Kết quả huy động nguồn lực thực hiện GĐ 2011-2019

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 72 - 82)

TT Chỉ tiêu Tổng giai đoạn 2011-2019 (Tr. Đồng) Trong đó (Tr.đồng) Ghi chú Giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2019 TỔNG SỐ 1.173.261,68 512.028,17 661.233,51

I Ngân sách Trung ương 116.137,20 33.464 82.673,2

1 Trái phiếu chính phủ 34.157,20 23.750 10.407,2 2 Đầu tư phát triển 62.856,00 2.890 59.966

3 Sự nghiệp 19.124,00 6.824 12.300

II Ngân sách địa phương 392.281,08 78001,63 314.279,45

1 Tỉnh (gồm cả cơ chế xi măng) 143.064,54 12.900 130.164,54 2 Huyện (gồm cả cơ chế xi măng) 122.400,94 22.329 100.071,94 3 Xã (gồm cả cơ chế xi măng) 126.815,60 42.772,63 84.042,9735 III Vốn lồng ghép 277.969,55 267.691 10.278,55 IV Vốn tín dụng - 0 V Vốn doanh nghiệp 19.714,60 4.900 14.814,6 VI Vốn cộng đồng dân cư 350.975,27 112.210,84 238.764,42 1 Tiền mặt (Tr.đồng) 350.975,27 112.210,84 238.764,42

2 Ngày công lao động

(Công) 17.748,00 1.343 16.405

3 Hiến đất (m2) 201.709,10 27.262 174.447,1

4 Nội dung khác (phá

tường dào…) 3.265,72 450 2.815,72

VII Nguồn khác 16.183,98 15.760,7 423,28

- Tổng nguồn vốn huy động thực hiện giai đoạn 2011-2019 trên địa bàn huyện là: 1.173.261,68triệu đồng (Giai đoạn 2011-2015 là: 512.028,17 triệu đồng; giai đoạn 2016-2019 là: 661.233,51 triệu đồng), trong đó:

Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ: 116.137,20 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 62.856 triệu đồng; TPCP 34.157,2 triệu đồng; vốn sự nghiệp là 19.124 triệu đồng), bằng 9,9% tổng nguồn vốn huy động.

Vốn ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) là: 392.281,08triệu đồng, bằng 33,43% tổng nguồn vốn huy động.

Vốn cộng đồng dân cư đóng góp là:350.975,27 triệu đồng, bằng 29,91% tổng nguồn vốn huy động.

Vốn lồng ghép là: 277.969,55 triệu đồng, bằng 23,69% tổng nguồn vốn huy động. Vốn doanh nghiệp và vốn khác là: 35.898,58 triệu đồng, bằng 3,7% tổng nguồn vốn huy động.

Theo kết quả điều tra, khảo sát tại Phụ lục 3, trong 03 xã tác giả điều tra, cơ bản người dân tại các xã đều tham gia khá tích cực đối với các hoạt động xây dưng nông thôn mới, tuy nhiên sự tham gia của mỗi nội dung tại mỗi đơn vị xã có sự tương đồng và khác nhau.

Số lượng người được hỏi tham gia vàocác hoạt động xây dựng NTM thơng qua các hình thức đóng góp bằng tiền, hiện vật, hiến đất, ngày công lao động…ở mức cao, đạt 96,7% người dân được hỏi tham gia hoạt động này, chỉ có 3,3% người dân không tham gia vào các hoạt động xây dựng NTM. Thực hiện chính sách xây dựng NTM, các cấp chính quyền địa phương cũng đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo của mình được đánh giá mức rất tốt là 10%; mức tốt là 77,5% và mức trung bình là 15%, khơng có mức yếu. Qua đó mức độ hài lịng và rất hài lịng của người dân về Chương trình xây dựng NTM đạt 77,5% thể hiện sự tin tưởng của người dân vào các chính sách xây dựng NTM của các cấp địa phương cũng như của nhà nước.

Thu nhập bình quân của hộ gia đình tại 03 xã về đích NTM năm 2019 được khảo sát ở mức khá cao, trung bình trên 7 triệu/hộ/tháng. Thu nhập của người dân là nhân tố rất có ý nghĩa đối với việc tham gia của người dân trong xây dựng nơng

thơn mới. Có thể thấy dễ hiểu rằng, người dân có thu nhập thấp khơng thể thiết tha với các hoạt động xã hội. Bởi họ đang phải lo lắng cho kinh tế gia đình mình, do đó khơng có thời gian, tiền của để đóng góp cho xã hội. Mặc dù hoạt động đó họ cũng nhận thức được phần nào là tốt cho bản thân gia đình. Đối với những người dân có điều kiện thu nhập cao thì sự sẵn lịng đóng góp sẽ cao hơn rất nhiều những người có thu nhập thấp.

Với sự tham gia tích cực của người dân, nhiều tiêu chí xuất phát từ người dân hoàn thành sớm và các xã sớm đạt các tiêu chí về đích nơng thơn mới hơn, đặc biệt là các nội dung: Hoàn thiện hệ thống các cơng trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã; Cải tạo, xây mới hệ thống giao thông, thủy lợi trên địa bàn xã; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao; Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông -lâm - ngư nghiệp; Cơ giới hóa nơng nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương; Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.

2.3. Đánh giá chung việc thực hiện chính sách xây dựng nơng thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam giai đoạn 2016-2020

2.3.1. Ưu điểm

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhận được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị huyện, theo đó cơng tác chỉ đạo quyết liệt, cơng tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, kịp thời. Huyện đã thành lập cơ quan điều phối (Văn phòng Điều phối xây dựng NTM huyện) tham mưu cho UBND huyện và BCĐ huyện triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của BCĐ huyện cùng với sự đồng thuận cao và sự nhiệt tình tham gia của nhân dân. Từ đó, Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã được triển khai, thực hiện khá toàn diện và cơ bản đạt được

yêu cầu, mục tiêu đề ra. BCĐ huyện đã xác định quy hoạch NTM là nội dung phải được triển khai trước một bước, làm cơ sở để triển khai các nội dung khác của Chương trình. Từ đó, chỉ đạo BQL các xã phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn hoàn chỉnh quy hoạch trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhân dân, rút ngắn được thời gian quy hoạch, tiết kiệm được kinh phí mà vẫn đáp ứng được yêu cầu phát triển, phù hợp với tiềm năng, lợi thế, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, nhiều xã đã chọn khâu đột phá để triển khai thực hiện, trọng tâm là xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp. Với nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ hàng năm, các xã đã vận động nhân dân đóng góp thêm kinh phí, ngày cơng lao động, hiến đất, hoa màu trị giá hàng trăm tỷ đồng để cùng với Nhà nước xây dựng hoàn chỉnh các cơng trình cầu, kênh mương nội đồng và đường giao thông nông thôn; đồng thời tập trung sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường đã xây dựng trước đây theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn đường NTM cùng với tuyên truyền, vận động người dân làm hàng rào, xây dựng tuyến đường kiểu mẫu, bước đầu đã làm thay đổi rõ nét diện mạo của từng địa bàn dân cư và có tác động tích cực, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở địa phương.

Cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo và triển khai thực hiện. Bộ máy chỉ đạo được thành lập và thường xuyên kiện toàn kịp thời từ huyện đến xã, vận hành đồng bộ; nhiều văn bản chỉ đạo được ban hành kịp thời có tác dụng thiết thực thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM. Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức về xây dựng NTM, đã có nhiều sáng tạo về phương thức triển khai và huy động nguồn lực trong nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Hệ thống chỉ đạo, điều hành ở các cấp thường xuyên được kiện toàn. BCĐ của huyện thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện Chương trình tại các xã, kịp thời uốn nắn, khắc phục những hạn chế, yếu kém. Các ban ngành, đoàn thể huyện, xã ngày càng chủ động trong công tác triển khai thực hiện. Các Sở, ngành đã triển khai hướng dẫn các xã đánh giá, chuẩn bị hồ sơ công nhận tiêu chí do ngành phụ trách.

- Phong trào thi đua “Bắc Giang chung sức xây dựng nơng thơn mới” đã có tác động lớn đến toàn xã hội, khơi dậy sự quan tâm, hỗ trợ nguồn lực của xã hội đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Công tác tuyên truyền và hệ thống truyền thông đại chúng đã có những hoạt động phong phú, liên tục, nhiều chiều nên đã động viên tích cực, kịp thời đến phong trào xây dựng NTM.

- Nhận thức của đại đa số cán bộ và người dân về xây dựng NTM đã chuyển biến rõ rệt, xây dựng NTM đã trở thành phong trào rộng khắp trong nhân dân. Nhiều người dân tự nguyện tham gia và đóng góp tích cực các nguồn lực (nhân lực, vật lực, …) cho xây dựng NTM.

- Công tác tuyên truyền được quan tâm đúng mức, hầu hết các xã triển khai tốt nên các chính sách về Chương trình được phổ biến rộng rãi đến người dân; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân được xem là nghiệm vụ trọng yếu của từng cơ quan chức năng và tổ chức chính trị, xã hội. Hoạt động tuyên truyền thường xuyên được lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chi bộ, đồn thể, các cuộc sinh hoạt thơn, xóm,..từng bước nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia và tiến trình xây dựng NTM của huyện.

- Bộ mặt nông thôn nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp; thu nhập và điều kiện sống của người dân được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm, hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mơ lớn có giá trị kinh tế cao; môi trường khu vực nông thôn được cải thiện theo hướng tích cực.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế

- Công tác chỉ đạo thực hiện chính sách xây dựng NTM chưa thật sự sâu sát, quyết liệt; nguồn lực đầu tư cho chương trình xây dựng NTM còn yếu; nhận thức của một số cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, cơng chức ở cơ sở cịn hạn chế dẫn đến việc triển khai thực hiện còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ; cịn có tâm lý trơng chờ sự chỉ đạo của cấp trên, chưa có giải pháp mang tính đột phá; một số nơi chưa xác định được rõ mục đích, yêu cầu hoặc xác định mục đích quá cao, không phù hợp

với điều kiện, khả năng thực tế của địa phương dẫn tới tình trạng làm cố sức, ép thời gian, kết quả đạt được không phản ánh đúng thực chất.

- Công tác kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện cịn mang tính hình thức, chưa thật sự thiết thực và hiệu quả. Có nơi khi tổ chức thực hiện xuất hiện những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc nhưng không được kiểm tra, giám sát kịp thời, hoặc kiểm tra, giám sát cho có lệ nên chưa có những điều chỉnh và thay đổi phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện; triển khai thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp chưa đi vào chiều sâu, nhất là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sản xuất theo hướng hiện đại, liên kết theo chuỗi giá trị; giá trị ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế; công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ tuy phát triển nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ, sức cạnh tranh thấp; chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động chưa cao.

- Vai trò và sự tham gia của các DN, HTX trong việc đầu tư sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp cịn hạn chế, chưa có nhiều mơ hình sản xuất gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra.

- Công tác tuyên truyền thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng xây dựng khu thu gom, xử lý rác thải cịn khó khăn.

- Chất lượng, kết quả thực hiện một số tiêu chí cịn chưa cao như tiêu chí số 17 về Mơi trường và ATTP (có 8/25 xã đạt tiêu chí); tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa (có 9/25 xã đạt tiêu chí)...

- Công tác xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, cắm mốc chỉ giới chưa được các xã quan tâm thực hiện; hiện nay mới có 12/25 xã ban hành được quy chế quản

lý quy hoạch (Tiên Hưng, Bảo Đài, Đông Hưng, Đông Phú, Bắc Lũng, Phương

Sơn, Chu Điện, Khám Lạng, Huyền Sơn, Cẩm Lý, Lan Mẫu, Bảo sơn); cơng tác rà

sốt điều chỉnh đề án theo bộ tiêu chí giai đoạn 2016-2020 tiến độ thực hiện cịn chậm, mới có 6/25 xã hồn thành.

- Việc cân đối nguồn lực để thực hiện Chương trình tại một số xã còn chưa đảm bảo, đặc biệt là vốn đối ứng của xã; vì vậy vẫn cịn tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM. Tính đến thời điểm 31/12/2019 tổng nợ đọng xây dựng cơ bản các cơng trình do xã làm chủ đầu tư trên địa bàn huyện là: 25.139 triệu đồng, tập trung ở một số xã như: Chu Điện 8.855 triệu đồng, Vũ xá 3.927 triệu đồng, Đan Hội 3.351 triệu đồng, Lan Mẫu 1.798 triệu đồng, TT Đồi Ngô (TT Lục Nam) 1.313 triệu đồng …

2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế

- Huyện Lục Nam là huyện nơng nghiệp, mặc dù có nhiều lợi thế nhưng chưa khai thác hiệu quả, sản lượng cây trồng tăng qua các năm chủ yếu do diện tích tăng; chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường thấp, các nông sản chủ lực của huyện chưa có thương hiệu mạnh.

- Xuất phát điểm về kinh tế-xã hội của huyện còn thấp, đời sống một bộ phận người dân các xã miền núi cịn nhiều khó khăn, thu ngân sách thấp, nguồn ngân sách dành cho xây dựng NTM chủ yếu từ nguồn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh. Cùng với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện, xuất phát điểm của hầu hết các xã miền núi của huyện thấp, tỷ lệ hộ nghèo cịn cao. Do đó, trong q trình triển khai thực thi các hạng mục về hạ tầng gặp khơng ít khó khăn.

- Việc triển khai lập quy hoạch chưa đồng bộ với xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, cắm mốc chỉ giới quy hoạch theo quy định. Cơng tác rà sốt, điều chỉnh đề án các xã chưa quan tâm thực hiện.

- Việc huy động nguồn lực trong xã hội cịn hạn chế, vì người dân khơng thể cùng lúc đóng góp để xây dựng nhiều hạng mục cơng trình hạ tầng ở nơng thơn, do thu nhập và mức sống của đa số người dân các xã trong huyện cịn nhiều khó khăn. Mặt khác, khu vực nông thôn ở các xã chưa thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp (chẳng hạn

trên địa bàn xã khơng có doanh nghiệp, người dân nghèo, do đó muốn huy động 15% từ doanh nghiệp và 10% từ người dân như quy định là không khả thi). Vì vậy, đối với cơng

trình sử dụng nhiều nguồn lực, đầu tư lớn, kêu gọi tính xã hội hóa cao sẽ khó có thể cùng lúc tập trung thực hiện hoàn thành trong thời gian ngắn.

- Trình độ và năng lực quản lý của một số cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Vẫn cịn một số người dân thậm chí là cán bộ cơ sở chưa nắm rõ được nội dung của CTMTQG xây dựng NTM.

- Nguồn lực lao động ở địa bàn nơng thơn ít, do số lao động trẻ có xu hướng chuyển dịch về các vùng đô thị.

- Công tác thu gom, phân loại, xử lý rác thải thực hiện chưa tốt, ý thức chấp hành của một bộ phận nhân dân chưa cao; một số xã chưa quan tâm đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải. Hoạt động dịch vụ vệ sinh môi trường chủ yếu do các tổ đội thu gom tại chỗ, chưa có nhiều DN, HTX tham gia.

- Các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu mới thành lập hoặc chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, chưa phát huy được vai trò liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)