:TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN CHI NGỒI TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạnh phú Bến tre (Trang 56 - 58)

Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Chi HDDV 766,05 13,65 872,17 5,74 837,58 3,82

Chi nộp thuế, phí, lệ phí 12,34 0,22 12,75 0,08 42,22 0,19 Chi cho nhân viên 1.528,03 27,23 1.831,19 12,05 2.748,39 12,53

Chi quản lý 543.12 9,68 919,48 6,05 946,23 4,31

Chi về tài sản 1.111,62 19,81 1.175,92 7,74 928,94 4,24 Chi dự phòng, bảo hiểm TGKH 1.650,99 29,42 10.381,11 68,32 16.401,8 74,78 Chi về hoạt động kinh doanh 0,00 2,12 0,01 29,58 0,13

Tổng chi ngồi tín dụng 5.612,15 100,00 15.194,74 100,00 21.934,74 100,00

Nguồn: Báo cáo thu nhập, chi phí , lợi nhuận năm 2005-2007

Qua bảng trên ta nhận thấy: Hầu như các khoản chi đều có tỷ trọng giảm. Chẳng hạn:

-Chi HDDV: Năm 2005 chiếm tỷ trọng 13,65%, năm 2006 chiếm 5,74%, năm 2007 chiếm chỉ 3,82 %. Để có được điều này Ngân hàng đã có những chính sách giam chi phí cho lĩnh vực này trong khi thu từ hoạt động này tăng qua các năm -Chi nộp thuế, phí, lệ phí: Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi ngồi tín dụng, mặt khác đây là khoản nghĩa vụ đối với Nhà nước nên không thể hạn chế được nên ta không chú trọng nhiều.

-Chi cho nhân viên: Mặc dù tăng ở năm 2006, 2007 nhưng tỷ trọng của nó lại giảm. Năm 2005 chiếm 27,23%, năm 2006 chiếm 12,05% và năm 2007 chiếm 12,53%.

-Chi quả lý, chi về tài sản: Có tăng về số tiền nhưng lại giảm về tỷ trọng, năm 2007 chỉ cịn chiếm khoảng 4% trong tổng chi ngồi tín dụng.

Như vậy, các khoản trong chi ngoài tín dụng có giảm mạnh về tỷ trọng , đây là điều tốt cần phải được duy trì. Bên cạnh đó, là việc tăng nhanh về tỷ trọng của khoản chi dự phòng, BHTGKH. Cụ thể, năm 2005 chỉ chiếm 29,42%, năm 2006 chiếm 68,32% và sang năm 2007 chiếm tới 74,78%. Do đó tổng chi ngồi tín dụng tăng là do khoản chi này tăng, vì thế việc đưa ra những giải pháp để giảm

khoản chi này là rất cần thiết để giảm chi phí của Ngân hàng nói chung và tăng lợi nhuận Ngân hàng nói riêng.

4.4.3. Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả cụ thể nhất của quá trình hoạt động kinh doanh, mọi doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng thì trong điều kiện thị trường hội nhập và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay chỉ có thể tồn tại và đứng vững được bằng cách kinh doanh có lãi. Và lợi nhuận cũng là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Do đó, các chỉ số tài chính về lợi nhuận là cơ sở quan trọng để đánh giá tình hình lợi nhuận của ngân hàng. Khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hay bất kỳ một doanh nghiệp thông thường nào khác thì ta khơng thể khơng nói đến lợi nhuận. Bởi vì lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà các NHTM, kể cả các doanh nghiệp thông thường đặt ra trong quá trình kinh doanh của mình. Mặt khác, lợi nhuận cịn là điều kiện để duy trì cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đã kinh doanh thì nhất thiết phải có lợi nhuận. Cịn lợi nhuận nhiều hay ít thì nó tùy thuộc vào khả năng quản trị, cung cách điều hành của các nhà lãnh đạo ngân hàng hay sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác trong điều kiện thực tế, chi phí phát sinh,… Để xem xét tình hình thực hiện lợi nhuận của Ngân hàng thì dưới đây sẽ đi cụ thể tình hình thực hiện lợi nhuận của từng năm qua bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạnh phú Bến tre (Trang 56 - 58)