MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạnh phú Bến tre (Trang 65 - 69)

CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

5.2.1. Giải pháp tăng doanh thu.

Qua phân tích tình hình thu nhập của Ngân hàng, ta thấy nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là thu từ hoạt động tín dụng, thế nhưng nguồn thu này lại giảm ở những năm sau. Trong đó, giảm chủ yếu là khoản thu lãi cho vay, vì khoản này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu tín dụng. Do đó, để tăng nguồn thu của Ngân hàng cần phải có những giải pháp tăng khoản thu này ở những năm tới. Muốn vậy, Ngân hàng nên mở rộng tín dụng trên cơ sở đảm bảo chất lượng an tồn hiệu quả, bền vững, khơng để phát sinh các khoản nợ xấu khó địi. Để thực hiện được điều này Ngân hàng cần phải:

-Mở rộng các hình thức cho vay như hình thức tín chấp đối với cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên vượt khó học tập .... sử dụng cho mục đích mua sắm, tiêu dùng, du học bằng cách kết hợp với các tổ chức cơng đồn, đồn thanh niên thành lập các quỹ hổ trợ vốn. Bên cạnh đó, cần đa dạng hố các hình thức đảm bảo tính dụng để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Vì khi khách hàng cần vay vốn lớn nhưng tài sản thế chấp, cầm cố không đủ đảm bảo món nợ vay đó sẽ là trở ngại lớn cho cả 2 phía.

-Cần tập trung hơn nữa vào việc cho vay khách hàng là hộ kinh doanh, cá nhân,

vì khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là nhóm đối tượng này- họ là những người chủ yếu sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Mặt khác, cần mở rộng khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế, lựa chọn kỹ khách hàng trên cơ sở phân tích tình hình kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro.

-Ngân hàng nên bố trí cán bộ tín dụng có đủ năng lực, nhiệt tình, trung thực để giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân, tiếp cận

với những khách hàng tiềm năng, kể cả những khách hàng đã vay của Ngân hàng khác để lơi kéo họ về với Ngân hàng mình.

- Ngân hàng cần duy trì, mở rộng quy mơ và thị phần hoạt động của mình, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của khách hàng.

-Bên cạnh mở rộng tín dụng cho vay, Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng để đôn đốc họ trả nợ gốc và lãi đúng định kỳ hoặc kịp thời thu hồi nợ khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Đồng thời, Ngân hàng cần phải có đủ nguồn vốn để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng khi họ có nhu cầu, vì khi chính sách mở rộng được áp dụng thì nhu cầu về vốn rất cần thiết.

Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng tập trung vào thu từ hoạt động tín dụng cho nên ngồi việc nâng cao nguồn thu từ hoạt động này Ngân hàng cần phải chú ý tập trung giữ vững và tăng thu vào các nguồn thu khác và phải có những giải pháp cụ thể:

-Ngân hàng phải đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của mình bên cạnh hoạt động kinh doanh truyền thống như: Hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán, nghiệp vụ bảo lãnh, dịch vụ Ngân quỹ,….Để từ đó Ngân hàng có thể tăng thêm các khoản thu ngồi các khoản thu chính của mình.

-Đa dạng hố các loại hình dịch vụ để tăng thu nhập. Trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay các Ngân hàng không ngừng mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình sang lĩnh vực dịch vụ, vì đây là những hoạt động khơng những đem lại thu nhập cho Ngân hàng mà còn chứa đựng rất ít rủi ro và chi phí thấp. -Việc kinh doanh ngoại hối cần phải được nâng cao, phải có người am hiểu về lĩnh vực này đảm nhiệm và theo dõi thường xuyên những biến động về thị trườngngoại hối.

Tuy nhiên, bên cạnh việc đưa ra những chính sách nhằm tăng doanh thu của Ngân hàng ta cần phải có những biện pháp hợp lý trong việc giảm chi phí của Ngân hàng, có như thế Ngân hàng ngày càng hoạt động hiệu quả, bởi lợi nhuận Ngân hàng phụ thuộc hai yếu tố chính là doanh thu và chi phí. Do đó, Ngân hàng cần phải có những giải pháp nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất. Qua q trình phân tích ta thấy chi phí chủ yếu của Ngân hàng là chi hoạt động tín dụng và ngồi tín dụng. Trong khi đó, khoản chi ngồi tín dụng gia tăng rất nhanh, vì thế ta cần có những giải pháp để nhằm giảm khoản chi này bên cạnh giữ vững các khoản chi đã hợp lý như sau:

-Chi hoạt động tín dụng:

+Cần hạn chế việc sử dụng vốn điều chuyển từ chi nhánh cấp trên mà Ngân hàng nên chủ động tự huy động nguồn vốn của mình để cho vay.

+Thực hiện giảm chi phí huy động, huy động nguồn vốn bằng nhiều hình thức như: Huy động qua thẻ ATM, huy động qua tiền gửi thanh toán,…đây là những khoản vốn huy động với lãi suất khá thấp. Tuy nhiên, Ngân hàng cần thận trọng trong việc huy động nguồn này và phải có dự trữ những khoản tiền để thanh tốn hoặc tài sản thanh khoản cao vì đây là những khoản tiền gửi khơng kỳ hạn nên khách hàng có thể rút vốn bất cứ khi nào.

-Chi ngồi hoạt động tín dụng:

+Chiếm tỷ trọng lớn là chi dự phịng nợ phải thu khó địi và bảo hiểm TGKH. Vì các khoản dự trữ này có thể thu hồi ở những năm sau, do đó ta phải hạn chế khoản chi này bằng cách khơng nên dự phịng q nhiều tiền mặt tại quỹ, vì đây khơng những là chi phí mà cịn là tài sản khơng sinh lời, Ngân hàng cần dự phòng một khoản tiền phù hợp với nguồn vốn mà Ngân hàng đã huy động và các khoản nợ phải thu, bên cạnh Ngân hàng nên dự trữ bằng những tài sản khác mà bản thân chúng có độ thanh khoản cao như: Nắm giữ các giấy tờ có giá của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương và TCTD khác; tiền gửi tại các TCTD, các khoản đầu tư,…

+ Về khoản vật chất như nhà cửa, trang thiết bị máy móc cần phải được bảo quản, chăm sóc cẩn thận tránh những hư hỏng đáng tiếc làm tăng chi phí sửa chữa, khấu hao tài sản cố định. Dù là một phần khơng lớn nhưng cũng góp phần làm giảm chi phí hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng.

+ Về khoản tiền lương cơng nhân viên ở đây khơng có nghĩa là giảm lương mà cần bố trí nhân sự hợp lý phù hợp với năng lực của từng người. Như vậy về khoản chi phí này, nếu muốn giảm được một phần thì trách nhiệm thuộc về các nhà lãnh đạo, họ phải hết sức khéo léo và nhạy bén trong việc bố trí đúng người, đúng việc và cả trong việc tiếp cận khoa học cơng nghệ.

+Thực hiện các chính sách tiết kiệm trong việc sử dụng tài sản của cơ quan như: Giấy, mực in, điện, điện thoại, văn phòng phẩm,…. Bên cạnh, cần phải chi tiêu hợp lý cho các khoản hội nghị, hội thảo cũng như các buổi liên hoan của Ngân hàng. Từ đó góp phần giảm chi phí quản lý của Ngân hàng. Muốn làm được điều này đòi hỏi bản thân mỗi thành viên của Ngân hàng phải có ý thức tự giác tiết kiệm trong khi sử dụng tài sản công.

+Tăng cường các dịch vụ để tăng thu nhập cũng góp phần giảm chi phí của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạnh phú Bến tre (Trang 65 - 69)