Các nhân tố ảnh hƣởng đến chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ tưới bình minh (Trang 38)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu của luận văn

1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1 Môi trường vĩ mô

Theo Fred R. David (2006), các yếu tố môi môi trường sau đây ảnh hưởng đến doanh nghiệp: môi trường kinh tế, mơi trường chính trị, pháp luật, môi trường tự

Môi trường kinh tế: Sự tác động của môi trường này mang tính trực tiếp và

ảnh hưởng hơn so với một số yếu tố khác đối với môi trường tổng quát. Ảnh hưởng đến các chiến lược của doanh nghiệp. Các yếu tố cơ bản được quan tâm nhất trong môi trường kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế đang ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại khi nên kinh tế đang đi xuống sẽ dẫn tới việc giảm sức mua trong thị trường, làm tăng cạnh tranh trong ngành, lĩnh vực kinh doanh; đặc biệt dẫn tới cạnh tranh về giá cao.

Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế: Lãi suất trong nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng tiết kiệm và đầu tư. Ví dụ như lãi suất giảm giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn đi vay dễ dàng hơn, giúp mở rộng kinh doanh. Ở chiều ngược lại lãi suất tăng khiến dịng tiền ở thị trường có xu hướng tiết kiệm chảy vào ngân hàng, àm giảm sức mua trên thị trường.

Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đối: Các chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đối ảnh hương trực tiếp đến các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

Lạm phát: Lạm phát là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế, ảnh hưởng tới nhiều mặt trong kinh tế xã hội. Đặc biệt với doanh nghiệp khi lạm phát tăng cao làm giảm tiết kiệm tăng đầu tư, tuy nhiên tạo ra rủi ro trong đầu tư kinh doanh. Ngược lại giảm phát sẽ làm nền kinh tế trì trệ. Nền kinh tế ổn định ln duy trì trạng thái lạm phát vừa phải để thúc đẩy nền kinh tế.

Hệ thống thuế và mức thuế: Hệ thống thuế ánh hưởng tới các nhóm ngành được nhà nước chú trọng phát triển. Mức thuế thay đổi có thể là cơ hội hoặc khó khăn cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường.

Môi trường chính trị - pháp luật: Bao gồm hệ thống các đường lối – quan

điểm - chính sách hệ thống pháp luật hiện hành của giai cấp cầm quyền. Đó là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành - phát triển của doanh nghiệp. Mọi hoạt động kinh doanh ở các quốc gia đều được quản lý thông qua các qui định của pháp luật, thương mại quốc tế, tập quán kinh doanh quốc tế, hiệp định qui ước quốc tế. Ở một

quốc gia có nền chính trị - luật pháp ổn định sẽ thu hút đầu tư cho các doanh nghiệp phát triển ổn định trong dài hạn.

Môi trường tự nhiên: Các doanh nghiệp từ lâu đã nhận ra những tác động do

hoàn cảnh tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Những ảnh hưởng tự nhiên chính bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, ơ nhiễm, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên... Điều kiện tự nhiên luôn là yếu tố quan trọng trong cuộc sống, mặt khác cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều ngành kinh tế. Trong nhiều trường hợp các điều kiện tự nhiên trở thành yếu tố quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ.

Mơi trường xã hội – văn hóa: Mơi trường xã hội - văn hóa ảnh hưởng đến các

yếu tố khác của môi trường vĩ mô. Những thay đổi trong môi trường này tác động trực tiếp đến sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội dẫn đến ảnh hưởng môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Những thông tin về dân số cung cấp những dữ liệu quan trọng cho các nhà quản trị trong việc hoạch định chiến lược, thị trường, tiếp thị, phân phối và marketing.

Môi trường công nghệ - kỹ thuật – khoa học: Ảnh hưởng công nghệ - kỹ thuật

- khoa học tạo ra cơ hội cũng như nguy cơ trong quá trình quản lý chiến lược cho doanh nghiệp. Tiến bộ kỹ thuật – khoa học – công nghệ có thể tạo ra những thị trường mới, sản phẩm mới làm tăng cạnh tranh cho những sản phẩm và dịch vụ cũ đang tồn tại trên thị trường trở nên lỗi thời lạc hậu. Trong môi trường này ảnh hưởng mạnh mẽ và liên quan đến lĩnh vực sản xuất, năng lượng, thông tin…

1.3.2 Môi trường ngành

Khách hàng

Các doanh nghiệp tồn tại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay thị trường tiêu thụ. Họ là người tiêu thụ đầu ra của doanh nghiệp. Khách hàng có thể là cá nhân, tổ chức, chính phủ nhưng nếu x t dưới góc độ quy trình của hàng hoá từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, khách hàng của doanh nghiệp lại bao gồm người tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối và các doanh nghiệp khác

Trong quan hệ mua bán, khách hàng có thể gây sức ép thơng qua khả năng đàm phán đối với doanh nghiệp về mặt giá cả và chất lượng, và một vài yếu tố khác như điều kiện giao hàng, điều kiện thanh tốn qua đó làm ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Thêm vào đó, thị hiếu cũng như nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi. Rõ ràng, khách hàng là yếu tố bất định đối với doanh nghiệp.

Nhà cung cấp

Khi nói đến nhà cung cấp, chúng ta nghĩ ngay đến những doanh nghiệp hay những người chuyên cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh ngiệp như: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vốn, lao động. Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, yêu cầu đặt ra chính là việc tìm kiếm và đảm bảo cho doanh nghiệp của mình có được nguồn cung cấp đầu vào ổn định với một mức chi phí hợp lý hay giá thấp nhất có thể.

Hoạt động doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng ngay khi những yếu tố đầu vào này mang tính bất trắc- tức là nếu chúng khơng sẵn có hay bị trì hỗn thì có thể sẽ giảm hiệu quả của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất, kinh doanh lúc đó sẽ bị ngưng trệ, kéo dài thời gian so với dự kiến và khiến doanh nghiệp phát sinh thêm chi phí. Qua đó làm giảm khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Với mỗi doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ thoả mãn cùng loại nhu cầu, cùng một thị trường. Ngày nay, doanh nghiệp cạnh tranh trên nhiều phương diện, tạo sức ép lẫn nhau thông qua giá, các dịch vụ đi kèm, tính năng sản phẩm và việc phát triển sản phẩm mới.

Đối thủ cạnh tranh ti m ẩn

Bên cạnh việc phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh hiện tại, doanh nghiệp cũng cần lưu ý với mối đe doạ từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Đó là các doanh nghiệp hiện tại chưa hoạt động trong cùng một ngành sản xuất kinh doanh nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành

Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là các sản phẩm khác có khả năng đáp ứng cùng một loại nhu cầu của khách hàng như các sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm thay thế có thể gây ra áp lực cho các doanh nghiệp hiện tại ở các khía cạnh:

- Buộc doanh nghiệp có sự điều chỉnh về mặt giá cả.

- Doanh nghiệp ln phải cải tiến tính năng, cơng dụng, mẫu mã hay đổi mới sản phẩm để duy trì và tăng khả năng cạnh tranh.

- Doanh nghiệp phải phân tích, theo dõi thường xuyên sự tiến bộ của kỹ thuật công nghệ vốn liên quan trực tiếp đến sản phẩm cộng với sự thay đổi của nhu cầu thị trường, xu thế tiêu dùng

1.3.3 Môi trường nội tại của doanh nghiệp

Hoạt động Marketing

Để đánh giá hoạt động Marketing trong doanh nghiệp, các vấn đề chính cần tập trung bao gồm việc phân tích và nghiên cứu thị trường, các chính sách marketing của doanh nghiệp với 4 vấn đề: sản phẩm, vấn đề định giá, vấn đề phân phối và các hoạt động xúc tiến thương mại. Thơng qua đó, ta có thể thấy được bức tranh tổng quan về tình hình hoạt động Marketing trong doanh nghiệp cũng như hiệu quả mà chúng đem lại cho doanh nghiệp.

Tài chính, kế tốn

Hoạt động này giúp các nhà quản lý cũng như đối tượng bên ngoài cần quan tâm đến doanh nghiệp biết được tình trạng doanh nghiệp. Do đó, bộ phận này cần phải phản ánh đúng và trung thực thơng tin tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính, bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh cũng phải được tính tốn đầy đủ, chính xác để phục vụ kịp thời cho việc ra quyết định của các đối tượng liên quan.

Hoạt động sản xuất

Đây là hoạt động biến đổi các yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo ra giá trị sử dụng cho khách hàng. Để đảm bảo hoạt

động này vận hành tốt, doanh nghiệp cần kiểm soát được các vấn đề về năng lực sản xuất, thời gian sản xuất và chất lượng sản phẩm tạo ra.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển

Nghiên cứu và phát triển là nhân tố đem lại cho doanh nghiệp một sự phát triển về chất. Hoạt động này không chỉ giúp doanh nghiệp tìm ra những phương pháp sản xuất mới, phát triển sản phẩm mới mà nó cịn giúp doanh nghiệp củng cố vươn lên so với vị trí hiện tại, tạo ra lợi thế cạnh tranh với đối thủ. Ở đây, phương pháp sản xuất mới có thể là những cơng nghệ mới góp phần cải tiến quy trình sản xuất qua đó làm giảm chi phí hay nâng cao chất lượng sản phẩm, còn sản phẩm mới là những sản phẩm được cải tiến từ những sản phẩm trước đó hoặc là những sản phẩm hoàn toàn mới so với sản phẩm hiện tại.

Nguồn nhân lực

Đội ngũ nhân lực là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu cơng việc của doanh nghiệp được đề ra chỉ nhằm mục tiêu giải quyết mong muốn của ban lãnh đạo mà không đếm xỉa tới người lao động thì sẽ nó gây ra tác hại nhất định và ảnh hưởng ngược lại đến hiệu quả công việc.

Vấn đề quan trọng khác và tác động thường xuyên đến đội ngũ nhân viên chính là những chính sách sử dụng, quản lý lao động của doanh n ghiệp. Nó bao gồm các chính sách về tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ và đánh giá thành tích, kiểm sốt nhân viên.

CHƢƠNG II-THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠNG NGHỆ TƢỚI BÌNH MINH

2.1 Giới thiệu về cơng ty Cổ phần Cơng nghệ tƣới Bình Minh

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Cơng ty Cổ phần Công nghệ tưới Bình Minh là đơn vị lớn và lâu đời nhất trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các thiết bị tưới Cảnh quan, tưới Nơng nghiệp và vật tư Nhà kính - Nhà lưới tại Việt Nam kể từ năm 2009. Nhìn lại chặng đường 10 năm kể từ khi được hình thành, cơng ty Bình Minh đã đạt được nhiều cột mốc quan trọng. Đặc biệt là Bình Minh đã xây dựng thành công chiếc cầu nối cung cấp sản phẩm thiết bị nông nghiệp công nghệ chất lượng cao từ Israel, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha ... về Việt Nam. Với hệ thống đại lý cũng như khách hàng trên tồn Quốc, chúng tơi vinh dự về sự phục vụ và luôn luôn cam kết chất lượng trên từng sản phẩm.

Quy mô nhân sự: 50 người

Loại hình cơng ty: Cơng ty cổ phần Vốn điều lệ: 5 tỷ đồng

TẦM NHÌN

Sự tụt hậu trong nơng nghiệp chẳng phải vì ít vốn đầu tư, thiếu vắng nhân tài mà chính là sự thiếu tầm nhìn của một quốc gia nơng nghiệp. Muốn cách tân nơng nghiệp khơng thể nhờ ai đó giúp mình.

CON NGƢỜI

Khơng trân trọng sự đóng góp của nơng nghiệp với xã hội, khiến một quốc gia nơng nghiệp tiềm năng mãi mãi tiềm năng. Khơng có sự tiến bộ nào mà khơng có sự đóng góp to lớn của con người. Có tâm huyết nhưng cần phải thay đổi thái độ của chính mình.

NIỀM TỰ HÀO

Nơng nghiệp loay hoay mãi với con đường tìm đầu ra cho sản phẩm. Nhưng chúng ta quên tìm cách nào để tự hào với sản phẩm của chính mình.

Trách nhiệm với những gì mang lại lợi ích cho chính mình thì có gì là lớn lao. Đáp ứng vừa đủ với cái gọi là quy định thì có gì gọi là vinh quang.

GIÁ TRỊ

Lợi ích vơ hình nào cũng có thể quy đổi sang hữu hình. Nhưng giá trị đóng góp nào có thể khấu hao nhanh? Chi trả nào bằng sự ghi nhận. Đền đáp nào bằng lịng tri ân.

ĐỔI MỚI

Tìm kiếm những giải pháp mới và dám thay đổi là kết tinh của sáng tạo và lòng quả cảm. Vượt trên sự mong đợi của khách hàng là cuộc hành trình khơng mang tính cá nhân.

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh

Cơng ty cổ phần cơng nghệ tưới Bình Minh kinh doanh: -Hệ thống thiết bị tưới

-Thiết bị vật tư nhà kính-nhà lưới -Màng nhà kính Politiv

-Lưới chắn cơn trùng Greenet

-Tư vấn thiết kế hệ thống tưới tự động, tưới cảnh quan, tưới phun sương, tưới phun mưa

Sản phẩm dịch vụ: -Màng nhà kính -Lưới chắn cơn trùng -Vật tư nhà kính, nhà lưới -Các loại vịi phun tưới

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty

Nguồn: “Phịng nhân sự cơng ty cổ ph n cơng nghệ tưới Bình Minh”

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơng ty Bình Minh

Tại cơng ty cổ phần cơng nghệ tưới Bình Minh: Giám đốc là người quyết định các vấn đề liên quan trực tiếp tới việc kinh doanh hàng ngày của công ty, tổ chức, lên kế hoạch thực hiện việc kinh doanh của công ty, là người trực tiếp điều hành các cuộc họp cũng như đưa ra chiến lược phát triển của công ty.

Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị. Kiến nghị các phương án thay đổi cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý công ty

Bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty Quyết định mức lương, phụ cấp với người lao động trong công ty Tuyển dụng lao động

Kiến nghị các phương án xử lý lỗ hoặc trả cổ tức trong kinh doanh

Các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, được ghi rõ trong điều lệ công ty hoặc quyết định của hội đồng quản trị.

Phịng kế tốn Phòng nhân sự Phòng bán hàng Kho bãi GIÁM ĐỐC Kế toán thuế Kế toán nội bộ Thủ quỹ NV kinh doanh Trưởng phòng kinh doanh NV tuyển dụng NV đào tạo Thủ kho NV kho

a) Phịng tài chính - kế tốn

Phịng tài chính – kế tốn có nhiệm vụ hạch tốn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh; chủ trì và phối hợp với các phịng có liên quan để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của cơng ty; thực hiện, tham gia thực hiện và trực tiếp quản lý công tác đầu tư tài chính, cho vay tại đơn vị; tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về việc chỉ đạo thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính – kế tốn; nghiên cứu và đề xuất với Lãnh đạo đơn vị các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh đảm bảo chấp hành tốt đúng chế độ hiện hành và phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh doanh của đơn vị để đạt hiệu quả cao nhất.

Tại công ty cổ phần cơng nghệ tưới Bình Minh, phịng kế tốn thường thực hiện một số công việc sau: lập đơn hàng trên Misa, kiểm tra xuất nhập tồn hàng hóa hàng ngày, lập bảng chấm cơng, kê khai hóa đơn giá trị gia tăng, hạch tốn doanh thu chi phí, kiểm kê quỹ…Do đặc thù cơng ty khơng có bộ phận cố vấn cũng như

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ tưới bình minh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)