0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK (Trang 33 -35 )

3. Phân tích hiệu suất công ty 1.Phân tích thu nhập

3.1.2. Phân tích chi phí

Đơn vị tính: %

Phân tích khối Phân tích chỉ số

2008 2009 2010 2011 2012 2008 2009 2010 2011 2012Doanh Doanh thu thuần 100 100 100 100 100 100 129,3 191,9 263,5 323,6 GVHB 66,2 61,3 65,3 67,6 63,8 100 119,7 189,4 269,2 312,0 CP bán hàng 12,8 11,7 9,1 8,4 8.8 100 118,4 136,7 172,2 222,9 Chi phí QLDN 3,6 2,8 2,5 2,1 2,0 100 98,4 130,3 154,3 176,4 Khấu hao 0,2 2,2 1,8 0,2 2,0 100 1311,9 1626,0 232,4 3000,9 CP tài 2,4 1,7 1,0 0,1 0,2 100 93,5 77,5 12,5 25,9

Trong giai đoạn từ năm 2008-2012:

 Cơ cấu của chi phí:

Giá vốn hàng bán có xu hướng biến động qua các năm, cụ thể GVHB chiếm 66,2% doanh thu ở năm 2008 giảm xuống còn 61,3% doanh thu ở năm 2009, và đến năm 2011 thì tăng lên tới 67,6% doanh thu, năm 2012 giảm xuống lại còn 63,8% doanh thu. Mặc dù Vinamilk đã có chính sách nhằm giảm giá vốn hàng bán nhưng do với mặt hàng sữa bột chiếm 75% chi phí nguyên vật liệu lại nhập khẩu hoàn toàn, nên bị ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá. Chi phí bán hàng và quản lý có xu hướng giảm lần lượt từ 12,8% doanh thu xuống còn 8,8% doanh thu, và 3,6% xuống còn 2,0% doanh thu, nhờ vào việc Vinamilk đã áp dụng mô hình quản lý hiện đại. Đặc biệt, trong năm 2010, VNM đã thiết lập mô hình quản trị rủi ro cùng với sự tư vấn của Ernst&Young nhằm quản lý và giảm chi phí một cách hiệu quả.

Ta thấy công ty cần và đang kiểm soát rất tốt các thành phần then chốt: giá vốn hàng bán (chiếm 63,8%), chi phí bán hàng (chiếm 8,8%), chi phí quản lí doanh nghiệp (chiếm 2%). Tuy nhiên công ty vẫn chưa sử dụng lãi vay để giảm gánh nặng về thuế TNDN, hiện tại CP tài chính chỉ chiếm 0,2% doanh số và có xu hướng giảm dần qua các năm.

 Tỷ lệ tăng trưởng:

Các loại chi phí có xu hướng tăng lên qua các năm. Đặc biệt là chi phí bán hàng, do đặc thù kinh doanh, ngành hàng tiêu dùng luôn phải duy trì quảng cáo thường xuyên để người tiêu dùng luôn nhận biết đến thương hiệu của mình. Vì thế Vinamilk cũng là những doanh nghiệp chi mạnh nhất cho công tác quảng cáo, tiếp thị. Vinamilk trong những năm qua cũng đã chi mạnh cho công tác bán hàng. Tuy nhiên, cách thức chi cho hoạt động này dường như đang có sự thay đổi Trong năm 2011, chi phí quảng cáo của Vinamilk bất ngờ giảm xuống còn 400 tỷ đồng so với mức 485 tỷ đồng của năm trước đó. Từ năm 2008 đến nay, tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu thuần của Vinamilk vẫn có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng đây là lần

đều tiên số tuyệt đối giảm. Đến năm 2012 chi phí quảng cáo tăng lên lại thành 587 tỷ đồng không những thế công ty còn tăng mạnh thêm một số chi phí bán hàng khác như tăng chi khuyến mãi từ lên 636 tỷ đồng; chi hoa hồng và hỗ trợ nhà phân phối lên 405 tỷ đồng. Như vậy tổng 2 chi phí này hơn gấp đôi chi quảng cáo. Điều này cho thấy công ty đang đẩy mạnh việc khuyến mãi hơn là chi cho quảng cáo. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm của Vinamilk đều cao hơn nhiều so với tốc độ gia tăng của chi phí bán hàng. Chính vì vậy mà tỷ lệ chi phí so với doanh thu ngày càng giảm.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK (Trang 33 -35 )

×