 3.900 lao động (trong đó: lao động trong nước 14.680
người;xuất khẩu lao động 4.365 người).
2.2. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Lục Nam
2.2.1. Thực trạng về xây dựng các văn bản, chính sách
Nhận thức được tầm quan trọng của Chương trình MTQG xây dựng NTM, Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung thực hiện có hiệu quả cơng tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình. Cấp ủy các cấp đã chủ động ban hành nghị quyết, xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chương trình. BCĐ xây dựng NTM đã được thành lập ở cấp huyện, cấp xã thành lập Ban quản lý (BQL) với quy chế hoạt động rõ ràng, trong đó phân cơng nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách, chỉ đạo từng lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ chuyên ngành cụ thể…Văn phòng Điều phối NTM cấp huyện và cơ quan tham mưu, giúp việc BCĐ huyện được thành lập và dần hoàn thiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Ngay từ khi Chương trình có hiệu lực, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, chủ động tham mưu ban hành cơ chế hỗ trợ đặc thù hỗ trợ thực hiện Chương trình, tạo nên phong trào mang tính đột phá, có sức lan tỏa lớn và làm thay đổi nhận thức, quan niệm của cả hệ thống chính trị và người dân khi tham gia thực hiện Chương trình. Tuy nhiên, đây là một Chương trình mới nên nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân về xây dựng NTM còn chưa đầy đủ, vẫn cịn tư tưởng ỷ lại, trơng chờ vào nhà nước. Đội ngũ giúp việc cho BCĐ xây dựng NTM huyện còn thiếu và hầu hết là kiêm nhiệm nên hiệu quả công việc chưa cao.
Giai đoạn 2016-2020: Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm huyện tổ chức kiện toàn Ban chỉ đạo CTMTQG xây dựng NTM cấp huyện. Đồng thời thành lập bộ máy tham mưu, giúp việc BCĐ huyện, cụ thể: Thành lập Văn phòng điều phối NTM huyện; BQLxây dựng NTM xã; Ban phát triển thơn. Văn phịng Điều phối NTM huyện đã khẳng định được vị trí, vai trị trong cơng tác giúp BCĐ huyện tổ chức triển khai Chương trình.
Trong giai đoạn này Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, chú trọng nâng cao chất lượng các nội dung của chương trình. Trước đây chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng thì trong giai đoạn này đã chuyển sang thực hiện các nội dung trọng tâm, tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân như phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, bảo vệ và cải tạo cảnh quản môi trường, bảo tồn và phát triển văn hóa,phát triển du lịch nông thôn... Huyện ủy ban hành Kế hoạch phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, nâng cao chất lượng, giá trị; phát triển thương hiệu; UBND huyện ban hành Kế hoạch triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang thực hiện trên địa bàn huyện.
Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện đã quan tâm tập trung chỉ đạo thực hiện, cũng như vận động, thu hút DN đầu tư vào nông thôn, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và xây dựng nhãn hiệu sản phẩm nơng sản của huyện. Những kết quả đó đã tạo nên sự đột phá trong xây dựng NTM của huyện, nhất là từ năm 2016 đến nay.
- Công tác ban hành các văn bản chỉ đạo:
Ban chấp hành Đảng bộ, UBND huyện ban hành nhiều Chương trình, Nghị quyết, Kế hoạch để triển khai thực hiện, điển hình như:
Kế hoạch số 42-KH/HU ngày 28/10/2016 của Ban thường vụ Huyện ủy về Kế hoạch triển khai, thực hiện Nghị quyết số 130-NQ/TU ngày 16/8/2016 về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, năng suất tăng từ 20-30%, giá trị gia tăng tăng 20-30% so với năm 2016.
Kế hoạch số 254/KH-UBND ngày 30/3/2011 về triển khai thực hiện Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2010- 2020 với mục đích xây dựng nơng thơn mới huyện Lục Nam có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thơn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; Kế hoạch cũng đã chỉ ra thực trạng nông thôn huyện Lục Nam và mục tiêu thực hiện XD NTM giai đoạn 2011-2020 với 14 xã về đích NTM.
Kế hoạch số 60/KH-UBNDngày 04/4/2016 về triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2020. Kế hoạch đã chỉ ra mục tiêu chung của tồn huyện là Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nội địa và tham gia xuất khẩu, an toàn thực phẩm; Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh dưỡng) cả trược mắt và lâu dài, góp phần xóa đói giảm nghèo; tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với mơi trường, chủ động phịng chống thiên tai, dịch bệnh, góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia;
Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 18/5/2016 về việc triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn và Chương trình giải quyết việc làm cho người lao động giai đoạn 2016- 2020 với mục tiêu mở rộng và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể giai đoạn này phấp đấu đào tạo cho 16.000 lao động nông thôn; giải quyết việc làm mới cho khoảng 18.280 lao động (xuất khẩu lao động là 4.030 người). Phấn đấu đến năm 2020, cơ cấu lao động lĩnh vực nông – lâm –thủy sản đạt 60%; công nghiệp – xây dựng đạt 22%; thương mại dịch vụ đạt 18%.
Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 25/4/2017 kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Lục Nam chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020",
mục đích của kế hoạch là phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia thực hiện thắng lợi chủ trương xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước; Tổ chức phong trào thi đua Lục Nam chung sức xây dựng NTM đảm bảo thiết thực, hiệu quả, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn nông thôn. Kế hoạch cũng đã chỉ ra mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn huyện là "Kinh tế phát triển, đời sống ấm no, thôn bản văn minh, an ninh ổn định, quản lý dân chủ". Xây dựng nội dung, hình thức thi đua, khen thưởng cho các cá nhân, tập thể hàng năm.
Thực hiện CTMTQG xây dựng NTM, ngồi các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh. UBND huyện chủ động đề xuất HĐND huyện ban hành các Nghị
quyết hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có cơ chế hỗ trợ xây dựng NTM như: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp; hỗ trợ xây dựng cánh đồng mẫu;