1.2.1 .Khái niệm và đặc điểm huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn tiền gửi khách hàng
1.3.1. Các nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế: Là doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động huy động vốn của
NHTM chịu ảnh hưởng sâu sắc của mơi trường kinh tế - chính trị. Mơi trường kinh tế được hiểu là các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng và các mô thức tiêu dùng. Cụ thể là: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, thất nghiệp, tình trạng chu chuyển vốn, chỉ số lạm phát. Nếu tỷ lệ lạm phát cao, nguồn vốn nhàn rỗi sẽ được chuyển thành những dạng đầu tư khác có giá trị ổn định và bền vững hơn
như: vàng, bạc, nhà đất… Nói chung, nếu như mơi trường kinh tế ổn định thì nguồn vốn tiền gửi tại các NHTM ổn định hơn.
- Sự thay đổi trong chính sách tài chính - tiền tệ, quy định của chính phủ và
của NHTW cũng gây ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn và chất lượng nguồn vốn
của NHTM. Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh đặc biệt chịu nhiều các chính sách, quy định của chính phủ và NHTW. Thay đổi chính sách của nhà nước về chính sách tài chính - tiền tệ - tín dụng rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn của NHTM.
- Mơi trường văn hóa là yếu tố quyết định đến các tập quán linh hoạt và thói quen sử dụng tiền của người dân. Khi đó, người có tiền sẽ quyết định lựa chọn giữa việc giữ tiền ở nhà, gửi ngân hàng hay đầu tư vào các lĩnh vực khác.
- Môi trường dân cư: đây là môi trường cho biết đầy đủ thông tin về số lượng
dân cư, sự phân bổ địa lý, mật độ dân số, độ tuổi trung bình, thu nhập… để cho các nhà quản lý ngân hàng xác định được cơ cấu nhu cầu ở từng thời kỳ và dự đoán biến động cho từng giai đoạn trong tương lai.
Nền kinh tế phát triển, số lượng ngân hàng thương mại mọc lên ngày càng nhiều, đi cùng với đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng. Để có được khách hàng thân thiết, các ngân hàng cần phải tạo cho khách hàng niềm tin vào chất lượng dịch vụ và lợi ích khách hàng nhận được khi lựa chọn ngân hàng này mà không phải ngân hàng khác. Khách hàng cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế hiện nay khách hàng của NHTM rất đa dạng và khác nhau về lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập, nơi cư trú, sở thích tiêu dùng và vị trí trong xã hội. Ngân hàng thương mại phải có chính sách đáp ứng nhu cầu từng nhóm khách hàng sao cho phù hợp.
- Sự phát triển của công nghệ ngân hàng và các dịch vụ thanh toán ngày
càng tiện lợi, hoàn hảo dành cho người gửi tiền, phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã được người dân sử dụng phổ biến, qua đó cung ứng thêm một lượng vốn đáng kể cho hoạt động huy động vốn. Các ứng dụng của công nghệ ngân
hàng phải kể tới là: máy rút tiền tự động ATM, thẻ tín dụng, hệ thống thanh toán điện tử…
- Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu trong tất cả các nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội và trong ngành ngân hàng không phải là ngoại lệ. Cạnh tranh là cần thiết cho sự phát triển, cạnh tranh lành mạnh có thể góp phần nâng cao lợi ích xã hội thơng qua việc giảm giá và tăng cường chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc thù, nơi một cơ chế thị trường tự do hồn tồn khơng phải là một lựa chọn tối ưu nhất do ngân hàng là ngành nhạy cảm, sự đổ vỡ của một ngân hàng có thể ảnh hưởng đến nhiều ngân hàng khác, gây ra cuộc khủng hoảng ngân hàng có khả năng lan truyền nhanh chóng trên diện rộng và có thể trở thành khủng hoảng kinh tế. Do đó, cạnh tranh ngân hàng khơng thể được thực hiện bằng mọi giá, sử dụng mọi thủ đoạn, bất chấp pháp luật để thơn tính đối thủ cạnh tranh mà luôn phải chịu sự thanh tra, giám sát chặt chẽ và sự can thiệp của Chính phủ khi cần thiết. Việc tạo dựng nên một tài sản hữu hình, một thương hiệu uy tín là bài tốn nan giải và cần nhiều các phương pháp và chính sách vượt trội để tạo dựng chỗ đứng của ngân hàng mình trong một mơi trường cạnh tranh khốc liệt với các NHTM khác.