:TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2005-2007

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạnh phú Bến tre (Trang 31 - 34)

Qua bảng trên ta thấy:

-Tín dụng đối với TCKT, CN: Chiếm tỷ trọng rất lớn trong 3 năm, trung bình khoảng 95% trong tổng tài sản. Cụ thể, năm 2005 chiếm 96,19%, năm 2006 chiếm 96,42%, năm 2007 chiếm 94,31%. Tuy nhiên, khoản mục này biến động không nhiều qua 3 năm, nhưng đây là tài sản sịnh lời với tỷ trọng như thế cho ta thấy Ngân hàng chủ yếu kinh doanh dựa vào hoạt động tín dụng.

-Các khoản mục trong phần tài sản như: Tiền mặt và TGNHNN, tiền lãi cộng dồn dự thu, tài sản cố định, các khoản đầu tư và tài sản khác chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 5% trong 3 năm so với tổng tài sản.

4.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn

Bảng 4.3: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2005-2007 2007 Đvt: Triệu đồng Khoản mục Năm 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Tổng VHĐ 90.976 69.747 92.728 -21.229 -23,33 22.981 32,95

Tiền gửi của TCTD 31 127 44 96 309,68 -83 -65,35 Tiền gửi của KH 34.338 49.104 74.919 14.766 43,00 25.815 52,57 Phát hành GTCG 903 1.895 190 992 109,86 -1.705 -89,97 Tiền lãi cộng dồn dự trả 426 1052 1.919 626 146,95 867 82,41 Vốn tự có 14.053 2.027 25 -12.026 -85,58 -2002 -98,77 Quỹ dự phòng 39 10 25 -29 -74,36 15 150,00 Thu nhập>chi phí 14.014 2.017 0 -11.997 -85,61 -2.017 -100,00 Vốn khác 193.122 202.926 183.158 9.804 5,08 -19.768 -9,74 Tổng nguồn vốn 298.577 275.752 277.830 -22.825 -7,64 2.078 0,75

Nguồn: Bảng tổng kết tài sản năm 2005-2007

Qua bảng trên ta thấy rõ tình hình tổng nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm, năm 2006 tổng nguồn vốn của Ngân hàng giảm 22.825 triệu đồng (tương đương 7,64%) so với năm 2005, năm 2007 lại tăng 2.078 triệu đồng (0,75%) so với năm 2006.

Mặt dù vậy, nhưng các khoản mục trong nguồn vốn của Ngân hàng lại tăng giảm bất thường qua 3 năm cụ thể như sau:

- Vốn huy động: Có sự biến động bất thường, năm 2006 giảm 21.229 triệu đồng tương đương 23,33% so với năm 2005; tuy nhiên sang năm 2007 thì tổng nguồn vốn huy động lại tăng 22.981 triệu đồng (32,95%) so với năm 2006, điều này cũng cho thấy rõ Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực và hiệu quả trong việc huy động vốn trong năm 2007. Tuy nhiên, nguồn vốn này biến đổi tăng giảm như thế là do từng khoản mục trong phần nguồn vốn huy động thay đổi. Chẳng hạn:

+Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước: Đây là khoản tiền nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước đem gửi vào Ngân hàng để hưởng lãi suất không kỳ hạn, khoản mục huy động này không phụ thuộc nhiều vào khả năng huy động vốn của Ngân hàng có hiệu quả hay khơng mà nó chủ yếu phụ thuộc vào lượng tiền nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước. Do đó, Ngân hàng không chủ động được trong việc huy động nguồn này. Năm 2006 tiền gửi của KBNN giảm 37.083 triệu đồng (66,57%)

trong tổng nguồn vốn so với năm 2005; năm 2007 tiếp tục giảm 1.046 triệu đồng (5,62%) so với năm 2006.

+Tiền gửi của khách hàng: Chủ yếu là nhận tiền gửi từ khách hàng là cá nhân, khoản mục này lại có chiều hướng gia tăng trong 3 năm. Cụ thể năm 2006 tăng 14.766 ( tương đương 43%) trong tổng nguồn vốn so với năm 2005; năm 2007 khoản mục này tiếp tục tăng 25.815triệu đồng (52,57%) so với năm 2006, đây là dấu hiệu tốt trong việc huy động vốn của Ngân hàng. Bên cạnh đó, các khoản mục như tiền gửi của TCTD và phát hành giấy tờ có giá có chiều hướng tăng- giảm qua 3 năm với tỷ lệ lớn nhưng tương ứng với số tiền không nhiều nên sự ảnh hưởng của nó đến nguồn vốn huy động khơng đáng kể.

-Tiền lãi cộng dồn dự trả: Đây là phần mà Ngân hàng còn nợ lãi khách hàng cộng dồn đến cuối năm. Qua 3 năm khoản mục này đều tăng, năm 2006 tăng 626 triệu đổng (146%) so với năm 2005; năm 2007 tăng 867 triệu đồng (82,41%) so với năm 2006.

-Vốn tự có: Đây là nguồn vốn Ngân hàng tự có bao gồm: Vốn, quỹ và dự phịng và thu nhập> chi phí, thế nhưng Ngân hàng là Ngân hàng chi nhánh nên khơng có phần vốn. Năm 2006 vốn tự có của Ngân hàng giảm 12.026 triệu đồng (85,58%) so với năm 2005; năm 2007 lại giảm 2002 triệu đồng (98.77%) so với năm 2006. Chính sự sụt giảm của vốn tự có đã kéo theo quỹ và dự phịng và thu nhập>chi phí có chiều hướng giảm qua các năm.

-Vốn khác: Bao gồm các mục nguồn vốn tài trợ UTĐT, các khoản phải trả và tài sản nợ khác, nhưng chiếm tỷ trọng lớn là tài sản nợ khác. Năm 2006 nguồn vốn khác của Ngân hàng tăng 9.804 triệu đồng (5,08%) so với năm 2005; năm 2007 lại giảm 19.768 triệu đồng (9,74%) so với năm 2006.

Nhìn chung, qua việc đánh giá tình hình nguồn vốn của Ngân hàng thì ta thấy các khoản mục trong phần này đều có thay đổi qua 3 năm, mặc dù vậy tùy vào tính chất và tầm quan trọng của từng khoản mục mà nó có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình nguồn vốn. Do đó, muốn đánh giá được bản chất của sự tăng

giảm này cũng như tầm quan trọng của từng khoản mục, ta đi vào phân tích chi tiết qua bảng tỷ trọng các khoản mục nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạnh phú Bến tre (Trang 31 - 34)