Sự hình thành cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh bến tre (Trang 36 - 44)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứ u

3.2.1 Sự hình thành cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bến Tre

3.2.1 Sự hình thành cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bến Tre Tre

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và căn cứ vào Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; Thơng tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43 của Chính phủ.

Từ đó, với đội ngũ 09 cán bộ, viên chức, Phịng Kế tốn đã tham mưu cho Ban giám đốc xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tài chính đối với bệnh viện gửi Sở Tài chính phê duyệt. Căn cứ vào Quy định về việc phân loại đơn vị sự nghiệp và mức kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên, bệnh viện được xác định thuộc loại đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi hoạt động. Do đó, Giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bến Tre có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định từ điều 10 đến điều 20 tại mục 1 và mục 2 thuộc chương 3 của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, bao gồm các nội dung cụ thể:

- Quy định về nguồn tài chính và quyền tự chủ về khoản thu, mức thu phù hợp với từng loại hoạt động, tường đối tượng, nhưng không vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền qui định

- Quy định về nội dung chi và quyền tự chủ về sử dụng nguồn tài chính - Quy định về tự chủ tiền lương, tiền công và thu nhập

- Quy định tự chủ về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm - Quy định quyền tự chủ về sử dụng các quỹ

- Quy định quyền tự chủ huy động vốn - Quy định quyền quản lý và sử dụng tài sản

3.2.2 Thực trạng cơ chế quản lý tự chủ tài chính tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bến Tre

Bệnh viện YHCT do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và quản lý. Cơ chế quản lý căn cứ vào Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu và được thay thế bằng Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài

chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập. Bệnh viện được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo một phần kinh phí để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chun mơn được giao. Được phép thu một số loại phí, lệ phí từ việc mở rộng dịch vụ để bù đắp chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ viên chức.

3.2.2.1 Thực trạng nguồn tài chính của bệnh viện YHCT

Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bến Tre duy trì các họat động khám chữa bệnh chủ yếu dựa vào 03 nguồn thu chính đó là: Ngân sách nhà nước cấp, viện phí và Bảo hiểm y tế. Ngoài ra, một số nguồn thu khác do bệnh viện triển khai theo cơ chế tự chủ tài chính cũng góp phần đáng kể vào nguồn thu của bệnh viện.

Để có cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của bệnh viện trong việc sử dụng nguồn tài chính nhằm mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động khi thực hiện cơ chế tài chính tự chủ, cơ cấu nguồn thu tại bệnh viện giai đoạn 2009-2013 thể hiện trong bảng tổng hợp các nguồn thu.

Bảng 3.3 Tổng hợp các nguồn thu giai đoạn từ 2009 – 2013

( Đơn vị tính: ngàn đồng)

Nguồn

thu NSNN Viện phí và BHYT Nguồn khác Tổng cộng

Năm Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 2009 4.900.095 31,84 9.526.386 61.90 963.356 6,26 15.389.837 100 2010 6.893.310 30,85 14.747.328 65,99 707.505 3,16 22.348.143 100 2011 9.826.437 41,07 13.753.995 57,48 349.104 1,45 23.929.536 100 2012 11.757.592 37,18 19.562.324 61,87 300.870 0,95 31.620.786 100 38

2013 15.559.866 39,48 23.522.825 59,68 330.550 0,84 39.413.241 100

(Nguồn báo cáo quyết tốn tài chính của bệnh viện YHCT tỉnh Bến Tre từ năm 2009 đến năm 2013)

Nguồn thu viện phí và BHYT của bệnh viện YHCT không ngừng tăng trong những năm qua và trở thành nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động của bệnh viện, chiếm khoảng 50-60% tổng kinh phí hoạt động. Từ đó, khoản thu này đã góp phần khơng nhỏ trong việc đảm bảo kinh phí hoạt động với điều kiện kinh phí ngân sách nhà nước cịn hạn hẹp, cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữ bệnh cho nhân dân, cũng là góp phần từng lúc nâng cao đời sống cán bộ viên chức trong bệnh viện.

Vẫn từ 03 nguồn thu chính, nhưng từ khi được thành lập và đi vào hoạt động cung cấp các dịch vụ y tế, bệnh viện đã thực hiện hai cơ chế quản lý tài chính. So sánh giữa hai cơ chế quản lý tài chính mà bệnh viện đã áp dụng thực hiện thì hiệu quả có sự khác biệt. Cụ thể:

a) Giai đoạn trước khi thực hiện cơ chế tài chính tự chủ (cơ chế bao cấp).

Trong thời gian dài, các đơn vị sự nghiệp nhà nước là các đơn vị công lập chịu một cơ chế quản lý như các đơn vị hành chính nhà nước thuần túy và được gọi chung là các cơ quan hành chính sự nghiệp. Cơ chế quản lý này đã làm mất tính năng động, tự chủ đồng thời kìm hãm sự phát triển của các đơn vị sự nghiệp và bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bến Tre cũng là một trong số đơn vị sự nghiệp của tỉnh đã phải thực hiện theo một cơ chế ràng buộc như thế trong suốt thời gian dài hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Về mặt tài chính, bệnh viện khơng có động lực phát triển nguồn thu, mà chủ yếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước cấp. Chính điều này một mặt khơng có điều kiện tạo ra các loại hình dịch vụ đa dạng phục vụ cho người bệnh cả về số lượng và chất lượng, mặt khác tạo ra tâm lý thụ động, sự ỷ lại trong việc điều hành thực hiện

nhiệm vụ. Trong chu kỳ hoạt động là một năm, nếu có phát sinh kinh phí so với dự tốn thì đơn vị có thể trình và xin bổ sung kinh phí, lý do phát sinh vốn phải phù hợp với thực tế và việc bổ sung kinh phí khơng mang tính thường xuyên.

Với điều kiện như vậy, trong thời gian đó bệnh viện vẫn hoạt động đúng theo chức năng nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, công tác khám và điều trị nội trú đa phần là theo phương pháp cổ truyền, sử dụng thuốc nam và hình thức châm cứu là chính; cơ sở vật chất chưa được đầu tư đồng bộ ; thu nhập của cán bộ chỉ có lương cơ bản. Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ chưa chuyên tâm vào công tác nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực phụ trách nhằm có những bài thuốc mới, mang lại hiệu quả cao đối với người bệnh trong quá trình điều trị tại bệnh viện, cũng như chưa quan tâm nhiều đến việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, việc này đồng nghĩa với năng lực chuyên môn chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu của người dân. Từ đó, xuất hiện hạn chế trong công tác khám và điều trị bệnh cho người dân địa phương từ phương pháp kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc người dân có xu hướng chọn đến phương pháp điều trị bệnh bằng tây y, thay vì phải chọn hình thức điều trị bệnh tật của mình bằng phương pháp y học cổ truyền sẽ mang lại hiệu quả khơng kém.

Thực hiện chủ trương đổi mới, Chính phủ đã quyết tâm đổi mới cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp mà trước tiên là áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Trong đó y tế, giáo dục và văn hóa là các lĩnh vực đi đầu và có nhiều khả năng mở rộng quy mơ nâng cao chất lượng hoạt động phát triển nguồn thu.

b) Giai đoạn sau khi đổi mới cơ chế quản lý tài chính * Sự cần thiết đổi mới.

- Phân biệt rõ cơ quan hành chính cơng quyền, với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công;

- Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp nhằm giảm cơ chế “xin cho”, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị;

- Sử dụng tiết kiệm kinh phí hành chính, nghiệp vụ, tăng cường hiệu quả hoạt động dịch vụ cơng và khuyến khích đơn vị tổ chức, sắp xếp biên chế theo hướng tinh giảm bộ máy quản lý Nhà nước phát triển hoạt động sự nghiệp có nguồn thu để nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng thu nhập cho người lao động.

* Mục đích

- Tạo quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp có thu;

- Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp theo hướng đa dạng hóa các loại hình;

- Sắp xếp bộ máy tổ chức và bố trí lao động hợp lý; tăng thu nhập, khen thưởng cho người lao động.

Trong giai đoạn này, câu hỏi đầu tiên được đặt ra ở phần mở đầu của luận văn tác giả xin nêu cụ thể sự khác biệt giữa cơng tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ với cơ chế cấp phát tại bệnh viện YHCT tỉnh Bến Tre.

Trước hết là cơng việc thực hiện lập dự tốn, căn cứ lập dự toán,…

Bảng 3.4 So sánh cơ chế quản lý tài chính theo dự tốn năm và cơ chế tự chủ tài chính

Tiêu chí Cơ chế quản lý tài chính theo

dự tốn năm Cơ chế tự chủ tài chính

Kỳ lập dự toán - Hàng năm - Lập cho 03 năm liên tục

Căn cứ lập dự toán

- Chức năng, nhiệm vụ được giao - Các tiêu chuẩn, định mức của

Nhà nước

- Chức năng, nhiệm vụ được giao

- Nhiệm vụ của năm kế hoạch - Chế độ chi tiêu tài chính hiện

hành, quy chế chi tiêu nội bộ được phê duyệt

- Kết quả hoạt động sự nghiệp, 41

tình hình thu, chi tài chính của năm trước liền kề

Thực hiện dự toán

- Tuyệt đối tuân thủ các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước trong phạm vi dự toán được duyệt

-Thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ

-Được điều chỉnh các nôi dung chi, các nhóm mục chi trong dự tốn chi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị

Quyết toán

- Theo các mục chi của mục lục NSNN tương ứng với từng nội dung chi

- Các khoản kinh phí chưa sử dụng hết phải nộp vào NSNN hoặc giảm trừ dự toán năm sau

- Theo các mục chi của mục lục NSNN tương ứng với từng nội dung chi

- Các khoản kinh phí chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng

Thứ hai, là việc quản lý kinh phí được cấp cũng như kinh phí từ nguồn thu viện phí, BHYT sao cho có hiệu quả, mà cụ thể là bệnh viện phải đảm bảo duy trì, phát triển mở rộng dịch vụ đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh cho người dân,…

Trong thời gian qua, bệnh viện đã sử dụng quyền tự chủ của mình về tài chính đã chú trọng đến cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ y bác sĩ trực tiếp công tác điều trị. Đồng thời, từng lúc cải thiện đời sống vật chất cho tập thể cán bộ viên chức của bệnh viện. Với phương châm “Lương y như từ mẫu” cùng với chức năng nhiệm vụ chính trị được giao, tập thể cán bộ viên chức của bệnh viện cùng nhau thi đua phấn đấu hồn thành nhiệm vụ, khơng chỉ trong cơng tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân mà song song đó là thực hiện tốt cơng tác quản lý tài chính tại bệnh viện. Với cơ chế tự chủ tài chính, bệnh viện đã quan tâm và chủ động đầu tư trang bị các máy móc thiết bị, dụng cụ y tế phục vụ cho công tác

chữa bệnh cho người dân, mở rộng dịch vụ y tế, đặc biệt là những dụng cụ có tác dụng tốt trong việc điều trị, phục hồi sức khỏe mà không cần sử dụng thuốc.

Hiệu quả mang lại cho người bệnh sau một đợt điều trị với phương pháp Đông – Tây y kết hợp cùng với tập vật lý trị liệu, sự tín nhiệm của người dân đối với bệnh viện ngày một tăng và bệnh nhân đến nhập viện để chữa bệnh hoặc phục hồi sức khỏe với số lượng ngày càng đông. Cụ thể, trong thời gian qua bệnh viện đã thực hiện các chỉ tiêu như sau:

Bảng 3.5 Tổng hợp tình hình thực hiện các chỉ tiêu về phương pháp trị bệnh không dùng thuốc từ năm 2009 đến năm 2013

STT CÁC CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 2013

1 Số lần châm cứu 8.953 8.956 9.636 9.207 9.270

2 Số lần chiếuhồng ngoại 35.265 34.852 34.608 33.552 29.182

3 Số lần xoa bóp, bấm huyệt 3.758 18.240 29.084 35.177 57.674

4 Số lần chiếu tia laser 21.103 19.283 29.152 30.839 26.512

5 Số lần chạy từ trường 1.014 822 1.696 1.751 1.619

6 Số lần kéo cột sống 1.212 2.575 4.341 7.508 9.578

7 Số lần chạy trung tần 33.356 31.232 41.666 51.144 52.864

8 Số lần Paraphin 18.086 20.541 25.627 32.856 34.388

9 Số lần tập vật lý trị liệu 21.060 21.651 22.163 24.613 22.290

Trong các chỉ tiêu về điều trị bệnh bằng phương pháp không dùng thuốc như là: Paraphin; xoa bóp, bấm huyệt; kéo cột sống, tập vật lý trị liệu,... đây là quyền lợi cho người dân khi đến điều trị bệnh tại bệnh viện được tăng thêm so với trước đây khi chưa áp dụng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, và đây cũng chính là phần trả lời cho câu hỏi thứ hai được đặt ra trong luận văn.

Từ việc quan tâm chi cho đầu tư con người, cán bộ viện chức công tác tại bệnh việc có sự đầu tư cho việc nghiên cứu các đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn, mà cụ thể là:

Thực hiện đề tài thủ nghiệm giai đoạn 3, cấp Bộ “Nghiên cứu thẩm định đánh giá an toàn và hiệu lực thuốc điều trị cắt cơn cai nghiệm ma túy Bông sen”

Thực hiện 02 (hai) đề tài và 01 (một) sáng kiến cấp tỉnh; 09 (chín) đề tài cấp ngành, 114 đề tài cấp cơ sở và 17 sáng kiến

Từ những cơng trình nghiên cứu khoa học có hiệu quả cao trong thực tế, bệnh viện luôn được sự đánh giá cao của lãnh đạo địa phương và Bộ Y tế; sự tín nhiệm của người dân dành cho bệnh viện nói chung và đội ngũ y bác sĩ điều trị nói riêng ngày một tăng.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh bến tre (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w