.Thực hiện điều khoản về giao nhận hàng hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n thực hiện tại Công ty cổ phần xi măng Vicem B t Sơn (Trang 28 - 31)

Các hợp đồng bán vật liệu xây dựng của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn thường được giao tại kho bãi hoặc giao tại chân cơng trình của bên mua.

Ví dụ: Trong Hợp đồng bán xi măng của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn ( Bên A ) cho Công ty Đầu tư & Xây dựng Hịa Nam ( Bên B ) có quy định: “ Địa điểm giao nhận: Giao tại trạm trộn của Bên B. Địa chỉ: Hòa Nam, Ứng Hòa, Hà Nội”

Như vậy khi bán hàng, Cơng ty có trách nhiệm vận chuyển hàng tới đúng nơi quy định và phải đảm bảo an tồn cho hàng hóa trong q trình vận chuyển cho tới khi giao hàng. Thời điểm giao hàng, nhận hàng là thời điểm mà việc giao nhận được thực hiện.

Và ngược lại, các hợp đồng mua vật liệu xây dựng từ các nhà sản xuất thì hàng được nhận tại kho bãi của Cơng ty. Điều khoản này có thể được các bên quy định, không bắt buộc nhưng phải rõ ràng.

2.3.4. Thực hiện điều khoản giá cả, thanh toán

Về mặt giá cả thì theo Hợp đồng bán xi măng của Cơng ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơnvới Cơng ty Đầu tư & Xây dựng Hịa Nam, giá bán được niêm yết và được quy định rõ ràng trong hợp đồng là “1.060.000 đồng/tấn đối với xi măng rời PCB40”.

Nhưng ngược lại trong hợp đồng bán xi măng với cơng ty xây dựng Tiến Dũng thì điều khoản này khá mập mờ, giá bán không được quy định cụ thể: “Giá bán các chủng loại xi măng PCB30, PCB40, PC40, chuyên dụng xây trát cao cấp (Bao và rời) căn cứ vào quyết định của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn ban hành từng thời điểm”.

Thanh toán theo hợp đồng là khâu cuối cùng kết thúc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo sự thỏa thuận trong hợp đồng, các bên sẽ thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thông qua các ngân hàng mà các bên mở tài khoản.

Để phù hợp cho việc thực hiện hợp đồng, thông thường công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn lựa chọn phương thức thanh toán một phần (khoảng 30% - 50% giá trị hợp đồng) để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng, sau khi hàng được giao nhận đầy đủ sẽ thanh tốn nốt phần cịn lại.

Tuy nhiên với phương thức thanh tốn này, đơi khi vẫn có trường hợp sau khi giao hàng xong, số tiền cịn lại Cơng ty khơng nhận được theo đúng hạn thanh toán ghi trong hợp đồng mà bạn hàng chưa thanh toán ngay mà kéo dài vài tháng, có khi vài năm mới thanh tốn hết. Việc Cơng ty để khách hàng chiếm dụng vốn như vậy, không những ảnh hưởng tới sự luân chuyển vốn của Công ty mà Cơng ty cịn phải thường xuyên cử người đi đòi nợ, mất rất nhiều thời gian và nhiều khi cũng ảnh hưởng tới quan hệ làm ăn với bạn hàng. Mặc dù trong hợp đồng mua bán hàng hóa, Cơng ty cũng ghi rõ bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán bị phạt vi phạm hợp đồng. Mức phạt bằng lãi suất tín dụng quá hạn theo quy định của pháp luật và phải chịu bồi thường thiệt hại cho bên kia số tiền chưa được thanh toán. Trong trường hợp này, mức phạt được tính căn cứ vào lãi suất tín dụng quá hạn nhân với (x) thời gian chậm thanh tốn khơng giới hạn mức phạt tối đa. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào Công ty cũng thu được

tiền vốn với mức lãi suất như vậy. Nhưng vì mối quan hệ với bạn hàng và vì uy tín của Cơng ty nên trong một số trường hợp Công ty phải chấp nhận rủi ro về mình mà khơng muốn đưa việc tranh chấp ra giải quyết tại cơ quan tài phán.

2.3.5. Thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa

Thanh lý hợp đồng là thủ tục cuối cùng của các bên nhằm kết thúc một quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo quy định của pháp luật, hợp đồng mua bán hàng hóa của Cơng ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn được thanh lý trong những trường hợp sau:

- Hợp đồng mua bán hàng hóa đã thực hiện xong;

- Hợp đồng mua bán hàng hóa bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ;

- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa đã hết và khơng có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn;

- Hợp đồng mua bán hàng hóa khơng được tiếp tục thực hiên khi thay đổi chủ thể mà khơng có sự chuyển giao thực hiện hợp đồng cho chủ thể mới;

- Hợp đồng mua bán hàng hóa bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ;

- Khi một bên ký hợp đồng mua bán hàng hóa là pháp nhân phải giải thể;

Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa, Cơng ty và bạn hàng thường tiến hành thanh lý hợp đồng sau 15 ngày kể từ ngày phát sinh các sự kiện nói trên.

Trong Hợp đồng bán xi măng của Công ty với Cơng ty đầu tư & xây dựng Hịa Nam: “Khi hết hạn hoặc chấm dứt hợp đồng này, hai bên sẽ tiến hành thanh lí hợp đồng theo quy định. Mỗi bên có trách nhiệm thanh tốn các khoản nợ và thực hiện các nghĩa vụ còn tồn đọng theo quy định tại các điều khoản của hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng”

Từ khi các bên ký vào biên bản thanh lý hợp đồng, quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa được coi như chấm dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của ác bên trong việc thanh toán số tiền còn lại được xác nhận trong biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa vẫn cịn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các quyền và nghĩa vụ đó được thực hiện xong.

2.3.6 Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng

Trong q trình thực hiện hợp đồng Cơng ty thường áp dụng biện pháp là cầm cố tài sản, thế chấp tài sản và đặt cọc để đảm bảo khách hàng thực hiện đúng nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Mặc dù các biện pháp này đều có những ưu điểm riêng nhưng Công ty luôn cân nhắc rất kỹ lưỡng để chọn ra biện pháp hiệu quả nhất.

- Đối với cầm cố tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa thì bên có nghĩa vụ phải giao tài sản thuộc quyền sở hữu cho bên đối tác cùng giao

giao kết. Tài sản cầm cố phải là động sản. Quyền về tài sản được phép giao dịch cũng có thể được cầm cố. Việc cầm cố tài sản được lập thành văn bản, trong đó có ghi rõ chủng loại, chất lượng, giá trị tài sản, thời hạn cầm cố và phương thức xử lý tài sản cầm cố. Văn bản cầm cố có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước.

- Đối với thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa thì Cơng ty thường định giá sơ bộ tài sản trước. Sau khi đã nhất trí lấy thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thì các bên phải lập một biên bản riêng và phải đưa tới xác nhận tại cơ quan công chứng hay cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh. Việc quản lý tài sản thế chấp sẽ do các bên tự thỏa thuận nhưng thơng thương do bên có tài sản thế chấp giữ. Việc xử lý tài sản thế chấp sẽ do cơ quan trọng tài hoặc tịa án thực hiện khi có tranh chấp xảy ra.

- Đối với đặt cọc: đây là biện pháp bảo đảm được Công ty áp dụng tùy từng đối tác cụ thể. Theo đó, đối tác sẽ phải giao cho Cơng ty số tiền nhất định để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ. Nếu đối tác từ chối giao kết hoặc không thực hiện hợp đồng thì số tiền đặt cọc sẽ thuộc về cơng ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n thực hiện tại Công ty cổ phần xi măng Vicem B t Sơn (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)