Nội dung phát triển của nghề thêu

Một phần của tài liệu Chuyên đề nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề thêu truyền thống tại huyện Hoa lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 30 - 34)

PHẦN II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.6 Nội dung phát triển của nghề thêu

Sự phát triển của nghề thêu được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó cụ thể nhất khi đánh giá là dựa vào quy mơ của nghề, về sản phẩm của nó, thị trường tiêu thụ sản phẩm hay dựa vào các nguồn lực tham gia sản xuất nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm nhằm tạo giá trị tăng thêm lên cao hơn cho sản phẩm. Hay nói cách khác, nội dung phát triển nghề thêu đạt được khi làng nghề đó phát triển về chiều rộng, phát triển về chiều sâu và phát triển theo hướng bền vững.

* Phát triển về chiều rộng:

Thứ nhất, phát triển về chiều rộng đầu tiên phải kể đến đó là quy mơ, quy mơ làng nghề có thể hiểu là độ lớn của từng cơ sở sản xuất về vốn, lao

động, mặt bằng sản xuất kinh doanh…Phỏt triển quy mơ chính là làm cho các yếu tố này của từng cơ sở sản xuất (hộ, doanh nghiệp, HTX) lớn lên, phù hợp hơn. Quy mô hộ, doanh nghiệp hợp lý là sự đầu tư hợp lý về vốn, lao động, mặt bằng sản xuất kinh doanh…nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phù hợp yêu cầu, mục tiêu kinh tế xã hội, với nhu cầu thị trường, đem lại lợi nhuận cho hộ, doanh nghiệp.

Một làng nghề thêu truyền thống thường bao gồm nhiều hộ, cá thể, đơn vị sản xuất kinh doanh... do vậy số lượng hộ cá thể (hộ chuyên và bỏn chuyờn), cỏc doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hình thức hợp tác ngày càng nhiều chứng tỏ làng nghề ngày càng phát triển. Ngồi ra, quy mơ làng nghề cần được xem xét đánh giá cơ cấu ngành nghề, khu vực hợp lý đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu cũng như cơ cấu về trình độ cơng nghệ phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - cơng nghệ trong nước và thế giới. Sản phẩm của làng nghề đóphải kiểm chứng thơng qua cạnh tranh trên thị trường, tạo uy tín thương hiệu đối với người tiêu dùng...

Thứ hai, việc phát triển một nghề nói chung và nghề thêu nói riêng là việc huy động vốn đưa vào sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất, nó được thể hiện qua sự tăng lên về vốn đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm, sự tăng lên về tổng nguồn vốn cũng phản ánh quy mô và năng lực tài chính của doanh nghiệp tại mỗi giai đoạn phát triển. Vốn đầu tư của mỗi hộ, doanh nghiệp phản ánh một phần quan trọng sự phát triển của doanh nghiệp làng nghề, tuy nhiên ngoài việc đánh giásự tăng lên về quy mô của vốnđiều cần quan tâm vẫn là hiệu quả sử dụng vốn của các hộ doanh nghiệp đó.

Thứ ba, sự phát triển của nghề không chỉ thể hiện ở mặt quy mô, mức độ đầu tư vốn phát triển mà còn phải kể đến mặt bằng sản xuất kinh doanh. Đặc điểm của nghề thêu truyền thống là các hộ sản xuất thường tận dụng mặt bằng nhà mình làm địa điểm sản xuất vì vậy việc đánh giá quy mơ mặt bằng cũng là một tiêu chí quan trọng. Khi nghiên cứu về mặt bằng sản xuất không nên chỉ quan tâm tới diện tích của mặt bằng đất đai mà cần chú ý tất cả các yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư trên đó như nhà xưởng, máy móc, hệ thống

giao thơng, hạ tầng phục vụ cho tất cả các hoạt động của hộ, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất... Tiêu chí mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh, tăng lên về quy mô cơ sở vật chất của doanh nghiệp cũng thể hiện sự phát triển của cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đó. Khi doanh nghiệp phát triển đi lên, làm ăn có lãi, thị trường đầu ra ln được mở rộng thì việc mở rộng sản xuất kinh doanh là điều tất yếu, khả năng chọn vị trí, bố trí mặt bằng sản xuất kinh doanh một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cho hộ, doanh nghiệp.

Thứ tư, về thị trường tiêu thụ, thị trường tiêu thụ ổn định là điều kiện cần thiết để làng nghề phát triển và ln được giữ vững. Thị trường có thể là trong nước, nước ngoài nhưng ln phải đảm bảo được tính khả thi của sản phẩm xuất khẩu, bảo đảm được uy tín và thương hiệu của sản phẩm.

Ngồi ra, cịn rất nhiều yếu tố khác như số lượng sản phẩm làm ra phải lớn, ổn định, mức độ giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương được đảm bảo, doanh thu tăng qua các năm...

*Phát triển theo chiều sâu:

Được thể hiện qua việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa máy móc thay cho lao động thủ công nhằm làm tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã sản phẩm...

Thứ nhất, là việc đa dạng hóa các sản phẩm của làng nghề. Trước đây, làng nghề chủ yếu thêu những sản phẩm truyền thống như tranh thờu, tỳi, vải...được tiêu thụ trong phạm vi hẹp. Tuy nhiên đời sống con người ngày càng phát triển, việc cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa các loại sản phẩm, nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường là việc hết sức quan trọng. Làng nghề đã đầu tư, mở rộng sản xuất những mặt hàng mới phục vụ du lịch và xuất khẩu ra nước ngoài...

Thứ hai, là việc mở rộng thị trường cho sản phẩm, khả năng tiếp cận thị trường, đặc biệt là khả năng tiếp cận thị trường nước ngồi, tiếp cận với các thơng tin về sản phẩm, thị trường, công nghệ, xu hướng phát triển sản phẩm…cũng tác động đến hộ sản xuất, đơn vị sản xuất kinh doanh.Phát triển thị trường là nói đến việc tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ cho hộ, và cho

doanh nghiệp sản xuất. Muốn phát triển thị trường hộ, doanh nghiệp phải tăng khả năng sản xuất, cung cấp hàng hóa, sản phẩm cho thị trường, cho xã hội. Hiện nay, các mặt hàng thủ cơng đang có xu hướng được ưa chuộng trong thị trường nước ngồi thì việc mở rộng và tìm kiếm một thị trường tiềm năng là điều hết sức cần thiết.

Thứ ba, về trang thiết bị cho sản xuất, với nghề thêu truyền thống, trang thiết bị cho sản xuất thường là đơn giản, dễ sử dụng. Tuy nhiên, ngày nay để tăng sản lượng sản phẩm, tăng mẫu mã thì việc sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đang là vấn đề cần thiết. Đối với nghề thêu thủ công, hầu hết các sản phẩm thêu tay vẫn được ưa chuộng và có giá trị cao hơn cả, tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc thị trường sẽ thu hẹp lại bởi sẽ cú ớt đối tượng được tiếp cận với sản phẩm hơn. Áp dụng máy móc giúp cho cơng lao động giảm đi và số lượng sản phẩm tăng nhanh, giá cả sản phẩm sẽ phù hợp hơn với các đối tượng người tiêu dùng. Điều đó góp phần làm cho thu nhập người lao động tăng cao và nhanh hơn.

Ngoài ra, cịn phải tính đến tính hệ thống, hợp lý phối hợp nhịp nhàng từ khâu đảm bảo các nguyên liệu đầu vào, khâu sản xuất, khâu tiêu thụ, các mối liên hệ trong cỏc khõu đú, trình độ của hộ, chủ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm...Trong điều kiện thị trường hiện nay, đòi hỏi mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh phải nhanh nhạy hơn, biết tính tốn hợp lý với từng diễn biến của thị trường, như vậy địi hỏi người chủ, người quản lý phải có năng lực, kinh nghiệm trong quản lý. Tuy nhiên, đối với hầu hết cơ sở sản xuất là hộ gia đình thì chủ cơ sở lại ít có hiểu biết về thị trường, và vấn đề quản lý nguồn nhân lực thường chưa được coi trọng đúng mức.

* Phát triển theo hướng bền vững:

Hiện nay nghề truyền thống đang trong q trình phát triển một cách nhanh chóng, thu hút nhiều lao động góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, phát triển và giữ vững văn hóa làng xó...Tuy nhiờn, hiện nay, trong những làng nghề truyền thống này thường xảy ra tình trạng thiếu nghệ nhân hay những người tâm huyết với nghề mà đôi khi sản phẩm được sản

xuất ra lại mang tính số lượng chứ chưa quan tâm nhiều đến chất lượng. Làng nghề vẫn trong tình trạng manh mún, tự phát mặc dù đã được các cơ quan và các cấp có thẩm quyền quan tâm và đầu tư đúng mức. Nhiều tổ chức làng nghề thường có tâm lý dựa vào truyền thống, thờ ơ với việc đăng ký thương hiệu sản phẩm nên sản phẩm thường hay bị mai một, thiếu sự tin tưởng của thị trường và khách hàng.

Mặt khác, phát triển bền vững nghề truyền thống nói chung và nghề thêu nói riêng đã và đang đặt ra vấn đề môi trường phải được quan tâm nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Chuyên đề nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề thêu truyền thống tại huyện Hoa lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w