Đánh giá chung về chất lượng nhân lực của Khách sạn Mường Thanh Grand

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chất lượng nhân lực của khách sạn mường thanh grand xa la (Trang 67 - 71)

1.4.2 .Kinh nghiệm của Khách sạn Vinpearl Luxury Đà Nẵng

2.3. Đánh giá chung về chất lượng nhân lực của Khách sạn Mường Thanh Grand

2.3.1 Những kết quả đạt được

- Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La đã xây dựng được bản mơ tả cơng việc cho từng vị trí. Người lao động được bố trí làm việc tại những bộ phận phù hợp với trình độ và chun mơn nghiệp vụ của họ. Số lượng người lao động tại mỗi bộ phận phù hợp với khối lượng cơng việc của các bộ phận đó, việc phân chia ca trực và nhiệm vụ cũng tương đối công bằng, ban lãnh đạo đến nay chưa nhận được khiếu nại hay phàn nàn gì từ phía người lao động.

- Về tuyển dụng, bộ phận nhân sự của khách sạn tiến hành tuyển dụng theo yêu cầu từ các bộ phận và kế hoạch nhân lực theo năm của khách sạn. Hiện khách

sạn có 2 nguồn tuyển dụng chính: Nguồn bên trong và nguồn bên ngoài. Nguồn bên trong là sự điều chuyển CBNV từ các khách sạn thành viên khác của Tập đoàn về làm việc tại khách sạn Mường Thanh Grand Xa La hoặc nhân viên tại các bộ phận trong khách sạn có nhu cầu chuyển đổi vị trí. Nguồn bên ngồi đến từ việc đăng tuyển trên website tuyển dụng chung của Tập đoàn Mường Thanh và qua sự giới thiệu của các CBNV đang làm việc tại khách sạn. Điều này tuy góp phần làm giảm chi phí cho hoạt động tuyển dụng của khách sạn, tuy nhiên chất lượng nhân viên đầu vào lại không được đảm bảo.

- Công tác đào tạo của khách sạn hiện nay chủ yếu là hình thức đào tạo tại chỗ. Hình thức này giúp CBNV có cơ hội thực hành người thật việc thật ngay trong quá trình đào tạo, tuy nhiên vì chưa thành thạo nên đơi khi xảy ra sai sót, dẫn đến làm ảnh hưởng chất lượng phục vụ khách hàng của khách sạn. Bên cạnh đó, Mường Thanh Grand Xa La cũng khuyến khích CBNV tự nâng cao kiến thức chuyên môn, kĩ năng tay nghề, ngoại ngữ và thái độ phục vụ, tuy nhiên không phải CBNV nào cũng có ý thức tự giác nâng cao trình độ của mình. Ngồi ra, khách sạn cũng thường xuyên gửi các CBNV của mình tham gia tập huấn tại các chương trình đào tạo chung của Tập đoàn cũng như đi học hỏi mơ hình hoạt động, cách thức vận hành của các khách sạn thành viên khác.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

- Chi phí cho hoạt động tuyển dụng của khách sạn còn hạn chế nên chất lượng nhân viên đầu vào chưa cao là do việc tuyển dụng qua hai nguồn bên trong và bên ngoài. Nguồn bên trong là tiếp nhận sự điều chuyển nhân sự trừ các khách sạn khác trong tập đồn khi có nhu cầu chuyển đổi vị trí. Nguồn bên ngồi là đến từ việc đăng tuyển trên website tuyển dụng chung của Tập đoàn Mường Thanh và qua sự giới thiệu của các CBNV đang làm việc tại khách sạn.

- Hình thức đào tạo chủ yếu là tại chỗ nên một số nhân viên mới vì chưa thành thạo đơi khi vẫn cịn xảy ra sai sót, dẫn đến làm ảnh hưởng chất lượng phục vụ khách hàng của khách sạn.

- Việc khuyến khích nhân viên tự học hỏi để nâng cao tay nghề cũng không đạt hiệu quả cao vì ý thức học tập của mỗi người khác nhau.

- Quan hệ cấp trên, cấp dưới thực sự chưa chuyên nghiệp, chế độ đãi ngộ chưa thực sự hấp dẫn, dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc khơng thấp, ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực.

Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La hiện có 109 CBNV, phục vụ 149 phịng khách với cơng suất sử dụng phịng xấp xỉ 70%, trung bình 1 phịng khách sẽ có 1,36 nhân viên phục vụ. Khách sạn đã dựa vào kế hoạch kinh doanh và dự định phát triển trong năm để đưa ra định biên nhân sự. Tuy nhiên, để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh bằng hình thức đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ, Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La nên cân nhắc việc tuyển dụng thêm nhân sự có chun mơn, kinh nghiệm về các dịch vụ bổ sung.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC CỦA KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH GRAND XA LA 3.1. Định hướng phát triển của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh và Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La

Với mục tiêu trở thành chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất về số lượng khách sạn và được khách hàng yêu thích nhất Đông Dương đến năm 2020, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh định hướng phát triển về Chất, đảm bảo về Lượng.

Trên cơ sở nhận thức được vai trò quan trọng của khung năng lực, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh định hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dựa trên khung năng lực. Vì khung năng lực là cơ sở để tuyển dụng, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả làm việc, cơ sở để xác định lỗ hổng năng lực, cơ sở để lập chương trình đào tạo và phát triển, cơ sở để xây dựng cơ chế lương và phúc lợi, cũng là cơ sở để hoạch định kế nhiệm và quản lý sự thay đổi.

Đến cuối năm 2020, trên 60% cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao trong Tập đoàn đáp ứng được khung năng lực theo tiêu chuẩn nghề quốc gia Việt Nam.

Cùng với định hướng của Tập đoàn khách sạn Mường Thanh là phát triển về chất, đảm bảo về lượng thì Khách Sạn Mường Thanh Xa La cịn có những định hướng riêng để phù hợp với vị trí và điều kiện của Khách Sạn. Tập đồn Mường Thanh nói chung và Khách sạn Mường Thanh xa la nói riêng rất chú trọng tới yếu tố con người nên xác định rõ phương hướng phát triển nhân lực:

Thứ nhất, cần nhất quán, nhận thức được vai trò con người, coi trọng nhân tố

con người, để từ đó có các chính sách, biện pháp cụ thể và phù hợp với việc đầu tư phát triển con người cũng như quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người. Có thể nói nguồn lực con người đối với bất cứ tổ chức nào cũng là một tài sản vô cùng quý báu cho nên nếu biết tạo lập và sử dụng tốt thì đó là một lợi thế vô cùng to lớn của tổ chức đó. Hơn nữa trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng cao như hiện nay thì việc sử dụng nguồn lực con người có trình độ cao để làm việc cho tổ chức là một điều tất yếu và cần thiết.

Thứ hai, cần xây dựng một chiến lược phát triển nhân lực phù hợp đúng đắn

trong tương lai, đáp ứng sự thay đổi hội nhập. Xây dựng được một đội ngũ nhân sự chuẩn , trước hết là đội ngũ lãnh đạo quản lý vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, bản lĩnh vững vàng, ln nhạy bén sáng tạo, tích cực đào tạo và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để giúp Tập đồn Khách sạn Mường thanh nói chung và Khách sạn Mường thanh xa la nói riêng ngày càng phát triển mạnh.

Thứ ba, có cơ chế phát hiện, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng phát triển, duy trì

được một đội ngũ nhân sự đủ về số lượng, mạnh về chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển nhất là phát triển của từng thời kỳ. Cần chú trọng trong công tác đào tạo, đào tạo lại, phát triển đội ngũ nhân viên giỏi, Bộ máy lãnh đạo chủ chốt hoàn thiện về năng lực trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức phù hợp với bối cảnh. Có chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút, giữ chân nhân tài. Làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch nhân sự để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhân sự trong tập đoàn và khách sạn làm tiền đề cho việc chọn lựa và sử dụng những nhân viên giỏi. Nêu cao công tác tự đánh giá bản thân, kịp thời có các biện pháp nhắc nhở hoặc thay thế các nhân viên yếu ké về năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất. Liên tục đổi mới, cập nhật và phát hiện các chương trình đào tạo mới cho nhân viên của Khách sạn để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và việc phát triển chung của Tập đoàn khách sạn Mường Thanh.

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chất lượng nhân lực của khách sạn mường thanh grand xa la (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)