2.3.7 .Giải quyết tranh chấp hợp đồngmua bán hàng hóa
3.3. Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, hoạt động kinh doanh, thương mại tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh đó, các vụ tranh chấp về kinh doanh, thương mại, đặc biệt là các hợp đồng có yếu tố nước ngồi cũng gia tăng. Nội dung tranh chấp cũng đa dạng, phức tạp hơn, như: tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyên chở, hợp đồng đại lý, hợp đồng bảo hiểm… điều này đã đưa ra một vấn đề cần được nghiên cứu một cách cụ thể nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể tránh được những hậu quả đáng tiếc và giảm thiểu rủi ro khi tranh chấp xảy ra.
Bên cạnh đó với sự xuất hiện của giao dịch điện tử trong việc mua bán hàng hóa đang trở thành vấn đề đối với các chủ thể tham gia hợp đồng bởi sự tiện lợi của nó, nhưng kèm theo đó là những mối nguy hiểm tiềm tàng từ hình thức giao dịch này. Chính vì vậy cần có những nghiên cứu nhằm phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và khách hàng tránh được những rủi ro cũng như thực hiện một cách đúng đắn đem lại hiệu quả.
Hiện tại, những tháng đầu năm 2016 Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn đã có những chuyển biến lớn về thị trường, đối tượng kinh doanh chuyển dần sang hoạt động xuất khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng của mình sang thị trường Lào nhằm bắt kịp sự hội nhập của nền kinh tế. Việc tham gia vào thị trường quốc tế sẽ có những đặc điểm riêng, khác biệt so với thị trường nội địa về mọi mặt, trong đó rõ nhất đó là pháp lí, bởi lúc này, hoạt động của Cơng ty với bạn hàng không chỉ giới hạn bị điều chỉnh bởi luật quốc gia, mà nó cịn bị điều chỉnh bởi luật quốc tế hoặc những hiệp ước, công ước mà Việt nam là thành viên, đơn cử như việc kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế nó sẽ khác so với hợp đồng mua bán hàng nội địa. Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu, tìm hiểu nhằm giúp Cơng ty và bạn hàng thực hiện đúng pháp luật quốc gia, thông lệ quốc tế, nhưng vẫn đem lại hiệu quả kinh tế.
KẾT LUẬN
Qua việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơng ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn đã cho thấy công ty đã cố gắng thực hiện tốt các hợp đồng này để mang lại kết quả kinh doanh cao hơn nữa, khẳng định vị trí của cơng ty tại thị trường Việt Nam và vươn xa ra thị trường quốc tế.
So với pháp luật về HĐMBHH trên phạm vi quốc tế và các nước phát triển, pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực này vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế, tuy nhiên nhìn chung đã có sự tiến triển khá rõ rệt. Pháp luật thương mại ở nước ta đã tạo ra được một hành lang pháp lý ban đầu, góp phần đáng kể vào việc điều chỉnh các quan hệ mua bán hàng hóa diễn ra thường xun. Nhưng chúng ta khơng thể phủ nhận thực tế đó là nó vẫn cịn tồn tại một số thiếu sót, chưa đầy đủ và thiếu hệ thống. Do vậy, nhệm vụ đặt ra trong thời gian tới đó là tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật về HĐMBHH sao cho đồng bộ, tránh mâu thuẫn, chồng chéo với quy định của văn bản pháp luật khác trong nước và quốc tế, tiến tới tạo sự công bằng cho thương nhân trong nước và thương nhân nước ngồi.
Khóa luận đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về việc thực hiện HĐMBHH đáp ứng nhu cầu thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn pháp luật HĐMBHH ở nước ta ngày càng trở nên hấp dẫn cũng như rút ra kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam tránh khỏi những rủi ro, kinh doanh hiệu quả trong HĐMBHH, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng nói chung và pháp luật về HĐMBHH nói riêng. Bên cạnh đó, các thương nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam cũng cần phải trau dồi kiến thức hiểu biết của mình, cập nhật thơng tin pháp luật nhanh chóng cần thiết để có thể tự tin trong ký kết và thực hiện HĐMBHH.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các văn bản pháp luật
1.1.Bộ luật Dân sự 2005 1.2.Luật Thương mại 2005
2. Các tài liệu khác
2.1.Trường Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật, TS Phạm Duy Nghĩa (chủ biên), Giáo trình Luật Thương mại Việt nam (2012).
2.2.Trường Đại học Luật Hà Nội, TS Đinh Văn Thanh & TS. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (2012).
2.3.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam (2009). 2.4.website: www.mpi.gov.vn 2.5.website: www.mot.gov.vn 2.6.website: www.dost-dongnai.gov.vn 2.7. website: www.vnexpress.net 2.8.website: www.vnexpress.net 2.9.website: www.luatsuhanoi.vn
3. Báo, tạp chí tham khảo
1. Phạm Văn Bằng( 2013), “Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng những vấn đề đặt ra khi sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005”, Tạp chí dân chủ và pháp luật Số định kỳ tháng 4 năm 2013.
2. Trần Thị Huệ( 2013), “Một số bất cập của chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005”, Tạp chí dân chủ và pháp luật số định kỳ tháng 6 năm 2013.
3. Phạm Hoàng Giang( 2006), “Sự phát triển của pháp luật hợp đồng: Từ nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng đến ngun tắc cơng bằng”,Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 10, tr 28 – 31
4. Vũ Thị Lan Anh( 2010), “Pháp luật hợp đồng Hoa Kỳ và những điểm khác biệt cơ bản so với pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 12.