Các vết nứt do mất nước

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN BỆNH học RĂNG đề tài vật LIỆU TRÁM TRONG sâu RĂNG FILLING MATERIALS FOR THE CARIES (Trang 26 - 30)

3.2.4.2. Đặc điểm vật lý, cơ học

 Thời gian đông : 6-8 phút từ khi bắt đầu trộn

 Độ chịu nén : Khác nhau do tỷ lệ bột nước

-Với GIC loại I : Độ chịu nén 85 Mpa

-Với GIC loại II : Độ chịu nén 150 Mpa

 Kéo dãn :

- Với GIC loại I : 6,2 Mpa - Với GIC loại II : 6,6 Mpa

 Độ cứng : Ít hơn Silicates . Thấp hơn nhiều so với Composites .

 Độ chống gãy vỡ : Tính theo đơn vị năng lượng cần thiết để làm gãy . Độ chống

gãy vỡ của GIC loại II thấp hơn nhiều so với Composite .

 Độ đàn hồi : Là một phương tiện đo độ cứng của GIC . Độ đàn hồi của GIC ít hơn

1/2 so với xi măng Zinc phosphate .

 Chống mòn : Dễ mòn do bàn chải răng và lực nhai so với composites .

3.2.4.3. Đặc điểm hóa học

Có hai loại bám dính: bám dính bằng liên kết ion và bằng liên kết hydro.

GIC có khả năng bám dính vào men và ngà. Trên men, người ta cho rằng các ion polyacrylic phản ứng với cấu trúc apatite (di chuyển ion calci và phosphat, tạo ra một

lớp trung gian của ion polyacrylic, phosphat và calci) hay gắn trực tiếp vào calci của apatite.

Sự bám dính có thể là dạng bám dính hydro với collagen của khung protein ngà phối hợp với liên kết ion vào apatite của ngà. Sự bám dính trên men tốt hơn trên ngà. 3.2.4.4.Thẩm mỹ

Độ trong của GIC là do các hạt thuỷ tinh. GIC khơng có độ trong đạt thẩm mỹ như composite, do vậy ít dùng cho răng cửa.

Có hai loại GIC là quang trùng hợp và hoá trùng hợp, loại quang trùng hợp đã được cải tiến đạt được tính thẩm mỹ cao hơn.

3.2.5. Tương hợp sinh học

3.2.5.1.Tác động tại chỗ  Phản ứng tuỷ

Bình thường GIC sẽ không gây hại cho tủy răng, tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ gây phản ứng tuỷ nghiêm trọng như: răng bị tuỷ, nhiễm trùng (abces) xoang trám (dưới lớp trám GIC), dùng GIC làm chất dán (gây đau dữ dội, buộc phải loại bỏ các phục hình).

Vì vậy, để bảo vệ tuỷ, khi trám cần lưu ý là tránh làm khơ ngà q mức (đảm bảo q trình hydrate hóa và phản ứng đơng kết hoàn toàn). Tránh lộ tuỷ răng bằng cách trám lót bằng Ca(OH)2 trước khi trám bằng GIC và chỉ trám khi độ dày ngà > 0,5mm.

 Phản ứng gây đột biến và ung thư

GIC thông thường không gây độc hại trong thử nghiệm Ames. Tuy nhiên, GIC bị biến đổi bằng nhựa nhiều lần sẽ gây độc tế bào và gây ra đột biến gen, với các thành phần trong chất lỏng là nguyên nhân gây ra phản ứng này.

Lưu ý: Trong thời gian đơng cứng, GIC có khả năng giải phóng fluoride dưới dạng ion, phịng sâu răng và kháng khuẩn. Do phóng thích flouride nên GIC tăng khả năng tái khống cho mơ cứng (đáy và thành lỗ trám), chống sâu răng tái phát. Tuy nhiên, cũng

bởi vậy mà GIC có thể gây cho răng sự nhạy cảm kéo dài ở các mức độ từ nhẹ đến nặng.

3.2.5.2.Tác động tồn thân

Khơng có bằng chứng về việc GIC gây bất cứ phản ứng toàn thân nào. Tuy nhiên, để đảm bảo an tồn, độc tính của GIC phải ln được kiểm duyệt trước khi tung ra thị trường.

3.2.6. Chỉ định

3.2.6.1. GIC

 Trám vĩnh viễn

 Kỹ thuật trám răng không sang chấn.  Gắn cầu chụp.

 Kĩ thuật trám Sandwich: trám lót GIC làm nền cho composite.  Sâu răng tiến triển hoặc những bệnh nhân có nguy cơ sâu răng cao. 3.2.6.2. Resin-modified Glass Ionomers Cements

 Trám xoang loại I , III , V.

 Che tủy và trám lót .

 Xi măng gắn mắc cài .

 Gắn chụp và hàm cố định bán phần ( FPD : Fixed Partial Denture ) .

 Sửa chữa cùi răng Amalgam và núm

 Trám tủy ngược dòng ( Phẫu thuật cắt chóp )

3.2.7. Ưu điểm

3.2.7.1. GIC

 Độ bám dính: Độ bám dính cố định vào cấu trúc răng do liên kết hóa học với men răng và ngà răng thơng qua trao đổi ion .

 Tương hợp sinh học: GIC tương hợp sinh học vì các phân tử axit polyacrylic có kích thước và trọng lượng phân tử lớn ngăn cản sự xâm nhập của các chất tạo màng.

 Bít kín bờ tốt

 Sửa soạn xoang răng cần tối thiểu

 Ngừa sâu răng: GIC giải phóng fluoride giúp ngừa sâu răng, sự giải phóng fluoride giảm đáng kể sau vài giờ, có nghiên cứu thấy q trình này kéo dài tới 2 năm. Đồng thời GIC còn hấp thu fluoride từ khoang miệng nên tốt cho bệnh nhân sâu răng.

 Kháng khuẩn: Công dụng kháng khuẩn của GIC đã được kiểm nghiệm in vivo và in vitro, đặc biệt có tác dụng với Streptococcus mutans và Streptococcus sanguinis. 3.2.7.2. Resin-modified Glass Ionomers Cements

 Ít bị mài mịn sớm trong q trình đơng cứng, ít tan rã  Độ chịu lực nén và dãn cao hơn GIC truyền thống  Sự phóng thích fluor làm tăng tiềm lực ức chế sâu răng  Thẩm mỹ hơn so với GIC truyền thống

3.2.8.Nhược điểm

3.2.8.1. GIC

 Mơ đun đàn hồi thấp: có nguy cơ biến dạng ở các khu vực có ứng suất nghiền cao.  Độ cứng và độ bền thấp: dễ nứt gãy.

 Chống mài mòn thấp: độ kháng mài mòn thấp hơn so với phục hình composite.  Độ nhạy nước trong giai đoạn đông kết: GIC nhạy cảm với độ ẩm và sự mất

nước sớm sau khi đặt, có thể ảnh hưởng đến các đặc tính vật lý và thẩm mỹ. Do đó, nó u cầu kiểm sốt độ ẩm trong q trình thao tác và sắp đặt.

 Bản chất đục: Độ mờ của GIC làm nó ít thẩm mỹ hơn vật liệu tổng hợp. 3.2.8.2. Resin-modified Glass Ionomers Cements

 Khả năng bị hở rìa cao hơn so với GIC do sự co của thành phần nhựa và độ ướt của răng bị giảm do xi măng

 Giãn nở thể tích: do bản chất ái nước của nhựa đưa đến sự thay đổi mứt độ hấp thụ nước trong thời gian lâu dài

3.3. Composite

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN BỆNH học RĂNG đề tài vật LIỆU TRÁM TRONG sâu RĂNG FILLING MATERIALS FOR THE CARIES (Trang 26 - 30)