Số lượng vận động viên đội tuyển trẻ và đội tuyển tỉnh

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao tỉnh an giang (Trang 36 - 43)

STT Môn Năm 2011 Năm 2012

[1] [2] [3] [4] [1] [2] [3] [4] [1] [2] [3] [4] 1 Điền kinh 9 4 13 8,9 7 5 12 9,3 7 5 12 8,5 2 Xe đạp 12 8 20 13,7 10 12 22 17,1 10 12 22 15,5 3 Bơi lội 1 2 3 2,1 1 1 2 1,6 1 1 2 1,4 4 Vovinam 5 8 13 8,9 7 6 13 10,1 3 6 9 6,3 5 Võ cổ truyền 8 4 12 8,2 7 5 12 9,3 7 6 13 9,2 6 PencakSilat 7 3 10 6,8 4 7 11 8,5 3 8 11 7,7 7 Thể hình 3 8 11 7,5 3 8 11 8,5 2 9 11 7,7 8 Đá cầu 4 1 5 3,4 3 0 3 2,3 5 0 5 3,5 9 Taekwondo 8 1 9 6,2 6 2 8 6,2 7 2 9 6,3 10 Boxing 6 1 7 4,8 4 2 6 4,7 14 2 16 11,3 11 Wushu 4 1 5 3,4 3 1 4 3,1 2 2 4 2,8 12 Canoeing 5 5 10 6,8 3 9 12 9,3 7 9 16 11,3 13 Thuyền TT 0 3 3 2,1 0 0 0 0,0 0 0 0 0,0 14 Karatedo 5 0 5 3,4 3 0 3 2,3 1 0 1 0,7 15 Kickboxing 5 0 5 3,4 4 0 4 3,1 2 2 4 2,8 16 Muay Thai 5 0 5 3,4 2 1 3 2,3 2 0 2 1,4 17 Cử tạ 5 0 5 3,4 3 0 3 2,3 5 0 5 3,5 18 Đẩy gậy 5 0 5 3,4 0 0 0 0,0 0 0 0 0,0 Tổng cộng 97 49 146 100,0 70 59 129 100,0 78 64 142 100,0

[1]: Số vận động viên đội trẻ [3]: Tổng số VĐV đội trẻ và đội tuyển

[2]: Số vận động viên đội tuyển [4]: Tỷ lệ % VĐV các môn trong tổng số VĐV

Tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao An Giang, năm 2011 có 146 VĐV tập trung, trong đó đội trẻ có 97 VĐV, chiếm 66,4% trong tổng số VĐV và đội tuyển có 49 VĐV, chiếm 33,6%. Mơn có số VĐV tập trung cao nhất ở cả đội trẻ và đội tuyển là mơn Xe đạp, chiếm 13,7% và mơn có số VĐV tập trung ít nhất là mơn Bơi lội và Thuyền truyền thống, chiếm 2,1% trong tổng số VĐV. Năm 2012, tổng số VĐV tập trung là 129 VĐV, giảm so với năm 2011 là 17 VĐV (tương đương 11,6%), số VĐV thuộc trẻ là 70 VĐV, chiếm 54,3% trong tổng số VĐV, số VĐV thuộc đội tuyển là 59 VĐV, chiếm 45,7%; trong đó, mơn có số VĐV tập trung cao nhất ở cả đội trẻ và đội tuyển là mơn Xe đạp, chiếm 17,1%; mơn có số VĐV tập trung ít nhất là mơn Bơi lội, chiếm 1,6% và mơn khơng có VĐV tập trung là môn Thuyền truyền thống và môn Đẩy gậy. Năm 2013, số lượng VĐV tập trung đạt tổng số là 142 VĐV, giảm so với năm 2011 là 4 VĐV (tương đương 2,7%) và tăng so với năm 2012 là 13 VĐV (tương đương 10,1%); trong đó, đội trẻ có 78 VĐV, chiếm 54,9% và đội tuyển có 64 VĐV, chiếm 45,1%; mơn có số VĐV tập trung cao nhất vẫn là mơn Xe đạp, chiếm 15,5%; mơn có số VĐV tập trung ít nhất ở năm 2013 là môn Karatedo và hai môn không có VĐV tập trung vẫn là mơn Thuyền truyền thống và môn Đẩy gậy.

1.7.Tổng quan các nghiên cứu trước đây

1.7.1.Trong nước

Trong những năm gần đây ở nước ta có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực thể thao chẳng hạn như các tác giả Nguyễn Trọng Lợi (2004); Trần Đức Cường (2011); Phạm Phi Hùng (2011). Các tác giả này nghiên cứu về đánh giá trình độ thể lực và kỹ thuật của vận động viên bóng đá hoặc đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên bóng bàn hoặc nghiên cứu ảnh hưởng tập luyện ngoại khoa môn taekwondo đến sự phát triển các tố chất thể lực của sinh viên, chứ chưa có một tác giả nào nghiên cứu về phân tích và đánh giá các chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao do đặc thù của ngành thể thao thành tích cao các tác giả thường nghiên cứu sâu về công tác huấn luyện các môn thể thao thuộc lĩnh vực cơng tác của tác giả.

Nhìn chung, trên cả nước đa có nhiều cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực thể thao mang lại hiệu quả thiết thực trong việc đánh giá trình độ tập luyện, trình độ thể lực và kỹ thuật, mối liên quan giữa trình độ thể lực toàn diện và thành tích thể thao của vận động viên …nhằm đưa ra giải pháp nâng cao trình độ tập luyện, xây dựng test tuyển chọn vận động viên theo hướng hiện đại, góp phần nâng cao thành tích của các VĐV TTTTC cũng như nâng cao vị thế của thể thao Việt Nam.

Trên địa bàn tỉnh An Giang cũng đa có một số cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực thể thao, như đề tài “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn về hình thái, chức năng, thể lực và kỹ thuật ở vận động viên Taekwondo năng khiếu nam lứa tuổi 12-14 tỉnh An Giang” của tác giả Nguyễn Bích Thủy hoặc đề tài “Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện Nam vận động viên PencakSilat lứa tuổi 15-17 sau một năm tập luyện” của tác giả Lê Nguyệt Minh.

Trong cơng trình nghiên cứu của mình, tác giả đa đánh giá được thực trạng công tác tuyển chọn, nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn về hình thái, chức năng, thể lực, kỹ thuật ở vận động viên Taekwondo năng khiếu nam lứa tuổi 12-14, cũng như nghiên cứu và khảo sát hiện trạng trình độ tập luyện của vận động viên,

xây dựng hệ thống bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên PencakSilat lứa tuổi 15-17 sau một năm tập luyện. Qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế sai số trong công tác tuyển chọn, đào tạo vận động viên, chuẩn bị lực lượng kế thừa tốt cho môn Taekwondo hoặc đưa ra giải pháp nhằm nâng cao trình độ tập luyện của vận động viên PencakSilat tỉnh An Giang trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để phân tích và đánh giá các chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao tỉnh An Giang thì hiện nay chưa có một cơng trình nghiên cứu nào. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng các chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao, phân tích và đánh giá chính sách, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao tỉnh An Giang, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành thể thao tỉnh An Giang là vô cùng cần thiết.

1.7.2.Ngoài nước

Trên phạm vi thế giới đa có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến VĐV, như cơng trình “Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài năng của các VĐV điền kinh ưu tú tại Hồng Kông” (Factors influencing talent development of elite athletes in Hong Kong) của Chan, Oi-lan xuất bản năm 2012, tác giả điều tra làm thế nào các yếu tố cá nhân bên trong và mơi trường đa hình thành niềm tin và kinh nghiệm của các vận động viên tài năng tại Hồng Kông, bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp thực tế. Bốn người tham gia vào nghiên cứu là những VĐV ưu tú được cơng nhận cho thành tích thể thao xuất sắc của họ. Nghiên cứu nhằm tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào để các yếu tố cá nhân bên trong (ví dụ như động cơ) và các yếu tố mơi trường (ví dụ như huấn luyện viên, giáo viên, phụ huynh, nguồn ngun liệu vật lý) đóng góp tích cực vào sự phát triển tài năng của các VĐV điền kinh ưu tú?”

Đặc biệt hơn có cơng trình “Hiệu quả của mơ hình phát triển VĐV” (The efficacy of athlete development models) của John Armstrong xuất bản năm 2010, đa

phân tích những nhận thức của vận động viên liên quan đến hiệu quả của chính sách phát triển vận động viên dựa trên hai nền tảng phát triển vận động viên, Long

Term Athlete Development (LTAD) ở Canada và Junior Sport Framework (JSF) ở Australia. Cơ cấu cạnh tranh, giáo dục huấn luyện và con đường phát triển VĐV là những khu vực mà chính sách đa tập trung cụ thể. Nghiên cứu nhằm tìm những ý kiến của VĐV như những gì một chính sách phát triển VĐV tốt cần bao quát.

Kết luận: Với các tài liệu thứ cấp thu thập được tại hai điểm nghiên cứu,

đề tài đa tìm hiểu được thực trạng các chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao, cho thấy các chính sách này cịn một số điểm chưa hợp lý, trong đó chế độ tiền th phịng nghỉ khi tham gia tập huấn và thi đấu chưa có văn bản quy định, chỉ thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ do các đơn vị xây dựng. Đề tài cũng đa xác định được một số nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực thể thao, trong đó chưa có nghiên cứu nào tập trung phân tích và đánh giá về chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao.

CHƯƠNG II

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Khung phân tích

Việc phân tích và đánh giá các chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao được thực hiện dựa trên những mơ tả cụ thể về quy trình tuyển chọn VĐV cũng như q trình tiếp cận các chính sách của vận động viên như sau:

Về quy trình trình tuyển chọn VĐV cũng như q trình tiếp cận các chính sách của vận động viên: Học sinh năng khiếu sau khi đảm bảo được các test do Hội đồng tuyển chọn đề ra sẽ được thu tuyển vào tập trung tại Trường Năng khiếu thể thao và trở thành VĐV năng khiếu tập trung, tại đây VĐV sẽ được tập luyện tại Trường hoặc gửi đi tập huấn tại các Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ…) và được đảm bảo các chế độ về tập luyện, tập huấn. Sau một thời gian tập luyện tại Trường Năng khiếu thể thao hoặc tại các Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia, VĐV năng khiếu sẽ được cử tham gia thi đấu một số giải thể thao phù hợp với lứa tuổi và được đảm bảo các chế độ về thi đấu, nếu đạt thành tích thì sẽ được chuyển lên đội tuyển trẻ hoặc đội tuyển tỉnh và khen thưởng theo quy định. Trường hợp trong quá trình tập luyện HLV nhận thấy VĐV khơng thể phát triển thành tích Trường Năng khiếu thể thao sẽ tiến hành thôi tập trung đối với VĐV. VĐV thôi tập trung sẽ được hưởng trợ cấp tiền công một lần tối thiểu bằng ba tháng tiền công khi tập luyện. Đối với VĐV sau khi được nâng lên đội tuyển trẻ hoặc đội tuyển tỉnh sẽ được tập trung tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao. Tại Trung tâm này, các VĐV tiếp tục được huấn luyện hoặc cử tham gia tập huấn và thi đấu các giải trong và ngoài nước, đồng thời được hưởng các chế độ về tập luyện, tập huấn và thi đấu theo quy định.

Hình 2.1: Quy trình tuyển chọn và q trình tiếp cận các chính sách của vận động viên thể thao thành tích cao tỉnh An Giang

2.2.Phương pháp lấy mẫu

Chọn điểm nghiên cứu

Trường Năng khiếu thể thao và Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao là nơi tuyển chọn huấn luyện và đào tạo để phát triển năng khiếu của học sinh trong lĩnh vực thể dục thể thao; Cử vận động viên tham gia thi đấu các giải thể thao trong nước và quốc tế và là nơi thực hiện các chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao tỉnh An Giang.

Quy mơ và cách chọn mẫu điều tra

Sử dụng phương pháp điều tra VĐV thông qua phiếu hỏi với quy mơ mẫu là 100 VĐV, trong đó: có 50 VĐV thuộc đội tuyển năng khiếu, 30 VĐV thuộc đội trẻ và 20 VĐV thuộc đội tuyển. Danh sách cụ thể các VĐV tại từng điểm nghiên cứu sẽ được lập trước khi tiến hành điều tra. Việc điều tra sẽ được thực hiện theo

quy trình sau: Tại hai điểm nghiên cứu, căn cứ vào danh sách các VĐV của từng môn thể thao do các HLV cung cấp, tác giả chọn ra một số VĐV làm đối tượng để điều tra đúng theo số quy mô mẫu thực hiện, khơng phân biệt giới tính, trình độ học vấn hay đa đạt thành tích gì…Sau khi đa chọn đủ số lượng VĐV cần điều tra, tác giả lập danh sách chính thức và tiến hành phát phiếu điều tra cho các VĐV, hướng dẫn các VĐV điền thông tin vào phiếu điều tra và hẹn ngày thu phiếu lại, sau khi các VĐV đa điền đầy đủ thông tin vào phiếu điều tra. Các VĐV được chọn mẫu để điều tra thuộc nhiều môn khác nhau và các VĐV này thuộc đội tuyển năng khiếu nhiều hơn đội trẻ và đội tuyển là do số VĐV tập trung đội tuyển năng khiếu nhiều hơn đội trẻ và đội tuyển, với cách chọn mẫu điều tra như vậy thì số liệu điều tra sẽ có tính khách quan và độ chính xác cao.

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao tỉnh an giang (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w