Phát triển nghề truyền thống ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyên đề nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề thêu truyền thống tại huyện Hoa lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 36 - 39)

PHẦN II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.2.2Phát triển nghề truyền thống ở Việt Nam

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.2Phát triển nghề truyền thống ở Việt Nam

Cũng như nhiều nước trên thế giới, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử, ngành nghề truyền thống của nước ta cũng có những bước thăng trầm khác nhau. Trong mỗi một giai đoạn, gắn liền với từng điều kiện kinh tế văn hóa xã hội là những đặc đỉểm phát triển khác nhau của từng ngành nghề.

2.2.2.1 Thời kỳ trước đổi mới 1986

Nghề tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam phát triển rất đa dạng và phong phú, trải qua hàng trăm năm, có rất nhiều làng nghề được gắn với tên làng, xã

ở nông thôn như Gốm Bát Tràng, dệt Vạn Phúc, tranh dân gian Đông Hồ...Với hàng trăm mặt hàng thủ công đặc sắc của Việt Nam đã cho chúng ta thấy rõ được sự tài năng, sáng tạo trong kỹ thuật của ông cha ta từ xa xưa. Nổi bật phải kể đến nghề dệt và nghề sản xuất đồ gốm, phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội, ...Lúc này các làng nghề có xu thế tách khỏi nơng nghiệp để chuyên làm các nghề thủ công và đã thu hút 89- 90% số người tham gia, chỉ còn 10- 20% lao động tham gia sản xuất nông nghiệp trong các làng đó. Điển hình là các làng nghề ở miền Bắc, quy mơ trung bình của các hợp tác xã tiểu thủ cơng nghiệp ở miền Bắc có hàng trăm xã viên, có nơi lên tới hàng nghìn người, nhiều hợp tác xã được tập thể hố hồn tồn và phát triển thành xí nghiệp quốc doanh địa phương. Năm 1975, tồn miền Bắc có 4.000 đơn vị sản xuất thủ công nghiệp tập trung với hơn 800.000 lao động, giá trị sản lượng tiểu thủ cơng nghiệp tồn quốc năm 1979 đạt 27.080,9 triệu đồng (giá cố định năm 1970), chiếm 31,4% sản lượng cơng nghiệp tồn quốc.

2.2.2.2 Thời kỳ năm 1986 đến nay

* Giai đoạn từ 1986 - 1992:

Đây là giai đoạn quan trọng của nghề truyền thống. Giai đoạn này được đánh dấu bằng bước ngoặt chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mơ của Nhà nước. Các chính sách đổi mới quản lý trong nơng nghiệp và chính sách phát triển các thành phần kinh tế đã có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Trong giai đoạn này nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, qui mô sản xuất được mở rộng, đầu tư về vốn, kỹ thuật được tăng cường. Đặc biệt đã hình thành nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, sản lượng sản phẩm ngày càng lớn, giá trị kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, thu hút một số lượng lớn lao động chun và khơng chun nghiệp vào q trình sản xuất và dịch vụ sản xuất... Một số nghề truyền thống điển hình có tốc độ khơi phục và phát triển khá nhanh như gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), gốm sứ Đồng Nai, chạm khảm điêu khắc ở Hà Tây...

Các sản phẩm truyền thống của các làng nghề Việt Nam đó cú thị trường tiêu thụ tương đối ổn định ở Đơng Âu, Liờn Xụ cũ. Chính sự ổn định

này đã cho phộp cỏc nghề truyền thống duy trì được sự phát triển và thu hoạch được những nguồn thu đáng kể từ các sản phẩm xuất khẩu. Năm 1996 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt giá trị cao trên 46 triệu rúp. Làng nghề Đồng Xâm (Thái Bình), chỉ riêng hợp tác xã Việt Hồng năm 1987 giá trị tổng sản lượng đã đạt hơn 7 tỷ đồng, gấp 10 lần so với năm 1981. Tuy nhiên sự phát triển trên khơng duy trì được lâu do bị ảnh hưởng trực tiếp của những biến động về chính trị - xã hội trên thế giới. Sự sụp đổ của các nước XHCN Đông Âu và Liờn Xụ cũ vào đầu những năm 90 đã làm cho thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu chủ yếu gần như khơng cịn nữa. Trước những khó khăn lớn, sản xuất bị đình trệ, sa sút thậm chí bế tắc. Thu nhập và đời sống của người làm nghề giảm rất nhanh do việc làm ít hoặc khơng có việc làm.

Giai đoạn 1993 đến nay: Khi thị trường Đông Âu và Liờn Xụ khơng cịn, sản xuất ở các nghề truyền thống thực sự lâm vào tình trạng khủng hoảng. Số người lao động khơng có việc làm tăng lên rất nhanh, nhiều người quay lại với sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài khơng lâu. Một hướng đi mới cho sự phát triển của nghề truyền thống dần được xác lập do bước đầu đã tìm kiếm được thị trường các nước trong khu vực châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...

Nghị quyết TW V của Đảng (tháng 6/1993) về tiếp tục đổi mới nông nghiệp nông thôn, với trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đã mở ra thời kỳ mới để khôi phục các ngành nghề truyền thống. Nhiều địa phương có nghề truyền thống đã chủ động tìm kiếm thị trường mới, tổ chức sản xuất và khôi phục lại các ngành nghề truyền thống.

Từ năm 1993 trở lại đõy, đó cú khá nhiều ngành nghề và nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Các làng nghề mới này có thể làm nghề của làng nghề truyền thống, như làng nghề gốm Xuân Quan được hình thành và phát triển từ sự du nhập nghề gốm Bát Tràng, nhưng cũng có nhiều làng làm nghề mới bằng các công nghệ cổ truyền hoặc hiện đại như làng nghề Đồng Kỵ trước đây chuyên sản xuất pháo nay chuyển hoàn toàn sang sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ...

Theo kết quả điều tra lập bản đồ ngành nghề thủ cơng tồn quốc trong khuôn khổ “Nghiờn cứu quy hoạch tổng thể phát triển ngành nghề thủ công

theo hướng cơng nghiệp hố nơng thơn Việt Nam” (Bộ Công Thương, 2007) do cục chế biến nông lâm sản và nghề muối (Bộ Nông Nghiệp và PTNT) phối hợp với cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tiến hành năm 2004 thì cả nước có 2017 làng nghề trong đó:

Miền Bắc có 1594 làng nghề, chiếm 79% Miền Trung có 111 làng nghề, chiếm 5,5% Miền Nam có 312 làng nghề, chiếm 15,5%.

Một phần của tài liệu Chuyên đề nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề thêu truyền thống tại huyện Hoa lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 36 - 39)