CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
2.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NỒNG ĐỘ MB VÀ MO
2.6.1. Xác định nồng độ MB và MO bằng phương pháp đo quang phổ UV-Vis phổ UV-Vis
Trong luận văn này, máy đo quang phổ UV – Vis Shimadzu UV – 1800 đã được sử dụng để đo nồng độ MB và MO còn lại trong các mẫu nước sau thời gian phản ứng cụ thể. Để nghiên cứu loại bỏ xanh metylen, các mẫu được đo độ hấp thụ ở bước sóng cực đại max = 664 nm. Đường chuẩn cho MB được lập với 7 nồng độ chuẩn khác nhau, từ 0 mg/L đến 12 mg/L. Để nghiên cứu loại bỏ metyl da cam, vì màu sắc của dung dịch phụ thuộc vào pH, độ hấp thụ của dung dịch MO được đo ở max = 507 nm đối với pH = 2 và ở max = 464 nm đối với cả pH = 12 và giá trị pH tự nhiên của dung dịch.
Hiệu suất loại bỏ H (%) có thể được tính tốn dựa trên nồng độ th́c nhuộm:
(2.6)
trong đó C0 và Ct lần lượt là nồng độ thuốc nhuộm tại thời điểm ban đầu và tại thời điểm t.
Theo định luật Lamber Beer: Abs = εbC, nồng độ thuốc nhuộm C tỷ lệ thuận với độ hấp thụ như hệ số suy giảm mol ε và chiều dài đường dẫn b (kích thước của cuvet) khơng đổi. Do đó, hiệu suất loại bỏ H (%) có thể được tính tốn dựa trên độ hấp thụ của dung dịch:
(2.7)
Trong đó Abs0 và Abst lần lượt là độ hấp thụ đo được tại thời điểm ban đầu và tại thời điểm t.
2.6.2. Xác định pH (TCVN 6492:2011, ISO 10523:2008)
Phép đo giá trị pH của nước rất quan trọng đối với nhiều loại mẫu. Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng carbonat, v.vv…), ảnh hưởng tới các quá trình sinh học
trong nước. Đặc biệt, đối với các loại th́c nhuộm cation và anion, đặc tính hóa học của chúng phụ thuộc rất nhiều vào pH của môi trường. Trong luận văn này, máy đo đa chỉ tiêu cầm tay Hana instrument HI98197 được sử dụng để xác định giá trị pH trong mẫu nghiên cứu.