Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Eview.
Kết quả Hình 4.2 cho thấy khi có 1 cú sốc tăng 1 độ lệch chuẩn trong chi tiêu chính phủ thì GDP thực giảm mạnh trong 2 quý đầu tiên, sau đó giảm chậm dần đến cuối quý thứ 4 và đạt trạng thái cân bằng mới sau quý thứ 4.
Chi tiêu chính phủ tăng làm lạm phát tăng và đạt đỉnh vào cuối quý 3, sau đó đạt mức cân bằng mới trong dài hạn.
Chi tiêu chính phủ tăng làm doanh thu thuế giảm mạnh trong 2 quý đầu tiên, sau đó giảm dần sau quý thứ 2 và dường như đi vào xu thế ổn định trong dài hạn.
Chi tiêu chính phủ tăng làm lãi suất cho vay theo quý tăng ngay khi cú sốc xảy ra và lập đỉnh ở quý thứ 2 sau đó giảm dần bằng 0 ở gần cuối quý 4 và sau quý thứ 4 thì các tác động gần như kết thúc. Tuy nhiên sau q 2, kết quả là khơng có ý nghĩa thống kê.
Ngồi ra, cú sốc chi tiêu chính phủ cịn ảnh hưởng đến chính nó và ảnh hưởng đến doanh thu thuế, các chỉ tiêu giảm mạnh trong 2 quý đầu tiên sau cú sốc, sau đó giảm chậm hơn đến cuối quý 4, sau quý 4 các ảnh hưởng dường như suy yếu đi và các chỉ tiêu đều trở về trạng thái cân bằng.
Qua kết quả trên ta có thể thấy được tác động của chi tiêu chính phủ đến GDP thực, lạm phát và lãi suất là trái ngược với học thuyết của Keynes và phù hợp với lý thuyết của trường phái Tân cổ điển khi cho rằng việc tăng chi tiêu chính phủ sẽ làm dẫn đến tăng lãi suất, tăng lạm phát và giảm sản lượng đầu ra của nền kinh tế. Kết quả phân tích này phù hợp với kết quả phân tích của António Afonso và Ricardo M. Sousa (2010) khi áp dụng phân tích đối với Bồ Đào Nha nhưng lại khác so với kết quả của Ignacio Lozano và Karen Rodríguez (2011) về đánh giá tác động của cú sốc chi tiêu chính phủ đến GDP thực.
Kết quả của còn cho thấy tác động của cú sốc chi tiêu chính phủ lên các biến vĩ mơ trên là gần như ngay tức thì và tác động đối với các biến GDP thực và lạm phát là kéo dài. Tuy nhiên các tác động đối với lãi suất chỉ có ý nghĩa thống kê trong ngắn hạn.
Tiếp theo, ta đánh giá tác động của một cú sốc doanh thu thuế lên các biến vĩ mô như sau: