3.1.4. Kết quả phân tích phổ nhiễu xạ tia X (XRD)
Giản đồ nhiễu xạ tia X của than sinh học chế tạo từ xơ dừa và vỏ trấu được trình bày trong hình 3.4. Hai dãy pic rộng tại 2θ = 22,5o và 2θ = 43o cho thấy hai loại vật liệu than sinh học là dạng carbon vô định hình do khơng có bất kỳ đỉnh pic nào thể hiện sự hình thành của pha tinh thể. Ngồi ra, hai dãy pic cho thấy sự hiện diện cấu trúc của graphene trong cả hai mẫu than sinh học này. Sự hình thành của cấu trúc graphene có thể xảy ra trong quá trình nhiệt phân các vật liệu có nguồn gớc từ phụ phẩm nông nghiệp. Kết quả này tương tự với các nghiên cứu nhiễu xạ mẫu than sinh học bởi Zhang et al 2018 [51] và Saikia et al 2007 [52]. Ngoài ra, trong cả hai phổ nhiễu xạ, các cấu trúc tinh thể khác khơng được tìm thấy, điều này chứng tỏ, khơng có tinh thể của các tinh thể kim loại khác trong cả hai loại than sinh học chế tạo từ phụ phẩm nông nghiệp. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy tinh thể của silica có trong vỏ trấu có thể hình thành tinh thể khi nhiệt độ đạt từ 800oC.
3.1.5. Kết quả phân tích quang phổ Raman
Trong khoa học vật liệu, quang phổ Raman giúp xác định cấu trúc vật liệu, xác định thành phần cấu tạo trong hỗn hợp rắn. Do đó, trong luận văn này, cấu trúc của than sinh học được xác định dựa trên các kết quả phân tích của cả phổ nhiễu xạ tia X (Hình 3.4) và phổ Raman (Hình 3.5)