Phân loại mức độ hài lịng của vận động viên về chế độ khen thưởng

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao tỉnh an giang (Trang 62)

3.1.6.Chính sách ưu đãi đơi với vận động viên đạt thành tích cao

Thực hiện theo Quyết định số 36/2009/QĐ-UBND ngày 10 tháng 09 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành chính sách ưu đai đối với vận động viên thể thao đạt thành tích cao tỉnh An Giang.

Ủ ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành chính sách ưu đai này nhằm áp dụng đối với các VĐV TTTTC tỉnh An Giang, chia thành 04 nhóm đối tượng:

Đối tượng 1: VĐV đạt được các thành tích như: Huy chương Olympic (đại hội thể thao thế giới); Hai huy chương vàng giải vô địch thế giới (các môn trong hệ

thống thi đấu Olympic); Hai huy chương vàng ASIAD (các môn trong hệ thống thi đấu Olympic)…

Chế độ ưu đai: Thưởng 300 triệu đồng, quy hoạch đào tạo, trợ cấp 100% học phí học Đại học TDTT, ưu tiên bố trí cơng tác trong ngành thể thao hoặc được giới thiệu công tác ở ngành khác nếu VĐV có nguyện vọng.

Đối tượng 2: VĐV đạt được các thành tích như: Hai huy chương vàng ASIAD (các môn không nằm trong hệ thống thi đấu Olympic); Hai huy chương vàng giải vô địch thế giới (các môn không nằm trong hệ thống thi đấu Olympic) + một huy chương vàng SEA Games; Ba huy chương vàng SEA Games; …

Chế độ ưu đai: Thưởng 200 triệu đồng, quy hoạch đào tạo, trợ cấp 100% học phí học Đại học TDTT, ưu tiên bố trí cơng tác trong ngành thể thao hoặc được giới thiệu công tác ở ngành khác nếu VĐV có nguyện vọng.

Đối tượng 3: VĐV đạt được các thành tích như: Đoạt huy chương bạc, huy chương đồng các giải vô địch thế giới (các môn trong hệ thống thi đấu Olympic); Huy chương vàng hoặc huy chương đồng ASIAD hoặc một huy chương vàng giải vô địch Châu Á (các môn trong hệ thống thi đấu Olympic); Hai huy chương vàng SEA Games …

Chế độ ưu đai: Thưởng 100 triệu đồng, quy hoạch đào tạo, trợ cấp 100% học phí học Đại học TDTT, ưu tiên bố trí cơng tác trong ngành thể thao hoặc được giới thiệu công tác ở ngành khác nếu VĐV có nguyện vọng.

Đối tượng 4: VĐV đạt được các thành tích như: Đoạt một huy chương bạc hoặc huy chương đồng SEA Game; Huy chương vàng đại hội thể dục thể thao; Ba huy chương vàng giải vô địch quốc gia.

Chế độ ưu đai: Vận động viên trong diện quy hoạch đào tạo được trợ cấp 100% học phí học Đại học TDTT. Vận động viên trong diện quy hoạch đào tạo sẽ được bố trí cơng tác trong ngành thể thao.

Quyết định này còn quy định một số quy ước quy đổi, nếu VĐV khơng đạt theo tiêu chí quy định tại 04 nhóm đối tượng trên thì được quy đổi để áp dụng.

Bảng 3.8: Thống kê mức độ hài lịng của vận động viên về Chính sách ưu đai

STT Mức độ hài lòng V Tỷ lệ % 1 Rất hài lịng 7 7,0 2 Hài lòng 30 30,0 3 Tạm được 44 44,0 4 Khơng hài lịng 19 19,0 5 Rất khơng hài lịng 0 0,0 Tổng cộng 100 100,0

Nguồn: Tính tốn từ kết quả điều tra VĐV Hình 3.9: Phân loại mức hài lịng của vận động viên về Chính sách ưu đai

Theo kết quả điều tra VĐV, trong số 100 VĐV được điều tra, có 7 VĐV rất hài lịng về chính sách ưu đai đối với VĐV (tương đương với 7%); có 30 VĐV hài lịng về chính sách này, chiếm 30%; Số VĐV cảm thấy tạm được là 44 VĐV, tương đương 44%; Chỉ có 19% VĐV là khơng hài lịng về chính sách ưu đai và khơng có VĐV nào là rất khơng hài lịng về chính sách ưu đai. Kết quả này cho thấy phần lớn

VĐV là hài lịng về chính sách ưu đai của Nhà nước đối với vận động viên và nó cũng là một phần động lực giúp các em cố gắng trong tập luyện và nâng cao thành tích. Tuy nhiên cũng cần phải thường xuyên cập nhật và sửa đổi một số nội dung của chính sách để có thể phát huy hơn nữa hiệu quả của chính sách này trong thời gian tới.

3.2. Các nhân tơ anh hưởng đến trình độ tập luyện và thành tích thi đấu của vận động viên

Trong lĩnh vực thể thao thành tích cao thì các nhân tố có ảnh hưởng đến trình độ tập luyện và thành tích thi đấu của vận động viên bao gồm: Công tác tuyển chọn VĐV; Kỹ năng huấn luyện và trình độ chun mơn của HLV; Đặc điểm của vận động viên như: chiều cao, thể trạng, tâm sinh lý…Ngoài ra, cịn có một số yếu tố khác như là: Cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện; Chế độ dinh dưỡng đặc thù, chế độ tập huấn, thi đấu; Chính sách ưu đai đối với VĐV; Động lực tập luyện của VĐV như: vì gia đình hoặc do đam mê về thể thao hoặc tiền thưởng và việc làm sau khi kết thúc thi đấu cũng có ảnh hưởng đến trình độ tập luyện và thành tích thi đấu của vận động viên.

Để nâng cao hiệu quả đào tạo, huấn luyện VĐV thể thao thành tích cao thì cần phải đảm bảo thực hiện tốt các vấn đề có liên quan đến các nhân tố trên. Chẳng hạn, đối với công tác tuyển chọn VĐV cần phải áp dụng phương pháp tuyển chọn mới, sử dụng các dụng cụ chuyên dùng hiện đại trong cơng tác tuyển chọn; Đối với HLV thì phải thường xuyên được cập nhật những kiến thức mới trong công tác huấn luyện; Đối với cơ sở vật chất, dụng cụ chuyên dùng cho công tác chuyên môn cần phải được đảm bảo đủ số lượng và chất lượng nhằm phục vụ tốt nhất cho việc tập luyện các mơn thể thao; Các chính sách đối với vận động viên, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng đặc thù phải đảm bảo đủ dinh dưỡng để các VĐV tập luyện và thi đấu, tiền công tập luyện thì phải tương xứng với cơng sức tập luyện của VĐV đảm bảo cho VĐV có đủ điều kiện hồi phục tốt nhất, chế độ tập huấn và thi đấu phải theo kịp với giá thị trường, đảm bảo cho VĐV được thuận lợi khi tập huấn và thi đấu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tập huấn và thành tích thi đấu của VĐV; Chế độ khen thưởng xứng đáng để khuyến khích tinh thần tập luyện và thi đấu của VĐV. Còn lại các nhân tố khác như: đặc điểm của VĐV, động lực tập luyện… là do tự bản thân các VĐV cố gắng phấn đấu, nổ lực tập luyện nhằm đạt được thành tích cao nhất.

Bảng 3.9: Kết quả nghiên cứu về động lực tập luyện của vận động viên

STT Động lực tập luyện của VĐV

Đội

Năng khiếu Đội trẻ Đội tuyển Tổng cộng VĐV Tỷ lệ (%) VĐV Tỷ lệ (%) VĐV Tỷ lệ (%) VĐV Tỷ lệ (%) 1 Không trả lời 17 56,7 10 33,3 3 10,0 30 30,0 2 Thành tích 1 50,0 1 50,0 0 0,0 2 2,0 3 Việc làm 5 55,6 2 22,2 2 22,2 9 9,0 4 Học Đại học 0 0,0 2 50,0 2 50,0 4 4,0 5 Chính sách ưu đai 0 0,0 0 0,0 3 100,0 3 3,0 6 Khuyến khích của HLV 22 66,7 9 27,3 2 6,06 33 33,0 7 Ước mơ và gia đình 4 100,0 0 0,0 0 0,0 4 4,0

8 Đam mê 1 25,0 3 75,0 0 0,0 4 4,0

9 Tiền thưởng 0 0,0 3 27,3 8 72,7 11 11,0

Tổng cộng 50 50,0 30 30,0 20 20,0 100 100,0

Nguồn: Tính tốn từ kết quả điều tra VĐV

Kết quả nghiên cứu về động lực tập luyện của VĐV, có 33% VĐV phấn đấu tập luyện là do sự quan tâm, khuyến khích của HLV, lanh đạo ngành, 11% VĐV cố gắng tập luyện là do chính sách khen thưởng, 9% VĐV nổ lực tập luyện với hy vọng đạt được thành tích cao nhất là mong muốn sẽ tìm được việc làm sau khi kết thúc sự nghiệp VĐV. Một số ít 4% VĐV cố gắng tập luyện là vì gia đình, vì ước mơ, vì đam mê về thể thao và vì sẽ được học đại học nếu thi đấu đạt thành tích cao. Chỉ có 3% VĐV vì chính sách ưu đai đối với VĐV và 2% VĐV là vì thành tích (thích được nổi tiếng). Cịn lại 30% VĐV khơng trả lời động cơ tập luyện là gì?

3.4. Thao luận

Đề tài nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở hệ thống hóa các chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao tỉnh An Giang; Dựa vào các số liệu thu thập được qua công tác điều tra VĐV và các thơng tin định tính có được từ việc phỏng vấn các chuyên gia, các lanh đạo quản lý lĩnh vực thể thao để phân tích và đánh giá các chính sách này cịn phù hợp hay khơng? nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện các chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao, góp phần mang lại hiệu quả trong tập luyện và thi đấu nhằm nâng cao vị thế của thể thao thành tích cao trên phạm vi cả nước.

Đặc biệt, đối với lĩnh vực thể thao thành tích cao do hầu hết các VĐV phải tập trung toàn bộ thời gian, công sức, tâm huyết để tập luyện, thi đấu, cố gắng phấn đấu nhằm đạt được thành tích cao nhất, khơng có nhiều thời gian đầu tư cho việc học tập nâng cao trình độ văn hố nên khả năng thi đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp không cao. Do đặc thù của quá trình tập luyện và thi đấu thể thao với những đợt tập huấn, thi đấu kéo dài nên đa số các VĐV chỉ bắt đầu học tập, tìm kiếm việc làm khi tuổi đời khơng cịn trẻ. Điều này dễ dẫn đến tâm lý VĐV chán nản, không quyết tâm học tập, dễ dao động và bỏ nghề nên khơng ít VĐV gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sau khi kết thúc sự nghiệp thi đấu của mình. Từ đó việc tìm kiếm tài năng thể thao ngày càng trở nên khó khăn. Do đó, Nhà nước cần có chính sách dành cho các VĐV sau khi kết thúc hợp đồng hoặc kết thúc sự nghiệp VĐV, điều này sẽ giúp các bậc phụ huynh thêm yên tâm khi cho con theo đuổi sự nghiệp TDTT.

Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài có hạn, tỷ lệ mẫu được chọn để điều tra và phỏng vấn chưa cao do thời gian tác giả thực hiện điều tra và phỏng vấn trùng với thời gian các VĐV và các HLV đang chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ và cũng là thời gian chuẩn bị cho Đại hội TDTT Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ VI năm 2015 diễn ra tại An Giang, nên ở đề tài nghiên cứu này tác giả chưa đưa ra được giải pháp “đầu ra’ đối với các VĐV. Đây chính là hạn chế của đề tài.

Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu ở Chương III, có 29% VĐV thiếu dinh

dưỡng để tập luyện, trong đó có 6% VĐV gặp khó khăn trong tập luyện do thiếu dinh dưỡng; 23% VĐV khơng hài lịng vể tiền công tập luyện do không đảm bào được việc hồi phục của VĐV; 42% VĐV không hài lòng về chế độ thuê phòng nghỉ khi tập huấn; 19% VĐV khơng hài lịng về tiền ăn khi thi đấu và 24% VĐV khơng hài lịng về chế độ th phịng nghỉ khi thi đấu do chế độ quá thấp do với giá thị trường; 52% VĐV khơng hài lịng về chế độ khen thưởng các giải khu vực do mức thưởng chưa tương xứng với công sức tập luyện và thi đấu của VĐV; 19% VĐV khơng hài lịng về chính sách ưu đai đối với VĐV. Mặt khác, đối với chế độ thuê phòng nghỉ khi tập huấn và thi đấu chưa có văn bản quy định và chưa có quy định về mức khen thưởng đối với thành tích thi đấu giải cúp các Câu lạc bộ.

PHẦN KẾT LUẬN

4.1.Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu, đề tài đa đánh giá được thực trạng các chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao tỉnh An Giang, xác định được các nhân tố có ảnh hưởng đến trình độ tập luyện và thành tích thi đấu của vận động viên. Trên cơ sở các dữ liệu thứ cấp thu thập được, tác giả đa tìm hiểu một số nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực thể thao trong và ngoài nước, trong đó chưa có nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu về phân tích và đánh giá về chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao.

Ở đề tài nghiên cứu này, tác giả thực hiện dựa trên cơ sở rà soát các tài liệu thứ cấp có liên quan; các dữ liệu thu thập được từ việc điều tra các vận động viên thể thao thành tích cao tỉnh An Giang và thực hiện phỏng vấn các chuyên gia về thể thao, lanh đạo quản lý lĩnh vực thể thao, HLV trưởng và HLV các môn thể thao để đưa ra các thơng tin định tính phục vụ cho nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy các chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao tỉnh An Giang có một số chế độ khơng cịn phù hợp và một số vấn đề cần phải xem xét, điều chỉnh, cụ thể: Chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên trong thời gian tập trung tập luyện và thi đấu thấp, một số vận động viên không đủ dinh dưỡng để tập luyện và thi đấu, qua kết quả nghiên cứu có 29% vận động viên thiếu dinh dưỡng, trong đó có 6% vận động viên gặp khó khăn trong tập luyện; Về chế độ tiền cơng tập huấn và thi đấu, có 23% vận động viên khơng hài lịng do chưa đáp ứng được nhu cầu hồi phục và chưa tương xứng với công sức tập luyện và thi đấu của VĐV; Có 42% VĐV khơng hài lịng về chế độ thuê phòng nghỉ khi tập huấn và 24% VĐV khơng hài lịng về chế độ th phòng nghỉ khi thi đấu do chế độ quá thấp so với mức giá thị trường, do đó các VĐV gặp khó khăn khi tham gia tập huấn và thi đấu, mặt khác chưa có văn bản quy định về chế độ tiền thuê phòng nghỉ khi tập huấn và thi đấu, dẫn đến tình trạng các đơn vị đào tạo và huấn luyện VĐV còn lúng túng trong việc xây dựng mức chi này tại quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Đối với chế

độ khen thưởng các giải khu vực, giải tỉnh, có 52% VĐV khơng hài lịng do mức tiền thưởng quá thấp, chưa đủ để khuyến khích tinh thần tập luyện và thi đấu của VĐV. Ngoài ra, các giải Cúp Câu lạc bộ chưa được khen thưởng trong khi thành tích thì được chấp nhận, do đó khơng tạo ra động lực để các VĐV thi đấu. Về chính sách ưu đai đối với VĐV thể thao thành tích cao, có 19% VĐV khơng hài lịng, cịn lại đa số VĐV tương đối hài lịng với chính sách này. Tuy nhiên, để Chính sách ưu đai trở thành động lực tập luyện và nâng cao thành tích của VĐV thì Nhà nước cũng nên có sự điều chỉnh theo định kỳ để bắt kịp với tình hình thực tế.

4.2.Kiến nghị

Về chế độ dinh dưỡng đặc thù đôi với VĐV thể thao thành tích cao, kiến nghị điều chỉnh như sau: Trong thời gian tập trung tập luyện, VĐV thuộc đội

năng khiếu được hưởng 120.000 đồng/ngày/người, VĐV thuộc đội trẻ thì được hưởng mức 150.000 đồng/ngày/người và VĐV thuộc đội tuyển thì được hưởng 180.000 đồng/ngày/người; Trong thời gian tập trung thi đấu, VĐV thuộc đội năng khiếu được hưởng 180.000 đồng/ngày/người, VĐV thuộc đội trẻ thì được hưởng mức 200.000 đồng/ngày/người và VĐV thuộc đội tuyển thì được hưởng 250.000 đồng/ngày/người.

Về chế độ tiền công tập luyện: Đề nghị điều chỉnh nâng lên mức 50.000đ/ngày/người đối với VĐV thuộc đội năng khiếu; mức 60.000đ/ngày/người, đối với VĐV thuộc đội trẻ; và nâng lên mức 100.000đ/ngày/người, đối với VĐV thuộc đội tuyển tỉnh.

Về chế độ thuê phòng nghỉ khi tập huấn: Đề nghị điều chỉnh từ 90.000 đồng/ngày/người (tại Hà Nội, TPHCM) nâng lên mức 120.000 đồng/ngày/người và từ mức 80.000 đồng/ngày/người (các tỉnh, thành phố khác) nâng lên mức 100.000 đồng/ngày/người. Áp dụng cho cả 3 nhóm đối tượng: đội năng khiếu, đội trẻ và đội tuyển.

Về chế độ thuê phòng nghỉ khi thi đấu: Đối với đội tuyển, khi thi đấu tại

Hà Nội hoặc TPHCM, đề nghị giữ nguyên mức 200.000 đồng/ngày/người, thi đấu tại các tỉnh thành phố khác thì điều chỉnh từ mức 110.000 đồng/ngày/người nâng lên mức 180.000 đồng/ngày/người. Đối với đội trẻ, đề nghị điều chỉnh từ 150.000

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao tỉnh an giang (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w