Dự báo xu hướng phát triển của thanh toán điện tử trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển công cụ thanh toán điện tử cho công ty cổ phần thời trang TINO (Trang 49)

1.2 .Một số lý thuyết về thanh toán điện tử trên website của doanh nghiệp

3.1. Dự báo xu hướng phát triển của thanh toán điện tử và định hướng phát triển

3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển của thanh toán điện tử trong thời gian tới

Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2018-2021 được Cục TMĐT và CNTT đặt ra với mục tiêu lớn hơn và tầm nhìn xa hơn dựa trên kết quả và kinh nghiệm của giai đoạn trước. Cụ thể như sau:

Với khối cơ quan nhà nước, trước năm 2020 các dịch vụ công đạt mức độ 3 sẽ gồm: 90% dịch vụ công như thủ tục hải quan điện tử, thuế, đăng ký kinh doanh - đầu tư và xuất nhập khẩu (trong đó 40% xuất nhập khẩu đạt mức 4 vào năm 2019); 50% dịch vụ cơng sản xuất kinh doanh (trong đó 20% đạt mức độ 4 năm 2019).

Cả nước hiện có 84 cơ sở đào tạo TMĐT chính quy, 4 trường đại học chính quy thành lập khoa TMĐT và 14 trường chính quy có mơn TMĐT. Đối với DN lớn, nâng tỉ lệ sử dụng thư điện tử lên 100%, 80% có website, 70% mua bán trên website TMĐT, 40% ứng dụng TMĐT trong quản trị DN... Riêng DN vừa và nhỏ, tỉ lệ sử dụng thư điện tử phải đạt 100%, giao dịch trên website TMĐT 60%...

Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với phương pháp truyền thống. Thông thường giao dịch tại quầy cho một khách hàng chuyển tiền mất khoảng 15 phút, không kể thời gian đi lại và chờ đợi nhưng giao dịch trên Internet, Mobile hoặc qua hệ thống thẻ chỉ qua một vài thao tác đơn giản trong một vài phút. Với thanh tốn trực tuyến, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ nhanh chóng. Việc khơng phải mang theo nhiều tiền mặt, giảm thiểu rủi ro mất tiền, tiền giả, nhầm lẫn… sẽ giảm bớt được việc thiếu minh bạch so với giao dịch bằng tiền mặt.

Bên cạnh những lợi ích trên thanh tốn trực tuyến cịn bị phụ thuộc vào các yếu tố:

Tập quán tiêu dùng, nhận thức về thanh toán trực tuyến là một trở ngại lớn khi xã hội Việt Nam có một thói quen lâu đời sử dụng tiền.

Cơ sở hạ tầng, điểm chấp nhận thanh toán là yếu tố quyết định đến sự thành cơng của thanh tốn trực tuyến. Ở Việt Nam cơ sở hạ tầng còn đầu tư theo từng dự án, từng doanh nghiệp, ngân hàng thiếu tính đồng bộ và thống nhất. Điểm chấp nhận thanh tốn cịn ít do vậy tại một số nơi người tiêu dùng khơng có lựa chọn nào khác ngồi việc sử dụng tiền mặt.

Lo ngại về sự an toàn trong giao dịch cũng là một trở ngại, từ chỗ lo ngại dẫn đến việc không tiếp cận do vậy khơng thấy được lợi ích của thanh tốn trực tuyến.

Mặc dù luật giao dịch điện tử đã có hiệu lực từ ngày 1/3/2006 tuy nhiên còn nhiều vấn đề liên quan đến yếu tố công nghệ vẫn chưa được đề cập chi tiết như tội phạm công nghệ, tranh chấp qua giao dịch điện tử. Ngày nay công nghệ đã phát triển và cung cấp nhiều phương pháp bảo mật, xác thực rất tin cậy, ví dụ như các thiết bị sinh trắc học, các thiết bị đồng bộ thời gian sử dụng thuật toán để sinh ra mật mã chỉ dùng một lần (one time password), các phương thức mã hóa cơng cộng (PKI). Ngoài ra, các thiết bị phần cứng chống đột nhập, các phần mềm thông minh cũng giúp các doanh nghiệp và tổ chức kiểm soát và ngăn chặn những giao dịch bất hợp pháp.

Tuy nhiên sử dụng các hình thức thanh tốn trực tuyến người dùng cũng cần nâng cao nhận thức về việc bảo quản các mật mã, thiết bị bảo mật, thẻ… Đồng thời không tham gia giao dịch với những tổ chức, cá nhân khơng rõ danh tính. Ngồi ra, vẫn tồn tại các hình thức lừa đảo xuất hiện trên Internet thông qua các website nhằm thu thập thơng tin bí mật của khách hàng hoặc lừa đảo khách hàng chuyển tiền tới tài khoản của họ.

Những lợi ích mà thanh tốn trực tuyến mang lại cũng là xu thế tất yếu. Vì vậy, cùng với thương mại điện tử, thanh tốn trực tuyến góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh một cách bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngồi.

Chẳng hạn như hệ thống thanh toán trực tuyến liên ngân hàng CITAD, từ chỗ hồn tồn thanh tốn bù trừ với nhau thơng qua NHNN giao dịch thường mất cả ngày, CITAD đã làm thay đổi tất cả. Hiện nay các ngân hàng khơng thể canh tranh trong dịch vụ thanh tốn liên ngân hàng nếu khơng có CITAD, giao dịch bù trừ chỉ cịn đếm trên đầu ngón tay. Theo thống kê của Cục Nghiệp vụ Tin học Ngân hàng, số lượng lệnh thanh toán qua hệ thống thanh toán trực tuyến liên ngân hàng năm 2013 đã tăng

70% so với năm 2007, tổng số tiền gian dịch cũng lớn gấp 3 lần Bình quân mỗi ngày hệ thống thực hiện từ 65.000 đến 75.000 lệnh thanh toán, thời gian thực hiện mỗi lệnh là 10 giây.

Hiện nay hầu hết các ngân hàng đã triển khai mơ hình cổng thanh tốn trực tuyến. Những cơ cấu cần thiết của TMĐT đó là cho phép truy cập vào các dịch vụ tài chính từ các trang web thương mại, các website bán hàng theo hình thức B2B hoặc B2C cung cấp khả năng thanh toán trực tuyến cho người thanh toán, các DNTMĐT yêu cầu thanh toán trực tuyến và năng lực thanh toán rồi cung cấp khả năng thanh toán qua nhiều kênh... Chức năng của các nhà cung cấp là phải cho người thanh toán nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Thanh tốn trực tuyến là yếu tố khơng thể nào thiếu trong việc thúc đẩy TMĐT tại Việt Nam phát triển và góp phần vào việc thực thi chính sách giảm chi trả tiền mặt, gia tăng tính năng TMĐT nhằm quần chúng hố dịch vụ.

Sự vào cuộc đó của người dân, DN và Ngân hàng cúng như sự hỗ trợ của cơ quan quản lý đóng vai trị cấp thiết để có thể giải quyết hàng loạt vấn đề từ hạ tầng CNTT chung của xã hội đến khung pháp lý phù hợp để TTĐT có thể phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Theo dự báo, năm 2021, ngành thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam sẽ đạt 16 tỉ USD. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang chạy đua cạnh tranh thị phần với nhiều chiến lược kinh doanh mới; trong đó, kinh doanh trên ứng dụng điện thoại thơng minh được dự báo sẽ diễn ra rất sôi động.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, năm 2018 được xem là năm bản lề đối với ngành TMĐT. Đây cũng chính là năm mà các doanh nghiệp (DN) trong nước chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các cơng ty nước ngồi khi họ đang tìm cách xâm nhập thị trường trong nước.

Thực tế trong 2 năm trở lại đây, kinh doanh TMĐT ở nước ta đã có sự chuyển biến rõ nét theo hướng chun nghiệp hơn. Ngun nhân chính là do có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã, đang và sẽ “nhảy” vào thị trường TMĐT Việt Nam, như: Lazada, Google, eBay, Amazon, Alibaba, Rakuten, Rocket Internet…

Theo ơng JACK MA giao dịch với nhau, cịn DN chỉ là một người trung gian. Chính vì thế, trách nhiệm của DN sẽ nhẹ hơn nếu người mua phản hồi hay kiện cáo

người cung ứng sản phẩm khơng tốt. Tuy nhiên, đây cũng chính là ngun nhân khiến cho các trang web bán hàng online chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

Một DN kinh doanh TMĐT thừa nhận, điểm yếu của DN Việt Nam chính là thiếu vốn. Để kinh doanh theo kiểu mơ hình trên, DN buộc phải th thêm nhiều nhân cơng, văn phịng, kho bãi… tốn rất nhiều chi phí. Nếu khơng có vốn, các doanh nghiệp nhỏ sẽ không thể tồn tại lâu dài.

3.1.2. Định hướng phát triển cơng cụ thanh tốn điện tử trên website của công ty TNHH thời trang TINO trong thời gian tới.

3.1.2.1. Phân tích

Thanh tốn bằng thẻ

Đã trở thành xu hướng phổ biến trên tồn thế giới, Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó.

Ngày càng có nhiều quốc gia sử dụng thẻ thơng minh trong các ngành dịch vụ khác nhau. Có thể kể đến như thẻ sim tích hợp thanh tốn trong viễn thơng, các ứng dụng trong việc tự động hóa thanh tốn vé xe bus, tàu điện trong giao thông, chứng minh thư điện tử trong lĩnh vực quản lý nhà nước, hay các loại thẻ thanh toán của ngành ngân hàng…

Thẻ thanh tốn hay cịn gọi thẻ chi trả là một loại thẻ có khả năng thanh tốn tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại một vài địa điểm chấp nhận tiêu dùng bằng thẻ đó, hoặc có thể dùng nó để rút tiền mặt trực tiếp từ các Ngân hàng hay các máy rút tiền tự động. Hiện nay các loại thẻ thanh tốn có thể được phát hành bởi các Ngân hàng, các tổ chức tài chính và một vài cơng ty phát hành dưới dạng thẻ quà tặng, thẻ sử dụng dịch vụ.

Thẻ thanh tốn hiện nay xét theo chức năng thì được chia làm 3 loại chính là Debit Card (thẻ ghi nợ), Credit Card (thẻ tín dụng) và Prepaid Card (Thẻ trả trước).

Tuỳ thuộc vào ngân sách và nhu cầu của từng tổ chức tài chính, ngân hàng, nhiều giải pháp phát hành thẻ khác nhau được MK Group thiết kế phù hợp với thị trường Việt Nam để các khách hàng lựa chọN như giải pháp phát hành thẻ tập trung công suất lớn; giải pháp phát hành thẻ ngay lập tức tại chi nhánh: giải pháp cá thể hoá thẻ; giải pháp phát hành thẻ nhân viên và các chương trình thẻ liên kết. Ngồi ra, MK Group cũng xây dưng và triển khai nhiều giải pháp ứng dụng Thẻ như các giải pháp kiểm soát ra vào và cổng điện tử .

Hiện nay các Ngân hàng lớn như Vietcombank, MB Bank, ViettinBank, TechcomBank đều sử dụng các sản phẩm máy in thẻ để bàn, máy dập nổi thẻ nhựa do MK Group cung cấp để sản xuất và phát hành các loại thẻ thanh toán cho khách hàng trên Tồn Quốc. Bên cạnh đó, MK Group cịn cung cấp tới khách hàng các giải pháp kiểm soát ra vào bằng thẻ từ đảm bảo an ninh và kiểm sốt nhân viên.

Ví điện tử

Cũng giống như chiếc ví truyền thống, ví điện tử là nơi chứa tiền bạc của bạn, nhưng ở dưới dạng một ứng dụng trên điện thoại di động. Ví điện tử hiện đang trở thành xu hướng thanh toán mới, và ngày càng được áp dụng ở nhiều trang thương mại điện tử, cũng như các dịch vụ trực tuyến và ngoại tuyến. Tiền trong các ví điện tử hiện nay nhìn chung được chia thành 3 loại cơ bản như sau:

 Tiền riêng trong ví

 Tài khoản ngân hàng

 Liên kết với thẻ

So với các loại hình phổ thơng hiện nay như tiền mặt, tài khoản ngân hàng, ví điện tử có những điểm vượt trội sau:

 Khơng cần đem tiền mặt hay ví

 Tốc độ giao dịch nhanh và linh hoạt: Nếu mua hàng bằng tài khoản ngân hàng hay thẻ vào cuối tuần, bạn có thể sẽ phải chờ đến đầu tuàn sau mới có thể

 Nhiều tiện ích: nhiều tiện ích như nạp thẻ điện thoại, thẻ games, thanh tốn hóa đơn điện - nước, truyền hình cáp,...

 Nhiều ưu đãi dành riêng cho người dùng ví: Chương trình ưu đãi hấp dẫn dể khuyến khích mọi người dùng ví, như chiết khấu khi nạp thẻ điện thoại, hồn tiền hấp dẫn khi mua thẻ games,...

 Giao diện thân thiện, dễ sử dụng: Được thiết kế cho người dùng cuối, các ứng dụng ví điện tử đều rất dễ thao tác và không mất nhiều thời gian làm quen.

 Hỗ trợ ngoại tuyến từ đại lý

 Bảo mật tuyệt đối: Ví điện tử cịn là lớp bảo mật cộng thêm cho tài khoản ngân hàng của bạn.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm ưu việt, ví điện tử cũng có một số điểm trừ:

 Nguy cơ mất tài khoản ví: Do hay truy cập hay để thông tin tại các website lạ, không đáng tin cậy.

3.1.2.2. Đề Xuất

Thẻ thanh toán

Hiện nay TINO tập trung chủ yếu phát triển thanh toán bằng thẻ tại của hàng bằng các loại thẻ đang được tin dùng phổ biến như các thẻ của các ngân hàng Vietcombank, MB Bank, ViettinBank, TechcomBank , BIDV

Ví điện tử

NgânLượng.vn là Ví điện tử và Cổng Thanh toán Trực tuyến (TTTT) chuyên dùng cho Thương mại Điện tử (TMĐT) tiên phong và hàng đầu tại Việt Nam, cả về sản phẩm dịch vụ, độ phủ thị trường và lưu lượng thanh toán.

Xem xét về mặt tài chính và nguồn lực hiện tại của cơng ty thì việc áp dụng ví điện tử ngân lượng là khả thi nhất. Vì việc tích hợp hệ thống thanh tốn bằng ngân lượng vào website tương đối đơn giản và được kỹ thuật viên bên ngân lượng hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra số lượng tài khoản Ngân lượng ở Việt Nam khác lớn mà các giao dịch của công ty chủ yếu là giao dịch trong nước việc này giúp cho việc thanh toán đơn giản. Một điều đặc biệt của NgânLượng.vn là việc tạo tài khoản hồn tồn miễn phí dễ dàng khiến NgânLượng.vn được nhiều người ưa chuộng.

Phát huy kinh nghiệm về TMĐT từ liên doanh Chợ ĐiệnTử-eBay, nó cho phép các cá nhân và doanh nghiệp gửi và nhận tiền thanh tốn trên Internet ngay tức thì một cách an tồn, tiện lợi, phổ biến và được bảo vệ!

NgânLượng.vn hoạt động theo mơ hình ví điện tử, theo đó người dùng đăng ký tài khoản loại cá nhân hoặc doanh nghiệp với 3 chức năng chính là: Nạp tiền, Rút tiền và Thanh tốn; tất cả đều hồn tồn trực tuyến thơng qua thẻ nội địa hoặc quốc tế, tài khoản ngân hàng hoặc các hình thức tiện dụng khác. Nguồn vốn đầu tư từ các tập đoàn hàng đầu thế giới như IDG (Mỹ), SoftBank (Nhật) và eBay (Mỹ) giúp NgânLượng.vn có khả năng đảm bảo tài chính cho tồn bộ các giao dịch TTTT tại VN.

Hình 3.1: Mơ hình hoạt động TTTT của NgânLương.vn

a. Tích hợp hệ thống thanh toán vào website

Sơ đồ tổng quan của mơ hình tích hợp nâng cao Khác với hình thức tích hợp đơn giản, vốn Website bán hàng (gọi tắt là Merchant Site) chỉ gửi sang NgânLượng.vn thơng tin sản phẩm và hóa đơn khơng được mã hóa khiến người mua có thể can thiệp sửa đổi nội dung, đồng thời cũng khơng tự động trả về kết quả thanh tốn. Vì vậy khi được thông báo nhận tiền, chủ Website phải đăng nhập vào NgânLượng.vn để kiểm tra trước khi giao hàng. Tích hợp nâng cao khắc phục được hết các yếu điểm này với mơ hình hoạt động như trong sơ đồ dưới đây:

Hình 3.2: Các bước tích hợp ngân lượng vào website

Bước 1: Khai báo Merchant Site và xác minh tên miền

Đăng nhập NgânLượng.vn, vào Menu [ Tích hợp thanh tốn ] => [ Website bán hàng B2C ] => [ Tích hợp nâng cao ] => [ Đăng ký Website tích hợp ], rồi nhập các thông tin theo hướng dẫn để đăng ký. Sau đó hệ thống sẽ hướng dẫn bạn các bước để

xác minh bạn thật sự là chủ hoặc người đại diện của Website này nhằm tránh việc giả mạo.

Ghi chú: Sau khi khai báo, có thể quay lại trang "Danh sách Merchant Site" để xác minh bất kỳ lúc nào!

Bước 2: Lấy mã Class tích hợp NgânLượng.vn đặt vào mã nguồn Merchant Site

Download mã nguồn các Class dưới đây theo đúng mơi trường lập trình của Merchant Site.

[ Mã PHP ] [ Mã JAVA ] [ Mã C#.NET ] [ Mã VB.NET ]

Sửa vào mã nguồn Class NL_Checkout để thay đổi giá trị các biến sau:

merchant_site_code: thay bằng mã Merchant Site của Website bán hàng đang tích hợp mà NgânLượng.vn cấp cho bạn sau khi đăng ký (xem tại trang danh sách Merchant Site).

secure_pass: thay bằng mật khẩu giao tiếp với NgânLượng.vn mà bạn đã khai báo cho Merchant Site, bạn có thể đổi mật khẩu này bất kỳ lúc nào bằng cách sửa thông tin Merchant Site.

Bước 3: Lập trình nhúng nút Thanh tốn vào trang Hóa đơn bán hàng

Include Class NL_Checkout nói trên vào mã nguồn trang hóa đơn bán hàng, khởi tạo đối tượng kiểu NL_Checkout rồi truyền các tham số vào hàm buildCheckoutUrl() theo thứ tự như sau:

return_url: Sau khi thanh tốn hồn tất, NgânLượng.vn sẽ chuyển người mua (qua giao thức HTTP Redirect) cùng kết quả thanh tốn được mã hóa trong URL về địa chỉ này để Merchant Site xử lý.

receiver: Địa chỉ Email chính của tài khoản nhận tiền.

transaction_info: Thông tin thêm về giao dịch thanh tốn (khơng bắt buộc). order_code: Mã hóa đơn (hoặc mã hoặc tên sản phẩm) cần thanh toán. price: Tổng giá trị hóa đơn (hoặc sản phẩm) cần thanh tốn.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển công cụ thanh toán điện tử cho công ty cổ phần thời trang TINO (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)