Kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh theo Chuẩn mực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư thương mại quốc tế mặt trời đỏ (Trang 26)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2. Nội dung kế tốn tài chính doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh

1.2.1. Kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh theo Chuẩn mực

mực kế toán Việt Nam (VAS)

1.2.1.1. Chuẩn mực số 01 - Chuẩn mực chung

Chuẩn mực chung này được ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính với mục đích quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của BCTC của doanh nghiệp.

Các nguyên tắc cơ bản quy định trong chuẩn mực:

- Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Nguyên tắc cơ sở dồn tích quy định mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế tốn vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu, hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Như vậy, việc ghi nhận doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh của một kỳ kế tốn khơng dựa vào dịng tiền tương ứng thu vào hay chi ra mà dựa vào thời điểm giao dịch phát sinh.

- Nguyên tắc hoạt động liên tục: Theo đoạn 04 chuẩn mực số 01, BCTC

phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp khơng có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mơ hoạt động của mình. Trường hợp thực tế

khác với giả định liên tục thì BCTC phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập BCTC.

- Nguyên tắc giá gốc: Theo đoạn 05 chuẩn mực số 01, tài sản phải được

ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản khơng được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

- Nguyên tắc phù hợp: Theo nguyên tắc này, khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của kỳ trước hoặc phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

- Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế tốn doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế tốn năm. Các số liệu kế tốn, đặc biệt là những thơng tin về kết quả kinh doanh là cơ sở quan trọng để các đối tượng sử dụng thơng tin nhận thức đúng về tình hình tài chính làm cơ sở để ra các quyết định kinh doanh. Do đó những thơng tin này phải mang tính ổn định và có thể so sánh được giữa các kỳ với nhau. Nguyên tắc nhất quán sẽ đảm bảo cho thơng tin kế tốn có được tính chất trên.

- Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế tốn trong điều kiện khơng chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

+ Phải lập dự phịng nhưng khơng lập q lớn;

+ Khơng đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và khoản thu nhập; + Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; + Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, cịn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

- Trọng yếu: Theo đoạn 09 chuẩn mực số 01, thông tin được coi là trọng

yếu trong trường hợp nếu thiếu thơng tin hoặc thiếu chính xác của thơng tin đó có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thơng tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.

1.2.1.2. Chuẩn mực số 02 - Hàng tồn kho

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế tốn hàng tồn kho vào chi phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế tốn và lập báo cáo tài chính, cụ thể:

- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

- Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không hỗn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong q trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.

- Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất như: chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa ngun vật liệu thành sản phẩm hồn chỉnh.

- Giá trị thuần có thể thực hiện được: Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ kho hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm hoặc chi phí hồn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng. Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính.

- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Cuối kỳ kế tốn năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.

- Ghi nhận chi phí: Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận. Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế tốn năm nay lớn hơn khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phí sản xuất chung khơng phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế tốn năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hồn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh. Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí

trong kỳ phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Trường hợp một số loại hàng tồn kho được sử dụng để sản xuất ra tài sản cố định hoặc sử dụng như nhà xưởng, máy móc, thiết bị tự sản xuất thì giá gốc hàng tồn kho này được hạch toán vào giá trị tài sản cố định.

1.2.1.3. Chuẩn mực số 03 - Tài sản cố định hữu hình

- Chuẩn mực này áp dụng cho kế tốn TSCĐ hữu hình, trừ khi có chuẩn mực kế tốn khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán khác cho TSCĐ hữu hình.

- Về nội dung chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình:

Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình được xác định theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại. Trường hợp TSCĐ hữu hình được đánh giá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại phải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại. Chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ hữu hình được xử lý và kế toán theo quy định của Nhà nước.

Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác, như: Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành ngun giá TSCĐ vơ hình (theo quy định của chuẩn mực TSCĐ vơ hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho q trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác.

- Có ba phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, gồm: + Phương pháp khấu hao đường thẳng;

+ Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.

Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra. Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định để áp dụng cho từng TSCĐ hữu hình phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó.

Doanh nghiệp khơng được tiếp tục tính khấu hao đối với những TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

1.2.1.4. Chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thu nhập khác

Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng: Theo đoạn 10 chuẩn mực số 14,

doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau:

+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

+ Doanh nghiệp khơng cịn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm sốt hàng hóa;

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Đối với doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia: Theo đoạn 24 của chuẩn mực số 14, doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia của doanh nghiệp phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ các giao dịch đó; - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

Đối với doanh thu khác: Theo đoạn 30 chuẩn mực 14, doanh thu khác bao gồm:

- Thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; - Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; - Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;

- Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước; - Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập;

- Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại và các khoản thu khác.

1.2.1.5. Chuẩn mực số 16 - Chi phí đi vay

- Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế tốn đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; vốn hố chi phí đi vay khi các chi phí này liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

Chi phí đi vay: Là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp.

- Chi phí đi vay bao gồm:

(a) Lãi tiền vay ngắn hạn, lãi tiền vay dài hạn, kể cả lãi tiền vay trên các khoản thấu chi;

(b) Phần phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội phát sinh liên quan đến những khoản vay do phát hành trái phiếu;

(c) Phần phân bổ các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay;

(d) Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính. - Ghi nhận chi phí đi vay

Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định tại đoạn 07.

Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hố) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực này.

Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí đi vay được vốn hố khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy.

1.2.1.6. Chuẩn mực kế toán số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp là cơ sở để các doanh nghiệp hiểu và ứng xử phù hợp nhất đối với các chênh lệch phát sinh giữa số liệu ghi nhận theo chính sách kế tốn do doanh nghiệp lựa chọn và số liệu theo quy định của các chính sách thuế hiện hành. Sự khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế toán tạo ra một kỳ kế toán nhất định, dẫn tới chênh lệch giữa số thuế thu nhập phải nộp trong kỳ với chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp theo chế dộ kế toán áp dụng. Cụ thể:

Chênh lệch tạm thời: là khoản chênh lệch giữa giá trị sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế tốn và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này. Chênh lệch tạm thời có thể là:

- Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế TNDN: là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay thanh toán;

- Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.

1.2.2. Kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh theo quy định

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư thương mại quốc tế mặt trời đỏ (Trang 26)