3.1. Các thông số khả năng sinh lợi
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thị trường. Nhưng chỉ thông qua số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong kỳ cao hay thấp để đánh giá chất lượng hoạt động là tốt hay xấu thì có thể đưa chúng ta tới những kết luận sai lầm. Bởi số lợi nhuận này không tương xứng với lượng chi phí bỏ ra, với khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà phân tích thường bổ sung thêm những chỉ tiêu tương đối bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu đạt được trong kỳ với tổng số vốn mà doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh. Phân tích mức độ sinh lời của hoạt động kinh doanh được thực hiện thông qua tính toán và phân tích các chỉ số sau:
Khả năng sinh lợi trên doanh số:
Lợi nhuận gộp biên:
Là tỷ số đo lường hiệu quả trong hoạt động sản xuất và Marketing.
Một công ty có thông số này cao chứng tỏ họ có nhiều nổ lực trong việc cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và lao động.
Là công cụ đo lường khả năng sinh lợi trên doanh số sau khi trừ đi các chi phí và thuế TNDN
Việc so sánh thông số này cho thấy hiệu suất và độ hấp dẫn của công ty này so với công ty khác.
Nếu lợi nhuận gộp biên không thay đổi qua nhiều năm nhưng lợi nhuận ròng biên giảm trong cùng thời kỳ đó thì chứng tỏ chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng tăng tương đối cao so với doanh số hoặc là do tiền lãi tăng lên. Mặt khác, nếu lợi nhuận gộp biên giảm, chứng tỏ rằng chi phí sản xuất tăng lên so với doanh số và điều này xảy ra là do giá bán thấp hơn hoặc là do hiệu quả hoạt động sản xuất giảm đi.
Khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư:
Vòng quay tài sản: Là tỷ số đo lường tốc độ chuyển hóa của tổng tài sản để tạo ra doanh thu. Hay nói cách khác một đồng vốn bỏ ra tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Thông số vòng quay tài sản cho biết hiệu quả tương đối của công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu
Vòng quay tài sản cố định: Hiệu quả của công ty trong việc sử dụng các tài sản cố định để tạo ra daonh thu như thế nào
Thông số này chỉ sử dụng để so sánh trong nội bộ công ty không được sử dụng để so sánh giữa công ty này với công ty khác.
Thu nhập trên tổng tài sản: Là tỷ số đo lường giữa lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của doanh nghiệp, hay đo lường hiệu quả hiệu quả sử dụng và quản lý tài sản. Một đồng vốn bỏ ra thu bao nhiêu lãi cho cổ đông.
Mục tiêu của nhà đầu tư là với một đồng vốn bỏ ra thì lãi trước thuế kỳ hiện tại và tương lai phải nhiều hơn các kỳ trước đó, suất sinh lợi tăng qua các kỳ càng tốt.
Thu nhập trên vốn chủ: là tỷ số cho biết hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho các cổ đông của họ, đây là thông số quan trọng nhất đối với các cổ đông nắm giữ cổ phiểu, nó cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của họ trong công ty.
Mục tiêu của nhà đầu tư với đồng vốn bỏ ra thì lãi kỳ hiện tại và tương lai phải nhiều hơn các kỳ trước đó, ROE càng tăng càng tốt.
Nhưng ROE cao có thể là do một trong hai yếu tố: ROE công ty cao hoặc là do công ty sử dụng đòn bẩy tài chính cao
III.2. Nhóm thông số nợ và khả năng trang trải
Các thông số nợ phản ánh mức độ vay nợ hay là tính ưu tiên đối với việc khai thác nợ vay để tài trợ cho các tài sản của công ty
Thông số nợ trên vốn chủ: Thông số này được dùng để đánh giá mức độ sử dụng vốn vay của công ty
Thông số nợ trên tài sản:
Thông số này cho biết tổng tài sản đã được tài trợ bằng vốn vay như thế nào hay là bao nhiêu % tài sản được tài trợ bằng nợ
Số lần đảm bảo lãi vay: tỷ lệ này dùng để phản ánh khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp từ lợi nhuận hoạt động
Thông số này càng cao thì khả năng trang trải các khoản nợ tiền lãi càng cao.
III.3. Thông số về khả năng thanh toán
Nhóm thông số này đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng các tài sản mà nó có khả năng nhanh chuyển hóa thành tiền để đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn
Khả năng thanh toán hiện thời
Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.
Hàng tồn kho là loại hàng có tính khả nhượng kém nhất trong TSNH do vậy nếu trong TSNH có hàng tồn kho cao thì khả năng thanh toán hiện thời không phản ánh được khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán nhanh
Vòng quay phải thu khách hàng
Thông số này cung cấp nguồn thông tin nội bộ về chất lượng phải thu khách hàng và mức độ hiệu quả của công ty trong hoạt động thu nợ
Kỳ thu tiền bình quân:
Là khoảng thời gian bình quân mà phải thu khách hàng của công ty có thể chuyển hóa thành tiền
Vòng quay tồn kho
Thông số này cho biết hàng tồn kho quay bao nhiêu vòng để chuyển hóa thành phải thu khách hàng thông qua hoạt động bán hàng trong năm
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng
tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng
Thông thường, vòng quay tồn kho càng nhanh, hoạt động quản trị hàng tồn kho của công ty càng hiệu quả, hàng tồn kho càng mới và khả nhượng
Tuy nhiên nếu vòng quay quá cao sẽ dẫn đến dấu hiệu của việc duy trì quá ít hàng tồn kho và do đó có thể xảy ra tình trạng cạn dự trữ.
IV. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY
1. Khái niệm
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo một hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục đích theo đuổi.