3. Phân tích hiệu suất công ty 1.Phân tích thu nhập
3.2.4. ROE (phân tích Dupont)
2008 2009 2010 2011 2012 Nhóm ngành ROE 28% 42% 50% 41% 42% -51,45%
Khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của công ty cao hơn rất nhiều so với bình quân ngành. Trong tình hình kinh tế ngày càng khó khăn dẫn đến nhiều công ty trong ngành bị thua lỗ, mặc dù cũng công ty cũng chịu tác động không nhỏ từ tình hình
bất ổn của kinh tế nhưng Vinamilk vẫn đạt được mức lợi nhuận ấn tượng thông qua việc kiểm soát tốt các chi phí đã góp phần làm ROE tăng lên mức rất cao. Dẫn đến việc tạo ra nhiều thu nhập hơn cho các cổ đông của công ty so với các cổ đông khác trong cùng ngành.
Phân tích ROE theo phương trình Doupont:
Năm ROE ROA Hệ số đòn bẩy
Lợi nhuận ròng biên Vòng quay tài sản 2008 28% 15,2% 1,44 1,25 2009 42% 22,4% 1,47 1,28 2010 50% 23,0% 1,64 1,35 2011 41% 19,5% 1,64 1,25 2012 42% 21,9% 1,51 1,27
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy để tăng tính hiệu quả của ROE, công ty tập trung vào việc tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu (Vòng quay tài sản) và lợi nhuận ròng biên. Đồng thời duy trì việc sử dụng hệ số đòn bẩy ở mức an toàn (từ 1,25 đến 1,35) và hầu như rất ít sử dụng vốn vay.
Trong năm 2012, vòng quay tải sản giảm mạnh từ 1,64 xuống 1,51, đồng thời hệ số đòn bẫy tăng từ 1,25 lên 1,27. Nhưng nhờ việc kiểm soát các chi phí nên lợi nhuận ròng biên tăng từ 19,5% lên 21,9% và việc đó đã giúp giữ được ROE tăng nhẹ từ 41% lên 42%
Vì vậy, để giữ được đà tăng ROE, công ty Vinamilk cần tiếp tục kiểm soát tốt chi phí nhằm tăng lợi nhuận ròng biên, đồng thời cần khai thác hiệu quả hơn tài sản hiện có (tăng vòng quay tài sản lên). Ngoài ra, với ROA đang đang ở mức cao (33%) công ty Vinamilk có thể nghĩ đến giải pháp vay thêm nợ để gia tăng đòn bẩy tài chính nhằm giảm nhẹ gánh nặng thuế đồng thời tăng ROE cho công ty.