:TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2005-2007

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạnh phú Bến tre (Trang 28 - 30)

Khoản mục Năm 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % -Tiền mặt và TGNHNN 3.351 1.377 5.331 -1.974 -58,91 3.954 287,15 -Tín dụng đối với TCKT,CN 285.276 264.977 261.086 -20.299 -7,12 -3.891 -1,47 -Tiền lãi cộng dồn dự thu 6.265 6.008 5.968 -257 -4,10 -40 -0,67 TSCĐ 412 2376 2111 1964 476,70 -265 -11,15 -Các khoản đầu tư 891 0 0 -891 -100,00 0 - -Tài sản khác 381 73 2.342 -308 -80,84 2.269 3.108,22

Tổng tài sản 296.576 274.811 276.838 -21.765 -7,34 2.027 0,74

Nguồn: Bảng tổng kết tài sản năm 2005-2007.

Năm 2006 tổng tài sản giảm so với năm 2005 số tiền là 21.765 triệu đồng (tương đương 7,34%). Năm 2007 thì lại tăng so với năm 2006 là 2027 triệu đồng (0,74%). Như thế tình hình tài sản của Ngân hàng khơng có biến động gì lớn khiến Ngân hàng phải điều chỉnh nhiều và điều này ít nhiều cho thấy Ngân hàng đã đi vào hoạt động ổn định. Để hiểu kỹ hơn về tình hình tài sản của Ngân hàng như thế nào ta đi vào phân tích thơng qua bảng trên:

-Tiền mặt và TGNHNN: Năm 2006 giảm 1.974 triệu đồng (58,91%) so với năm

2005, nhưng sang năm 2007 thì khoản mục này lại tăng khá đột biến, cụ thể tăng 3.954 triệu đồng (287,15%) so với năm 2006, lý do chủ yếu là do Ngân hàng dự trữ tiền mặt tại quỹ và dự trữ bắt buộc tại NHNN theo quy định của NHNN vào năm 2007.

-Tín dụng đối với TCKT, CN: Khoản mục này giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 giảm 20.229 triệu đồng (tương đương 712%) so với năm 2005, năm 2007 giảm 3.891 triệu đồng (1,47%) so với năm 2006.

-Tiền lãi cộng dồn dự thu: Đây là khoản mục về lãi nên nó có mối quan hệ với các khoản mục tín dụng cho nên nó cũng giảm; năm 2006 giảm 257 triệu đồng (4,1%) so với năm 2005; năm 2007 giảm 40 triệu (0,67%) so với năm 2006.

-Tài sản cố định: Năm 2006 tăng đáng kể với số tiền là 1.964 triệu (476,7%) so với năm 2005; nguyên nhân chính là do Ngân hàng đầu tư vào tài sản cố định nhiều vào năm 2006 chủ yếu là máy móc, thiết bị dùng cho văn phịng, sang năm 2007 thì khoản mục này giảm 265 triệu (11,15%) so với năm 2006. Mặt dù đây là khoản mục tài sản khơng sinh lời nhưng nó khá quan trọng bởi nó thể hiện bộ mặt của Ngân hàng, đồng thời cần thiết cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

-Các khoản đầu tư: Chủ yếu là đầu tư vào chứng khoán các TCTD khác, năm 2005 đầu tư với số tiền là 891 triệu. Năm 2006, 2007 thì Ngân hàng khơng đầu tư vào khoản mục này. Đây là khoản mục mà Ngân hàng cần phát huy nhiều hơn để đa dạng hố các hình thức kinh doanh của Ngân hàng đồng thời hạn chế rủi ro kinh doanh, hay khi bị rút vốn bất ngờ thì những tài sản này có khả năng thanh khoản khá cao thay vì phải dự trữ quá nhiều tiền mặt tại quỹ.

-Tài sản khác: Chủ yếu là các khoản phải thu, năm 2006 giảm 308 triệu (80,84%) so với năm 2005. Tuy nhiên sang năm 2007, thì lại tăng nhanh với số tiền là 2.269 triệu (3.108,22%) so với năm 2006, do Ngân hàng phát sinh nhiều các khoản phải thu vào năm 2007.

Nhìn chung, qua phân tích tình hình tài sản của Ngân hàng cho ta thấy: Mặt dù tổng tài sản của Ngân hàng khơng có thay đổi lớn trong 3 năm nhưng các khoản mục tài sản lại biến động bất thường không ổn định. Điều này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động, và để biết việc tác động của việc thay đổi này ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài sản của Ngân hàng thì ta tiến hành phân tích xem tỷ trọng từng khoản mục tài sản qua 3 năm như thế nào và nó có biến động gì, để từ đó có biện pháp thích hợp tác động làm cho cơ cấu tài sản của Ngân hàng tốt hơn .

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạnh phú Bến tre (Trang 28 - 30)