Phân bổ các nguồn lực cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ tưới bình minh (Trang 35 - 38)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu của luận văn

1.2 Những nội dung cơ bản của chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.4 Phân bổ các nguồn lực cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Ở cấp công ty, nguồn lực được phân bổ được dựa trên hai yếu tố chính là nhận

thức về mức độ thay đổi nguồn lực và mức độ kỳ vọng từ cấp cao (hay mục tiêu chiến lược); từ đó hình thành bốn loại phân bổ như sau:

Hình 1.3 Quy hoạch và phân bổ nguồn lực cấp công ty

Trong bối cảnh mức độ thay đổi nguồn lực được đánh giá cao với mức độ kỳ vọng cao (có thể tùy thuộc vịng đời sản phẩm), đòi hỏi thứ bậc ưu tiên bắt buộc cho các đơn vị, chức năng, nguồn lực sẽ được phân bổ ép buộc từ cấp cao xuống theo thứ tự ưu tiên của các bộ phận; thứ tự ưu tiên thường được xác định qua quá trình cạnh tranh tự do giữa các bộ phận về vị trí, vai trị của từng bộ phận;

Trong bối cảnh mức độ thay đổi nguồn lực cao nhưng mức độ kỳ vọng thấp, thường trong tình trạng doanh nghiệp ổn định hoặc có xu hướng suy giảm, nguồn lực được phân bổ thông qua cạnh tranh tự do giữa các bộ phận. Theo đó, doanh nghiệp tiến hành tái phân bổ và tiến trình tái phân bổ được triển khai từ cấp cao trở xuống.

Trong bối cảnh cả mức độ thay đổi nguồn lực và mức độ kỳ vọng đều thấp, các nguồn lực (chủ yếu các nguồn lực phổ biến, sử dụng chung) sẽ được phân bổ thông qua mặc cả tự do giữa các bộ phận, cụ thể như phân bổ gián tiếp bằng việc tính tốn các chi phí; phân bổ trực tiếp bằng cách chuyển nghĩa vụ quản lý cho 1 bộ phận; hoặc phân bổ trực tiếp bằng cách các bộ phận trả chi phí phục vụ.

Trong bối cảnh mức độ thay đổi nguồn lực thấp với mức độ kỳ vọng cao, các nguồn lực thường được phân bổ theo cơng thức thuật tốn hoặc phân bổ kiểu mặc

Việc tiến hành triển khai quy hoạch nguồn lực cần phải làm rõ những yếu tố thành công cốt lõi, những ưu tiên và kiểm định những giả định. Một số công cụ quy hoạch chủ yếu được sử dụng là lập ngân sách, kế hoạch tài chính và phân tích mạng. -Những yếu tố thành công và nhiệm vụ chủ yếu: Một trong những thiếu sót trong việc thực thi chiến lược là không chuyển được các mục tiêu chiến lược thành các nhiệm vụ chủ yếu và thành các nhân tố cần thực hiện để đảm bảo đạt tới những mục tiêu đã đề ra. Do đó, một phần tiến trình quy hoạch nguồn lực là đảm bảo rằng những yếu tố này được xác định một cách có hệ thống.

-Xác định các ưu tiên: Quy hoạch nguồn lực là kết quả của hàng loạt các bước được thực hiện có xâu chuỗi mà chúng ta đã nghiên cứu từ trước tới giờ. Việc quy hoạch này xác định những nguồn lực cần phải đạt tới và cách thức sử dụng chúng. Nó có thể hình thành dưới dạng một ngân sách, dưới dạng các bước liên tục của hoạt động hoặc dưới dạng ưu tiên theo thời gian của các hoạt động đó.

-Kiểm định những giả định: Toàn bộ những vấn đề lý luận và thực tiễn quản trị là bàn về tương lai và chuẩn bị những cơng việc của tương lai, do đó nó dựa trên những giả định và việc tiến hành quy hoạch nguồn lực cũng khơng nằm ngồi điều này. Các giả định này có thể là giả định về sự sẵn có của các nguồn lực, năng lực hiện tại của tổ chức trong việc thích ứng với những nguồn lực sẵn có hoặc gắn với những địi hỏi về nguồn lực với những chiến lược mới. Những giả định cũng có thể gắn với các yếu tố bên ngồi như: thị trường sẽ tăng trưởng, ngân sách có thể tăng, hoặc các nhà cung cấp luôn cung cấp hàng đúng thời điểm yêu cầu…

-Lập ngân sách và hoạch định tài chính: Là q trình địi hỏi của quyết định thành lập các báo cáo tài chính. Tóm lược các dạng ngân sách hoặc kế hoạch tài chính được sử dụng trong quy hoạch nguồn lực cho việc thực thi chiến lược là: Lập ngân sách nguồn vốn, lập ngân sách thu nhập hàng năm, lập các kế hoạch tài chính.

-Triển khai nguồn nhân lực: Là một phần khơng thể thiếu trong tiến trình triển khai quy hoạch nguồn lực, thực hiện chiến lược. Có 3 vấn đề quan trọng trong việc triển khai nguồn nhân lực là: xác định nhu cầu nhân lực, tuyển lựa và đào tạo phát triển.

-Phân tích mạng: Là một phương pháp thường được sử dụng trong triển khai nguồn lực, thực thi chiến lược bằng việc phân chia các công việc thành các hoạt động cấu thành chúng và thể hiện các hoạt động này và quan hệ giữa chúng với nhau dưới dạng mạng lưới. Bằng việc quan tâm tới thời gian và các nguồn lực cần thiết cho việc hoàn thành mỗi hoạt động này ta phải xác định đường tới hạn của các hoạt động và đường cốt dẫn yếu này sẽ xác định thời gian tối thiểu cho việc hoàn thành chiến lược.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ tưới bình minh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)