Minh họa các giai đoạn trong quá trình thiết lập vật liệu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN BỆNH học RĂNG đề tài vật LIỆU TRÁM TRONG sâu RĂNG FILLING MATERIALS FOR THE CARIES (Trang 51 - 56)

4.2.3. Đặc điểm

4.2.3.1. Đặc điểm vật lý , cơ học

Thời gian đông cứng của Biodentine xảy ra nhanh từ 9-12 phút do có sự hiện diện của: calcium chloride như là một chất gia tốc, hydrosoluble polymer (chất phụ gia khử nước - water reducing agent).

 Độ cứng:

Độ cứng của Biodentine không quá nổi trội, tuy có thể tăng lên theo giờ gian nhưng khả năng chống lại biến dạng bề mặt không đáng kể (kém hơn composite ...)

 Mật độ và độ xốp:

Độ bền cơ học của các vật liệu dựa trên canxi silicat phụ thuộc vào độ xốp thấp. Độ xốp càng thấp thì độ bền cơ học càng cao. Các đặc tính cơ học vượt trội của Biodentine được xác định bởi lượng nước thấp nội dung trong giai đoạn trộn  Cường độ nén:

Biodentine là một vật liệu sinh học tiến hóa. Khả năng chịu nén của nó có thể tăng lên theo thời gian. Q trình trưởng thành này có thể liên quan đến việc giảm độ xốp theo thời gian.

 Tính cản quang:

Biodentin chứa oxit zirconium cho phép nhận dạng trên phim chụp X quang, hiển thị độ mờ phóng xạ tương đương với 3,5 mm của nhôm. Điều này làm cho Biodentine đặc biệt thích hợp trong chỉ định nội nha của việc sửa chữa ống tủy. 4.2.3.2. Đặc điểm hoá học

 Kháng axit:

Sự ăn mòn của Biodentine trong dung dịch axit bị hạn chế và thấp hơn so các loại xi măng gốc nước khác (Glass Ionomers). Thay vào đó, sự lắng đọng tinh thể trên bề mặt của Biodentine với cấu trúc giống như apatit. Sự lắng đọng của các cấu trúc apatit có thể làm tăng độ kín biên của vật liệu.

 Kháng microleakage:

Microleakage: được hiểu là là dòng chảy của một lượng nhỏ vật liệu (chất lỏng, vi khuẩn hoặc mảnh vụn) vào răng.

Thơng qua các thử nghiệm cho thấy Biodentine có giả năng chống microleakage khá giống với vật liệu Fuji II LC. Được thể hiện ở lớp men, ngà, lớp ngà liên kết.

4.2.3.3. Thẩm mỹ

Biodentine thể hiện độ bền màu trong và có thể dùng ở những vùng có tính thẩm mỹ cao

4.2.4. Tương hợp sinh học

4.2.4.1. Tác động tại chỗ  Hoạt tính sinh học

Biodentine kích thích tái tạo ngà bằng cách tạo ra sự khác biệt hóa nguyên bào ngà từ các tế bào tiền thân của tuỷ răng. Cụ thể là biodentine gây ra sự bài tiết TGF-β1 từ các tế bào tủy và giúp tổng hợp ngà sửa chữa (ngà thứ ba).

Các nghiên cứu được thực hiện trên nguyên bào sợi của tuỷ răng đã chỉ ra rằng biodentine không độc hại như MTA18. Biodentine giúp duy trì sự sống của tuỷ và thúc đẩy q trình chữa lành của nó. Theo thí nghiệm của Laurent, người ta đã kết luận rằng Biodentine tương thích sinh học.

 Sự phóng thích ion:

Biodentin có liên quan đến khả năng giải phóng các ion hydro và ion canxi. Sự phóng thích Ca2+ tự do trong Biodentin cao hơn MTA và Dycal và có thể liên quan đến sự hiện diện của thành phần canxi silicate, canxi clorua và canxi cacbonate. Ngồi ra, phản ứng hydro hố nhanh của tricalcium silicate có thể liên quan đến sự phóng thích canxi cao ở các điểm cuối sớm.

 Đặc tính kháng khuẩn:

Calcium hydroxide ions được phóng thích trong suốt quá trình phản ứng của biodentine làm tăng tính kiềm cho mơi trường (pH=12). Điều đó làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và khử khuẩn vùng ngà răng

4.2.4.2. Tác động toàn thân

4.2.5. Ưu điểm

 Sử dụng tốt trong che tủy và trám răng nguyên khối  Không gây nhiễm màu răng

 Cản quang tốt (phù hợp với điều trị nội nha)

 Không cần phải sửa soạn bề mặt hoặc bonding nhờ sự liên kết bằng vi cơ học  Biodentine có độ bền nén cao hơn ngà răng, bảo tồn tủy răng và thúc đẩy lành

thương tủy

 Có khả năng kháng hở bờ tốt do cấu trúc khơng có nhựa nên ít xảy ra co trùng hợp.

4.2.6. Nhược điểm:

 Do thời gian đông cứng nhanh nên cần phải xử lý ngay  Độ cứng không cao nên được xếp vào loại vật liệu phục hồi

V. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ CHĂM SÓC RĂNG SAU KHI TRÁM

Độ bền của miếng trám có thể duy trì trong vài năm tùy vào từng loại vật liệu trám khác nhau. Tuy nhiên nếu bệnh nhân khơng có chế độ ăn uống, chăm sóc phù hợp, miếng trám rất nhanh bị bong tróc và hư hại. Vì vậy sau khi trám răng, mỗi bệnh nhân cần phải được hướng dẫn chế độ chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa hư hại miếng trám từ đó đảm bảo việc thực hiện chức năng của miếng trám hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ sâu răng thứ phát.

Một số lưu ý về chế độ chăm sóc răng miệng sau khi trám:

 Khơng nên ăn uống trong vịng hai giờ đầu để miếng trám có thời gian khơ cứng và đông đặc lại, tránh việc miếng trám dễ bị bong ra. Ngoài ra, trong vài giờ đầu sau khi trám, thuốc tê vẫn cịn tác dụng, điều này làm bệnh nhân khó khăn trong việc cảm nhận độ nóng lạnh của thức ăn, dễ cắn vào mơi, má, lưỡi khi ăn uống.  Tránh thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh. Răng và miếng trám có thể nhạy

cảm với nhiệt vài ngày sau khi trám. Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh của thực phẩm làm miếng trám giãn nở hoặc co lại, đặc biệt nếu chúng là kim loại, điều này làm thay đổi hình dạng, độ bền và chức năng của miếng trám và có thể làm miếng trám nứt, gãy hay rò rỉ.

 Tránh các loại thức ăn cứng, dai hoặc dính. Thức ăn cứng có thể làm gãy miếng trám, gãy răng; thức ăn dính dễ bám dính lên bề mặt miếng trám trong thời gian dài sẽ gây sâu răng nhiều hơn. Để tránh điều này, bệnh nhân nên đánh răng sau mỗi bữa ăn, sửa dụng nước súc miệng có chứa fluoride và dùng chỉ nha khoa.  Thận trọng khi nhai. Khi ăn, bệnh nhân nên nhai phía đối diện với răng trám và sử

dụng lực nhai vừa phải để đảm bảo miếng trám không bị hư hại.

 Hạn chế sử dụng thường xuyên các loại nước uống có ga, màu sậm như cà phê, trà, nước ngọt có màu,… và thuốc lá vì sẽ làm miếng trám xỉn màu theo thời gian.  Liên hệ với bác sĩ nếu gặp các vấn đề bất thường về răng, miệng, miếng trám :

đau, miếng trám nứt, mẻ, răng hay miếng trám đổi màu, vấn đề ăn nhai ở răng trám… để bác sĩ tư vấn và xử trí kịp thời.

KẾT LUẬN

Sâu răng là một trong những bệnh phổ biến gây mất răng hàng đầu. Sâu răng là tình trạng mơ răng bị phá hủy bởi chất acid sinh ra nhờ vào những vi khuẩn bám trên bề mặt răng. Bệnh chỉ bắt đầu tiến triển nếu như có sự mất cân bằng giữa các Yếu tố phá hủy – Yếu tố nguy cơ – Yếu tố bảo vệ

Vì thế việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời thích hợp sẽ giúp bệnh nhân đảm bảo chức năng ăn nhai , giảm nguy cơ viêm nhiễm , các biến chứng ,… Trong đó việc thực hiện điều trị sâu răng là trám phục hồi lại răng đã tổn thương mô cứng là phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả. Mỗi loại vật liệu trám sâu răng có những đặc tính và tác động lên cơ thể người khác nhau. Vì vậy bác sĩ Răng Hàm Mặt cần phải nắm vững về các tính chất hóa học, lý học, sinh học của các loại vật liệu, từ đó đưa ra lựa chọn vật liệu trám thích hợp để việc điều trị sâu răng có hiệu quả, vừa phục hồi chức năng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ của răng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hoàng Tử Hùng, Sứ nha khoa, 2012.

2. Trần Ngọc Thành, Nha khoa cơ sở tập 1, Nha khoa mô phỏng thuốc và vật liệu nha khoa, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2014.

3. Trịnh Thị Thái Hà, Chữa răng và nội nha tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2014

Tiếng Anh

1. John J. Manappallil, Basic Dental Materials, 3rd ed., Jaypee Brothers Medical Publishers, 2010.

2. John M. Powers, John C. Wataha, Dental Materials Foundations and Applications, 11th ed., Elsevier, 2016.

3. Nisha Garg , Amit Garg , Textbook of Operative Dentistry , 3rd Edition, 2015 3. Kenneth J. Anusavice, Chiayi Shen, H. Ralph Rawls, Phillips’ science of dental materials, 12th ed., Elsevier, 2013.

4. St John KR, Biocompatibility of dental materials, Dental Clinics of North America, 2007.

5. U.S. Food and Drug Administration, Information for Patients About Dental Amalgam Fillings, 2020.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN BỆNH học RĂNG đề tài vật LIỆU TRÁM TRONG sâu RĂNG FILLING MATERIALS FOR THE CARIES (Trang 51 - 56)