PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tài khóa đến nền kinh tế vĩ mô VN trong ngắn hạn (Trang 32)

3.1. Cơ sở chọn mơ hình nghiên cứu

Mơ hình nghiên cứu của đề tài sẽ dựa trên mơ hình nghiên cứu của Ignacio Lozano và Karen Rodríguez (2011). Do ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề này sử dụng các phương pháp định lượng, sử dụng mơ hình VAR nên chưa có một mơ hình chuẩn cho việc nghiên cứu. Vì vậy, đề tài sẽ sử dụng mơ hình nghiên cứu ở nước có nền kinh tế mới nổi như Colombia làm nền tảng cho nghiên cứu của mình.

3.2. Mơ hình nghiên cứu 3.2.1. Mơ hình cơ sở

Nghiên cứu này áp dụng mơ hình cơ sở được Ignacio Lozano và Karen Rodríguez (2011) sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của các cú sốc chính sách tài khóa đến nền kinh tế vĩ mơ tại Colombia, đây là một mơ hình VAR đệ quy năm biến với phân rã Cholesky, trong đó, các biến bao gồm: dữ liệu hàng quý về GDP thực (yt), chi tiêu chính phủ (gt), doanh thu thuế (tt), lạm phát (cpit) được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lãi suất cho vay theo quý (rt). Kết hợp phương pháp tiếp cận của Blanchard-Perotti (2002) đồng thời kết hợp với phương pháp tiếp cận đệ quy đã được Caldara và Kamps sử dụng trong nghiên cứu năm 2008, tác giả đã xây dựng được một mơ hình VAR đệ quy như sau:

Thứ tự được đề xuất bởi những tác giả trong bài nghiên cứu của Ignacio Lozano và Karen Rodríguez (2011) đối với một mơ hình VAR đệ quy năm biến dựa trên phỏng đốn sau đây:

- Chi tiêu chính phủ được đặt đầu tiên (gt), do chi tiêu chính phủ là cú sốc cho các biến khác trong hệ thống và không chịu tác động của các biến khác trong mơ hình.

- GDP thực được đặt thứ hai (yt), có nghĩa là nó khơng chịu tác động thuế, lạm phát và lãi suất nhưng lại bị ảnh hưởng bởi những cú sốc chi tiêu chính phủ.

- Lạm phát là biến thứ ba trong thứ tự (cpit) có nghĩa là lạm phát không chịu tác động của thuế và lãi suất nhưng lại bị ảnh hưởng bởi những cú sốc chi tiêu chính phủ và GDP thực.

- Doanh thu thuế là vị trí thứ tư (tt), có nghĩa là nó khơng chịu tác động của lãi suất nhưng lại bị ảnh hưởng bởi chi tiêu chính phủ, GDP thực và các cú sốc lạm phát.

- Lãi suất là cuối cùng (rt) bởi vì các nhà nghiên cứu trước đây cho rằng nó bị ảnh hưởng bởi tất cả những cú sốc của các biến khác trong mơ hình.

Ngồi ra, các tác giả Ignacio Lozano và Karen Rodríguez (2011) cịn sử dụng mơ hình VAR 6 biến phát triển dựa vào mơ hình cơ sở trên bằng cách lần lượt thêm các biến tiêu dùng cá nhân, đầu tư tư nhân và tỷ lệ thất nghiệp vào mơ hình để phân tích thêm việc tác động của chính sách tài khóa đến các biến vĩ mơ trên.

3.2.2. Mơ hình VAR đệ quy

Mơ hình VAR được giới thiệu đầu tiên bởi Sims (1980), so với các mơ hình truyền thống trước đó thì các biến được chia thành biến nội sinh và biến ngoại sinh. Tuy nhiên theo Sims thì tất cả các biến trong mơ hình đều được xem là biến nội sinh, điều này là phù hợp khi đánh giá tác động của các biến vĩ mơ.

trong mơ hình mà cịn chịu ảnh hưởng bởi biến trễ của chính nó. Mơ hình VAR về cấu trúc là gồm hệ phương trình, là một mơ hình động của một biến số thời gian. Mơ hình VAR của 2 biến Y1, Y2 với độ trễ p được viết như sau:

Trong đó: Y1t và Y2t là chuỗi dừng và là biến nội sinh, ε1t và ε2t là các sai số

phầndư.

Bernanke và Mihov (1998) là các nhà kinh tế đầu tiên đề xuất ra mơ hình VAR đệ quy bởi theo họ mơ hình này được xây dựng sao cho các phần dư không tương quan với các phần dư trong phương trình hồi quy trước đó. Phương pháp phân rã Cholesky được sử dụng trong mơ hình này.

Tuy nhiên phương pháp phân rã Cholesky lại phụ thuộc vào việc sắp xếp thứ tự các biến theo Sarno và Thornton (2004). Cụ thể:

- Các biến sắp xếp theo một thứ tự giả định, khi đó biến đứng trước được giả định sẽ gây ra tác động cho những biến ở sau nó, trong khi các biến sau không gây ra tác động tới biến đứng trước nó mà chỉ chịu tác động của các biến trễ của chính nó.

- Với thứ tự sắp xếp khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau. Do vậy đề tài thực hiện thống nhất cách sắp xếp thứ tự các biến theo Ignacio Lozano và Karen Rodríguez (2011).

3.3. Cơ sở dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu của bài nghiên cứu cịn gặp nhiều khó khăn, ngun nhân là do việc công bố các dữ liệu về ngân sách quốc gia và việc thống kê các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam chưa được phổ biến, liên tục và công khai trên mạng thông tin điện tử. Đối với các số liệu về ngân sách, Chính phủ chỉ thực hiện cơng bố công khai từ năm 2006, tuy nhiên phần lớn là các số liệu dự toán ngân sách hàng năm; đồng thời, đối với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ thì Tổng Cục thống kê Việt Nam đã thực hiện thống kê và công khai trên trang thông tin điện tử, nhưng các dữ liệu này không liên tục, kỳ thống kê của từng loại dữ liệu là khác nhau và chỉ được công bố dưới dạng tháng hoặc năm. Vì vậy, trong bài viết này ta thống nhất sử dụng nguồn dữ liệu được công bố trên trang thông tin điện tử của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF từ năm 1996 đến năm 2014.

Một số biến không được công bố với số liệu hàng quý, do vậy, số liệu được sử dụng trong bài viết này đa số được thu thập từ nguồn dữ liệu của IMF thống kê theo hàng năm sau đó dùng chương trình Eview 6.0 để thực hiện chuyển đổi sang số liệu hàng quý, cụ thể:

- Dữ liệu của các biến như chi tiêu chính phủ, GDP thực, doanh thu thuế, tiêu dùng cá nhân, đầu tư tư nhân, tỷ lệ thất nghiệp được thu thập từ dữ liệu hàng năm của Việt Nam do IMF công bố và được thực hiện chuyển đổi qua chương trình Eview để có được dữ liệu hàng quý.

- Dữ liệu của biến lạm phát (thể hiện bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) và biến lãi suất cho vay theo quý được lấy từ bộ dữ liệu của IMF.

3.3.1. Mô tả biến

Trong phần này đề tài sẽ trình bày cách đo lường các biến nghiên cứu, cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Mô tả và đo lường các biến nghiên cứu

Biến Mô tả Cách đo lƣờng

Chi tiêu chính

phủ Là chi tiêu trực tiếp của chính phủ vàohàng hố và dịch vụ công cộng, bao

gồm chi thường xuyên và chi đầu tư của chính phủ.

Chi thường xuyên của chính phủ bao gồm chi lương, văn phòng phẩm trong các ngành hành chính, giáo dục, y tế, văn hố, quốc phịng.

Cịn chi cho đầu tư của chính phủ là khoản chi của chính phủ mang tính chất đầu tư như đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hàng hố cơng cộng cho xã hội (đường xá, công viên, bến bãi, bệnh viện, trường học, và phịng làm việc của chính phủ trung ương và địa phương )

Chi tiêu chính phủ = tổng chi thường xuyên + đầu tư công

Doanh thu thuế Doanh thu thuế của chính phủ bao

gồm hai khoản thuế gián thu và thuế trực thu:

Thuế gián thu là loại thuế gián tiếp đánh vào thu nhập xã hội, thông qua giá cả hàng hoá, người nộp thuế là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhưng người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng.

Thuế trực thu là loại thuế trực tiếp đánh vào thu nhập xã hội, nó khơng được phản ảnh vào giá cả hàng hoá, ở đây người nộp thuế cũng chính là người chịu thuế và đó là những người có thu nhập.

Doanh thu thuế = doanh thu thuế gián thu + doanh thu thuế trực thu

GDP thực là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch

vụ năm hiện hành của nền kinh tế được tính theo mức giá cố định của năm cơ sở (năm gốc).

Trong đó: po là giá hàng

i

hóa và dịch vụ năm cơ sở

Qti là sản lượng hàng hóa

và dịch vụ năm hiện hành

CPI (lạm phát) là chỉ tiêu phản ánh tốc độ thay đổi giá

cả của một giỏ hàng hoá, dịch vụ ở một thời điểm nào đó so với thời điểm

gốc. Trong đó:

pit là giá của sản phẩm

loại i trong giỏ hàng hoá thời kỳ t.

pi0 là giá của của sản

phẩm loại i trong giỏ hàng hoá kỳ gốc.

qit là số lượng hàng hóa

loại i trong giỏ hàng hoá kỳ gốc

Lãi suất cho vay

theo quý là giá phải trả cho việc sử dụng vốnvà là tỷ lệ giữa số tiền lãi và số tiền

cho vay.

được đo lường từ lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam kỳ hạn 3 tháng. Tiêu dùng cá

nhân phản ánh toàn bộ mức tiêu dùng vềhàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cá

nhân và hộ dân cư (quy ước là hộ gia đình) trong một thời kỳ nhất định

Tiêu dùng cá nhân (tiêu dùng của một hộ dân cư) (Tiêu dùng do mua trên thị trường bình quân một hộ hoặc nhân khẩu trong năm) x (Tổng số hộ hoặc số nhân khẩu bình quân trong năm)

Đầu tư tư nhân là tổng số vốn đầu tư của cá nhân,

doanh nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước trong một thời kỳ nhất

It = Sp + Fp (1) Sp = Yp - Cp (2) Trong đó:

định Sp là tiết kiệm của khu vực phi tài chính và của khu vực hộ gia đình Fp là nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

Yp là thu nhập khả dụng Cp là tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình.

Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm của số người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế (lực lượng lao động)

Để có cái nhìn tổng qt hơn về các biến sử dụng trong mơ hình, ta thực hiện thống kê mô tả các biến bằng phần mềm Eview như sau:

Bảng 3.2: Kết quả thống kê mô tả các biến sử dụng trong nghiên cứu

G Y CPI T R Mean 21134.89 413813.8 75.59250 69090.75 12.19461 Median 12488.00 397161.5 59.96500 47931.25 11.18000 Maximum 61677.75 673922.5 144.4800 170275.0 21.00000 Minimum 5680.500 217877.5 42.18000 12764.50 8.160000 Std. Dev. 17653.88 141883.5 33.89820 56590.05 3.127447 Skewness 1.088726 0.301535 0.858492 0.677647 1.137555 Kurtosis 2.817597 1.822798 2.253123 1.936252 3.707783 Jarque-Bera 15.11948 5.540076 11.10189 9.399867 17.97742 Probability 0.000521 0.062660 0.003884 0.009096 0.000125 Sum 1606252. 31449852 5745.030 5250897. 926.7900

Sum Sq. Dev. 2.34E+10 1.51E+12 86181.60 2.40E+11 733.5693

CT I N Mean 230503.6 43149.33 5.070158 Median 149641.8 32599.50 5.316250 Maximum 626387.0 117125.0 6.957188 Minimum 50627.25 5450.000 2.269688 Std. Dev. 189123.4 36504.66 1.305662 Skewness 0.882896 0.637354 -0.658210 Kurtosis 2.364103 2.042209 2.513386 Jarque-Bera 11.15422 8.050432 6.237556 Probability 0.003783 0.017860 0.044211 Sum 17518271 3279349. 385.3320

Sum Sq. Dev. 2.68E+12 9.99E+10 127.8566

Observations 76 76 76

3.3.2 Biến động của các biến trong mơ hình

Hình 3.1: Biến động của các biến trong mơ hình VAR đệ quy 5 biến

160 CPI G 70,000 140 60,000 120 100 80 60 50,000 40,000 30,000 20,000 10,000 40 96 98 00 02 04 06 08 10 12 14 0 96 98 00 02 04 06 08 10 12 14 R T 24 200,000 160,000 20 120,000 16 80,000 12 40,000 8 96 98 00 02 04 06 08 10 12 14 0 96 98 00 02 04 06 08 10 12 14 Y 700,000 600,000 500,000 400,000 300,000 200,000 96 98 00 02 04 06 08 10 12 14

Hình 3.2: Biến động của các biến được thêm vào sau để tạo thành mơ hình VAR 6 biến

I 120,000 CT 800,000 100,000 80,00 0 600,000 60,00 0 400,000 40,00 0 20,00 0 200,000 0 96 98 00 02 04 06 08 10 12 14 N 7 0 96 98 00 02 04 06 08 10 12 14 6 5 4 3 2 96 98 00 02 04 06 08 10 12 14

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Eview.

Trong việc phân tích nền kinh tế vĩ mơ của Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2014 cần chú trọng các mốc biến động của nền kinh tế thế giới có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, cụ thể như: Biến động của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1997-1998 chịu sự ảnh hưởng lan truyền của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực Đơng Á, điều này có thể nhận thấy qua chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp đạt mức cao nhất trong năm 1998. Bên cạnh đó, sau một thập kỷ từ 2007-2008 là khủng hoảng tín dụng tồn cầu, bắt nguồn từ nợ dưới chuẩn tại Mỹ và nhanh chóng ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc tế, trong đó có Việt Nam, điều này có thể dễ

dàng nhận thấy qua việc tốc độ tăng của các chỉ tiêu đầu tư tư nhân, tiêu dùng cá nhân và doanh thu thuế ở các năm 2008 và 2009 đều giảm so với giai đoạn trước.

Đồng thời, để có sự phân tích sự biến động của nền kinh tế vĩ mô một cách toàn diện, ta cũng cần chú ý đến sự thay đổi trong các cơ chế chính sách của Chính phủ Việt Nam, các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ được áp dụng trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2014 như: các gói kích cầu của Chính phủ sau khủng hoảng tín dụng tồn cầu, các điều chỉnh trong chính sách thuế, cơ chế thỏa thuận lãi suất được áp dụng từ năm 2002 Tuy nhiên trong bài nghiên cứu này, ta chỉ tập trung đánh giá sự tác động của chính sách tài khóa lên nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam, chủ yếu đánh giá qua việc biến động của chi tiêu chính phủ và doanh thu thuế tác động lên các biến kinh tế vĩ mơ.

3.4. Phƣơng pháp kiểm định mơ hình 3.4.1. Kiểm định tính dừng

Trong các nghiên cứu thực nghiệm khi sử dụng dữ liệu theo chuỗi thời gian, đặc biệt là sử dụng mơ hình VAR đệ quy thì để kết quả được chính xác địi hỏi chuỗi dữ liệu phải dừng, nếu chuỗi dữ liệu không dừng sẽ cho ra kết quả sai

Một chuỗi dữ liệu thời gian được xem là dừng nếu trung bình và phương sai không thay đổi theo thời gian và hiệp phương sai giữa hai thời điểm chỉ phụ thuộc vào khoảng cách hay độ trễ về thời gian chứ không phụ thuộc vào thời điểm đang xét.

Để kiểm tra tình dừng đề tài sẽ sử dụng kiểm định Augmented Dickey Fuller (ADF) là công cụ phổ biến, được áp dụng rộng rãi trong kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian. Trong đó, các độ trễ thời gian sẽ được lựa chọn theo tiêu chuẩn AIC (Akaike Information Criteria). Đồng thời đề tài còn sử dụng phương pháp Phillips–Perron theo tiêu chuẩn Newey-West Bandwidth để nhằm kiểm định chính xác hơn tính dừng của dữ liệu. Nếu chuỗi dữ liệu khơng dừng đề tài sẽ sử dụng kỹ thuật lấy sai phân để đưa chuỗi dữ liệu về dạng dừng.

3.4.2. Xác định độ trễ tối ƣu của mơ hình

Tất cả các biến trong mơ hình VAR đều là biến nội sinh, biến nghiên cứu

phụ thuộc vào độ trễ của nó. Do đó, có quá nhiều tham số phải ước lượng (2n2-n hệ

số) nên việc thực hiện kiểm định để lựa chọn độ trễ tối ưu của mơ hình VAR là quan trọng. Các nhà kinh tế thường dựa vào một số tiêu chuẩn sau đây để xác định độ trễ tối ưu của mơ hình: phương pháp tiêu chuẩn FPE và AIC của Akaike (1790, 1974); phương pháp tiêu chuẩn HQ của Hannam và Quinn (1979); phương pháp tiêu chuẩn LR của Sims (1980); phương pháp tiêu chuẩn khác như Schwarz (1978), Shibata (1981) và Rice (1984), mỗi phương pháp đều có các tính chất tối ưu riêng biệt.

3.4.3. Kiểm định nhân quả Granger

Đề tài thực hiện kiểm định nhân quả Granger nhằm xem xét với một độ trễ đã chọn thì các biến trong mơ hình có quan hệ nhân quả với nhau về mặt thống kê khơng. Mơ hình kiểm định Granger chỉ đơn giản được dùng để trả lời cho câu hỏi có hay khơng sự thay đổi của biến X gây ra sự thay đổi của biến Y và ngược lại. Phương trình hồi quy trong kiểm định Granger mơ tả như sau:

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tài khóa đến nền kinh tế vĩ mô VN trong ngắn hạn (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w