Giải pháp về nguồn lực phục vụ cho sản xuất

Một phần của tài liệu Chuyên đề nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề thêu truyền thống tại huyện Hoa lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 129 - 136)

PHẦN II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

4.3.2.1Giải pháp về nguồn lực phục vụ cho sản xuất

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

4.3.2.1Giải pháp về nguồn lực phục vụ cho sản xuất

Sản xuất sản phẩm thêu cũng giống như sản xuất bất cứ một sản phẩm nào khác cũng cần vốn để mua nguyên liệu và vốn tồn đọng trong quá trình sản xuất và lưu thơng hàng hố. Trong khi đó nguồn vốn đi vay rất thấp, đặc biệt là nguồn vay từ ngân hàng, vốn tự có của các cơ sở sản xuất thì có hạn gây rất nhiều khó khăn cho q trình sản xuất. Do đó để phát triển nghề thêu truyền thống trên địa bàn huyện cần tạo lập mơi trường kinh tế ổn định và có chính sách khuyến khích tăng tích luỹ để đầu tư phát triển nghề thêu. Mở rộng và phát triển hệ thống ngân hàng, khuyến khích thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư, khai thác triệt để các khoản vốn hỗ trợ từ bên ngồi thơng qua các chương trình, dự án phát triển của chính phủ.

Cải tiến và đa dạng hoá phương thức cho vay: Hiện nay việc cho vay vốn còn nhiều thủ tục và hạn chế như thời gian vay ngắn, thủ tục vay rườm rà, số lượng vốn được vay thấp. Vì vậy, nên áp dụng chính sách ưu đãi hơn nữa đối với phát triển các nghề tiểu thủ cơng nghiệp trên địa bàn huyện nói chung và nghề thêu truyền thống trên địa bàn huyện nói riêng. Đơn giản hoá các thủ tục cho vay, điều chỉnh về mức vốn và thời hạn cho vay phù hợp với quá trình sản xuất ra sản phẩm thêu. Việc vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới cơng nghệ, hiện đại hố trang thiết bị máy móc... phải được ưu tiên hàng đầu trong chính sách cho vay vốn của ngân hàng đối với các cơ sở sản xuất.

Các cơ sở sản xuất sản phẩm thêu truyền thống phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Để đạt được mục tiêu này cần thực hiện một số nội dung sau:

+ Các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện cần có kế hoạch và hợp lý hố cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp nói chung và nghề thêu truyền thống trên địa bàn nói riêng bằng nguồn vốn từ ngân sách các cấp.

+ Các chủ doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất cần được nâng cao kiến thức về quản lý, sản xuất, kinh doanh, cung cấp các thông tin về thị trường, công nghệ, kỹ thuật và các nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với mặt hàng thêu truyền thống để các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất có cơ sở sản xuất và thúc đẩy phát triển.

+ Khi vay vốn phải xác định rõ mục đích và phân tích khả năng phát triển của nguồn vốn vay đó, tránh tình trạng nguồn vốn vay về được sử dụng khơng đúng mục đích gây ra khó khăn cho cơng tác thu hồi vốn.

* Giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ người lao động

Đối với nghề thêu truyền thống thì tay nghề của người thợ thêu gần như quyết định hoàn toàn chất lượng của sản phẩm. Người thợ thêu phải có tính sáng tạo để sử dụng các kỹ thuật thêu phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Vì thế, cần đào tạo cho người thợ thêu không chỉ thành thạo các kỹ thuật thêu cơ bản mà còn biết cách vận dụng linh hoạt các kỹ thuật đó. Đồng thời phải đào tạo kiến thức thẩm mỹ cho họ để họ tự tin, tự biết cách xử lý phù hợp với mỗi hoạ tiết.

Đi đôi với vấn đề đào tạo là việc sử dụng phải gắn việc đào tạo với giải quyết việc làm. Do đặc điểm của sản phẩm thêu là những sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu là chủ yếu nên Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí để đào tạo nghề, truyền nghề. Miễn phí cho những người học nghề ở các trường mà trực tiếp làm việc cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn.

Đa dạng hố các hình thức dạy nghề, truyền nghề. Cải tiến chương trình và tổ chức lại hệ thống lớp dạy nghề. Tập trung chủ yếu vào đào tạo những kiến thức cho việc phát triển nghề , kỹ năng quản lý cơ sở sản xuất... Ngoài ra cần tổ chức các lớp tập huấn nâng cao tay nghề cho người thợ thêu ngay tại địa phương.

Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi đối với sự phát triển của nghề thêu truyền thống các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện đến xã cần có chính sách ưu đãi đối với những nghệ nhân, thợ giỏi, những người có tay nghề cao, bên cạnh đó khuyến khích họ truyền nghề giới thiệu những bí quyết nghề cho thế hệ sau.

Sự phát triển nghề thêu trên địa bàn huyện những năm qua cho thấy rằng việc đào tạo và nâng cao tay nghề cho người dân có vai trị quan trọng để duy trì và phát triển nghề truyền thống bởi sản phẩm thêu khơng những có giá trị kinh tế mà cịn mang đậm nét văn hố q hương, giữ gìn và phát triển nghề có ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần. Do đó người nghệ nhân phải có trách

nhiệm truyền thụ lại nhưng tinh hoa của nghề thêu truyên thống cho các thế hệ mai sau, để nghề thêu ngày một vươn cao.

4.3.2.2 Giải pháp về nguồn nguyên liệu

Nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm thêu chủ yếu là vải thêu và chỉ thêu. Hiện nay, chất lượng nguồn nguyên liệu trong nước đã được cải thiện nhiều nên việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước có uy tín cũng dễ dàng hơn, giúp các cơ sở sản xuất yên tâm hơn về nguồn nguyên liệu, giảm thiểu việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài đây là một giải pháp quan trọng nhằm hạ giá thành, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm thêu truyên thống.

Các cơ sở sản xuất cần tích cực, chủ động liên kết, hợp tác với những doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu trong và ngoài nước để đảm bảo chất lượng và giá thành nguồn nguyên vật liệu. Các cơ sở sản xuất cần xây dựng kế hoạch sản xuất gắn liền với kế hoạch khai thác và cung ứng nguyên, vật liệu trong nước nhằm góp phần tạo sự chủ động cho sản xuất của các cơ sở, đồng thời làm tăng hiệu quả của sản xuất ở các cơ sở trên địa bàn.

4.3.2.3 Giải pháp về thị trường tiêu thụ * Thị trường tiêu thụ trong nước

Thị trường trong nước đóng vai trị rất quan trọng trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm thêu truyền thống của huyện, đặc biệt làng thêu của huyện Hoa Lư nằm trên khu du lịch Tam Cốc Bích Động, hàng năm đón tiếp hàng triệu lượt khách du lịch, nên số lượng sản phẩm thêu được tiêu thụ ngay trên địa bàn là tương đối lớn. Cho nên để mở rộng và phát triển thị trường trong nước, Nhà nước và chính quyền địa phương các cấp cần có biện pháp tác động tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm thêu trên địa bàn mở đại lý, cửa hàng, quầy giới thiệu sản phẩm thêu không chỉ ở Hoa Lư mà còn ở các địa phương khác nhau.

Bên cạnh đó, nên khuyến khích hình thành các hiệp hội ngành nghề thêu ngay từ trong các làng nghề đến xã, huyện, tỉnh. Thông qua các tổ chức này, các cơ sở sản xuất, cá nhân người thợ được trao đổi và cung cấp thông tin về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, thị trường, thị hiếu tiêu dùng,..., tạo ra sự

hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thêu truyền thống.

* Thị trường tiêu thụ nước ngồi

Đi đơi với đẩy mạnh sản xuất phải không ngừng mở rộng thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu hàng thêu ren. Trước hết, từng doanh nghệp trong

làng nghề tiếp tục đổi mới phương thức marketing đồng thời mở rộng hệ thống

bán buôn, bán lẻ ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, huyện, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng hố sản phẩm thơng qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm trong tỉnh, trong nước và quốc tế về hàng thủ công mỹ nghệ, xây dựng các trang thông tin điện tử và từng bước mở rộng hình thức thương mại điện tử.

Chú trọng duy trì và mở rộng thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, đồng thời tìm kiếm thị trường tiềm năng như Châu Âu, Mỹ...Mở rộng hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp thương mại, chủ động tìm kiếm khách hàng xuất khẩu trực tiếp theo hợp đồng với nước ngoài, theo phương thức xuất khẩu tại chỗ. Để làm được điều đó các doanh nghiệp thêu trên địa bàn cần phải luôn giữ được uy tín, tạo ra sức cạnh tranh cao cả về chất lượng lẫn giá cả đối với các đối thủ cạnh tranh, đảm bảo phải giao hàng đúng thời hạn. Đây là cách tốt nhất để vừa nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ mua bán quốc tế, giúp ổn định thị trường và phát triển bền vững.

4.3.2.4 Giải pháp nâng cao cơ sở hạ tầng, cải tiến công nghệ sản xuất

Hiện nay, nghề thêu truyền thống trên địa bàn huyện Hoa Lư vẫn đang đi theo con đường của cha ông để lại là sử dụng cây kim và sự khéo léo của đôi bàn tay để tạo nên sản phẩm thêu là chủ yêu. Phương thức và công nghệ cịn rất thơ sơ, thủ công. Để đạt được mức phát triển cao hơn nữa, cần phải có những biện pháp khuyến khích sự đầu tư về cơng nghệ và trang thiết bị cho sản xuất, tạo ra nhiều chủng loại mẫu mã mới, đa dạng hố sản phẩm, nhanh

chóng áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào trong sản xuất để tăng cương tính cạnh tranh về giá thành, chủụng loại sản phẩm với các sản phẩm khác trong nước cũng như ngồi nước.

Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên cho nhập khẩu các cơng nghệ tiên tiến của nước ngồi, hướng dẫn và cung cấp những thông tin về công nghệ, thiết bị ngoại nhập để người sản xuất có điều kiện lựa chọn cơng nghệ cho phù hợp với khả năng của mình. Mặt khác, nên khuyến khích các cơ sở sản xuất và cá nhân người lao động nâng cao trình độ kỹ thuật, cơng nghệ, cơ khí hố ở phạm vi rộng hơn.

Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong các làng nghề đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ, thiết bị, hiện đại hố cơng nghệ truyền thống, áp dụng cơng nghệ hiện đại trên thế giới, làm cho sản phẩm làm ra có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Đi đôi với cơng nghệ, một vấn đề cũng gây rất nhiều khó khăn cho các cơ sở sản xuất là cơ sở hạng tầng. Mặt bằng sản xuất quá chật hẹp và thiếu thốn trang thiết bị. Cho nên các cơ sở sản xuất đều mong muốn được mở rộng mặt bằng sản xuất để mở rộng xưởng thêu, nơi trưng bầy và giới thiệu sản phẩm, các phịng giao dịch. Địi hỏi các cấp chính quyền cần có một quy hoạch tổng thể để phát triển nghề thêu, dành riêng quỹ đất cho các cơ sở sản xuất đầu tư mở rộng quy mô, nhà xưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.2.5 Giải pháp về thương hiệu

Khi nền kinh tế hội nhập vời nền kinh tế thế giới thì sản phẩm thêu truyền thống không chỉ nằm trong một khu vực nhỏ, hẹp nữa mà nó có thể vươn xa ra khắp thế giới. Bởi vậy, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thêu truyền thống là yêu cầu nhất thiết và cần thực hiện ngay để bảo tồn, duy trì và phát triển nghề thêu truyền thống.

Hiện nay, các cơ sở sản xuất vẫn chưa ý thức được việc đăng ký thương hiệu là để tự bảo vệ mình, và trong tương lai có thể giúp cơ sở phát triển bền

vững. Do công tác truyền bá thơng tin giới thiệu sản phẩm cịn chưa được chú trọng nên việc đăng ký thương hiệu vẫn là vấn đề mới đối với các cơ sở sản xuất. Giải quyết cho vấn đề này, nghề thêu và địa phương cần phối hợp với cơ quan chức năng, hướng dẫn và xây dựng thương hiệu cho nghề thêu, tạo điều kiện cho sản phẩm tham gia các hội chợ thương mại để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ. Khi đã có thương hiệu, các cơ sở sản xuất cũng nên mở trang Web quảng bá sản phẩm của mình trên mạng Internet, thơng qua đó tìm bạn hàng mới, trực tiếp tiếp xúc đối với mọi đối tác… để mở rộng sản xuất, kinh doanh. 4.3.2.6 Giải pháp về chính sách

Dưới sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước, tỉnh Ninh Bình cũng như huyện Hoa Lư đã có nhiều chính sách, dự án phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, trong đó có nghề thêu truyền thống. Tuy nhiên cần phải hồn thiện các chính sách về vốn, đào tạo nghề cho lao động, thu hút đầu tư về cho địa phương, nâng cao công tác quản lý của các cấp các ngành. Nhà nước tạo điều kiện trong việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh. Để làm tốt việc này cần có trung tâm hỗ trợ tài chính và quỹ tín dụng và sự ủng hộ của ngân hàng. Sự giúp đỡ này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo vốn cho các cơ sở sản xuất, làm cho quy mô sản xuất được mở rộng và thu hút vốn đầu tư ngày càng nhiều.

Đa dạng hố các hình thức cho vay vốn, có chính sách thực hiện lãi suất ưu đãi, thay đổi định mức cho vay và thời gian cho vay, cải tiến các thủ tục cho vay sao cho thật đơn giản, mặt khác vẫn phải bảo đảm an toàn vốn vay. Tăng cường kiểm soát các nguồn vốn vay để hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả.

Bên cạnh đó cần tăng cường cơng tác quản lý của Nhà nước đối với các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nói chung và nghề thêu nói riêng. Tổ chức tập huấn nâng cao khả năng quản lý và sử lý công việc cho các cấp cơ sở và các chủ sản xuất trên địa bàn.

Cần hồn thiện hệ thống pháp luật và tạo mơi trường kinh doanh cho nghề thêu phát triển. Ngồi luật và chính sách chung có liên quan đến phát

triển nghề thêu truyền thống, nên có hệ thống chính sách riêng cho phát triển nghề thêu truyền thống cho đồng bộ và hướng vào mục tiêu đã định. Từ đó tạo ra điều kiện thuận lợi cho mơi trường sản xuất kinh doanh ở các cơ sở sản xuất, trong đó đặc biệt chú ý đến chính sách hỗ trợ gìn giữ những sản phẩm mang đậm nét văn hố, nhưng đang gặp khó khăn về chuyền nghề và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Chuyên đề nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề thêu truyền thống tại huyện Hoa lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 129 - 136)