3.3.5.2. Tác động toàn thân
Phản ứng gây đột biến và khả năng gây ung thư
TEGDMA gây ra sự mất đoạn DNA chính và gây ra các vi nhân trong tế bào mamma (tổn thương nhiễm sắc thể). Triphenyl- stibane, một chất gây ô nhiễm của một số sản phẩm Bis-GMA, cũng được chứng minh là gây độc cho gen. Glutaraldehyde, có trong một số chất kết dính, được tạo ra trong ống nghiệm, cũng như các chất kết dính chứa glutaraldehyde. Các sai lệch nhiễm sắc thể số được tạo ra bởi dimethyl-p-toluidine (DMPT), một chất xúc tiến thường được sử dụng trong các hệ thống xúc tác.
Độc tính của Bis- phenol A (BPA)
Một số Composite có chứa BPA, là tiền chất của bis- GMA (chất giống estrogen- Xenoestrogen), là một chất tổng hợp bắt chước ảnh hưởng của estrogen làm phá vỡ nội tiết gây dị tật trong sinh sản, đặc biệt là trong giai đoạn bào thai. Tuy nhiên, ảnh hưởng của BPA là khơng đáng kể do có hiệu lực ít hơn 1000 lần so với kích thích tố estrogen tự nhiên.
3.3.6. Chỉ định
Trám vĩnh viễn trên răng sữa. Trám thẩm mỹ cho nhóm răng cửa. Lỗ sâu loại III, IV, V.
Lỗ sâu loại I, II kích thước 1,2 ( chiều rộng < 3mm). Trám bít hố rãnh mở rộng.
Gắn band trong nắn chỉnh răng.
3.3.7. Ưu điểm
Ưu điểm nổi bật nhất của composite chính là tính thẩm mỹ rất cao. Có rất nhiều màu khác nhau để cho khách hàng chọn lựa.
Chất liệu này tạo ra lớp bọc răng rất tốt với những ưu điểm sau: màu sắc như răng thật, độ nén chịu lực và chịu sự mài mịn cao, khơng gây độc hại cho cơ thể. Do đó có thể sử dụng ở nhiều vị trí khác nhau trong khoang miệng
Không chỉ làm lớp bọc trắng phục hồi màu sắc răng, trám răng thẩm mỹ composite cịn giúp chỉnh hình thái cho hàm răng như: phục hồi răng mẻ, răng chuột, răng bị thiếu men, cân đối răng…
Trám composite có thể sử dụng được 6-12 năm hoặc hơn, và chỉ cần 1 lần gặp bác sĩ là được. Rất ít bị dị ứng với vật nóng lạnh so với trám truyền thống. bác sĩ không phải khoan sâu vào cấu trúc của răng như trám truyền thống.
3.3.8. Nhược điểm
Địi hỏi độ chính xác cao nếu khơng sẽ rất dễ tái phát sâu răng. Chính vì thế u cầu bác sĩ chính quy giàu kinh nghiệm và chun mơn về thẩm mỹ.
Mất nhiều thời gian hơn so với trám truyền thống. Chi phí cao hơn.
Miếng trám composite cũng có thể bị biến đổi màu sắc sau một thời gian sử dụng, bởi vậy việc chăm sóc răng sau khi hàn trám là điều vô cùng quan trọng.
3.4. Sứ
Sứ nha khoa là một sản phẩm dùng trong nha khoa phục hồi , có bản chất là vật liệu vơ cơ khơng kim loại , trải qua nung ở nhiệt độ cao để đạt được đặc tính mong muốn.
3.4.1. Phân loại
Sứ nha khoa có thể phân loại dựa vào : Nhiệt độ thiêu kết
Pha tinh thể Kỹ thuật chế tác
Ứng dụng
3.4.2. Sơ lược về quá trình tạo sứ nha khoa
Sứ nha khoa sử dụng những nguyên liệu tinh khiết nhất để chế tạo.
Trong trạng thái khoáng vật, trường thạch (feldspar) là một loại đá tự nhiên có cấu trúc tinh thể, đục,màu từ xám đến hồng. Về hóa học, trường thạch là một silicat nhơm kali (K2O.Al2O3.6SiO2) và silicat nhôm natri (Na2O.Al2O3.6Sio2).
Qui trình thơng thường để chế tạo bột sứ feldspar (tên gọi đúng là “sứ leucite”) có thể tóm tắt như sau:
- Trường thạch được khai thác từ mỏ, nghiền nhỏ
- Loại bỏ sắt và mica (thường có trong trường thạch không tinh khiết) bằng cách chỉ chọn sử dụng những phần trường thạch có màu sáng,
- Nghiền thành bột mịn, loại bỏ những hạt lớn hoặc quá nhỏ,
- Rung trên một mặt nghiêng có rãnh từ tính để loại bỏ một lần nữa sắt cịn lại.
Trong quá trình sản xuất, các thành phần được kiểm soát chặt chẽ và nung đến khoảng 1200º C để được hỗn hợp leucite và thuỷ tinh. Hỗn hợp leucite và thủy tinh được làm lạnh nhanh trong nước để khối sứ bị rã thành bột, sau đó thêm các chất màu để có các sắc độ cần thiết.
Sản phẩm của quá trình là bột sứ trường thạch nha khoa (feldspathic dental porcelain) có hai pha:
Pha thủy tinh với các tính chất đặc trưng: dịn, trong, nứt vỡ khơng theo hướng nhất định...
Pha tinh thể leucite (KAlSi2O6): có độ dãn nở nhiệt cao (>20 X 10 -6/ º C ) với lượng 10 – 20% để kiểm soát hệ số dãn nở của sứ.
3.4.3.Đặc điểm
3.4.3.1. Đặc điểm chung
Đặc điểm của sứ nha khoa phụ thuộc vào thành phần, cấu trúc-vi cấu trúc và các rạn nứt (flaw) của sứ. Nói chung, tính chất và số lượng của của pha tinh thể quyết định cấu
trúc, độ bền và sức kháng sự lan rộng vết nứt (crack propagation) cũng như các đặc điểm quang học của sứ. Tinh thể càng nhỏ và tỷ lệ thể tích pha tinh thể càng lớn, độ dài trung bình của đường nứt càng ngắn, vật liệu sứ càng có độ bền cao.
Hầu hết sứ nha khoa có các đặc trưng: cứng, dễ nứt vỡ và trơ về mặt hóa học. Trong nha khoa, cần chú ý độ cứng của sứ thuộc vùng tiếp xúc chức năng với răng đối diện tương đương với độ cứng của mô răng, để tránh mịn mơ răng thật đối diện. Sứ dễ nứt vỡ, đặc biệt là khi đường nứt và ứng suất căng cùng tác động trên một vùng của phục hình. Tính trơ về hóa học của sứ là một ưu điểm, vì nó khơng gây phản ứng của các mơ tiếp xúc với sứ và khơng phóng thích các ngun tố gây hại.
3.4.3.2. Đặc điểm vật lý, cơ học Độ bền uốn :
Các sứ trường thạch để làm sứ-kim loại có độ bền khoảng 70 Mpa, thấp hơn sứ cho phục hình tồn sứ. Tuy vậy, do có sườn nâng đỡ bằng kim loại, phục hình sứ- kim loại thường tồn tại lâu hơn. Trong số các vật liệu toàn sứ dùng máy, sườn sứ thường làm từ sứ zirconia và sứ alumina là những sứ có độ bền uốn cao nhất.
Độ bền nén: 172 Mpa
Độ cứng Knoop: 460 kg/mm2.
Sự co thể tích (volumetric shrinkage): Nhiều nghiên cứu cho thấy sự co thể tích của sứ nung ở nhiệt độ thấp: 32 – 37%; sứ nung nhiệt độ cao: 28 – 34%; sứ nung nhiệt độ trung bình ở khoảng giữa hai loại trên.
Đặc điểm nhiệt: sứ là một vật liệu cách nhiệt (và cách điện) tốt. 3.4.3.3. Đặc điểm hóa học
Sứ có liên kết cộng hóa trị hoặc liên kết ion chặt chẽ giữa các nguyên tử kề nhau: Liên kết cộng hóa trị (covalent bond) : K2O.
Liên kết ion (ionic bond) : SiO2.
Cả liên kết ion và liên kết cộng hóa trị tạo nên sự liên kết rất vững chắc giữa các nguyên tử, điều này làm cho các loại sứ nói chung giịn, cứng, trơ về hóa học, cách điện.
3.4.3.4. Thẩm mỹ
Về mặt thẩm mỹ, sứ nha khoa đạt được tính thẩm mỹ cao nhất so với các vật liệu phục hồi hiện dùng, tuy vậy, cần chú ý một số đặc điểm sau đây
Sự phù hợp màu : Với đặc trưng của cấu trúc khơng định hình, sứ nha khoa khơng hồn tồn tương ứng với cấu trúc tinh thể của men. Nhiều đặc điểm về phản xạ và hấp thụ ánh sáng có sự khác biệt giữa mơ răng và sứ, vì vậy, phục hình khơng giống nhau khi nhìn từ những hướng khác nhau.
Độ trong của sứ: Sứ để làm phần ngà răng và men răng khác nhau về độ trong. Độ trong của vật liệu toàn sứ phụ thuộc vào pha tinh thể tăng cường. Sứ zirconia và alumina tương đối cản sáng (kém trong); sứ tăng cường leucite khá trong.
Hình 3. 14 : Một miếng trám Onlay làm bằng chất liệu toàn sứ ceramic cho màu sắc răng trắng tự nhiên như thật
3.4.4. Tương hợp sinh học
3.4.4.1.Tác động tại chỗ
Một số loại sứ nha khoa có khả năng tương thích sinh học tốt như sứ Zirconia, sứ hydroxyl-apatite, sứ alumina.
Phản ứng của nướu răng
Sứ oxit silic vô hại đối với nướu. Tuy nhiên, việc thêm vào dung dịch acid flohydric có thể làm thơ bề mặt, làm tăng nguy cơ sự bám dính của vi khuẩn. Bề mặt sứ thơ làm tăng tích tụ mảng bám dẫn đến tăng tình trạng viêm nướu. Vì vậy người ta thường phủ một lớp tráng nhẵn lên lớp bề mặt ngồi.
3.4.4.2.Tác động tồn thân
Độc tính tồn thân và khả năng gây dị ứng của gốm sứ được coi là cực kỳ thấp. Chỉ các kỹ thuật viên nha khoa mới có thể tiếp xúc với việc hít phải bụi sứ có thể mắc bệnh
bụi phổi silic. Nguy cơ bệnh bụi phổi silic của bệnh nhân là cực kỳ thấp vì các biện pháp an toàn như loại bỏ bụi được tuân thủ.
Tính gây đột biến và khả năng gây ung thư:
Theo ghi nhận của các nghiên cứu thì sứ nhơm oxide khơng tạo ra tác dụng gây quái thai hoặc gây đột biến ở động vật, cũng khơng nhận thấy có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
3.4.5. Chỉ định
Đối với những răng có lỗ sâu hoặc răng sâu lớn ở những vị trí cần chịu lực ăn nhai tối đa thì trám răng sứ là lựa chọn tối ưu vì có tính thẩm mỹ cao. Kĩ thuật thường dùng hiện nay là trám inlay/onlay bằng sứ.