2.3.7 .Giải quyết tranh chấp hợp đồngmua bán hàng hóa
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật thực hiện hợp đồngmua bán
3.2.3. Kiến nghị về phía cơng ty
Do kết quả của việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơng ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn chịu ảnh hưởng của cả phía luật pháp và điều kiện thực tế của cơng ty. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì khơng chỉ phía Nhà nước cần có những thay đổi mà cả đối với cơng ty cũng cần phải xem xét để chỉnh sửa, bổ sung những tồn tại, hạn chế của mình.
3.2.3.1. Đối với công tác chuẩn bị ký kết hợp đồng
Hợp đồng sau khi ký kết sẽ phát sinh hiệu lực pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa các bên tham gia quan hệ. Do vậy phải chú trọng công tác chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng, tránh tình trạng ký hợp đồng trong điều kiện chưa có sự chuẩn bị chu đáo, chưa có sự tìm hiểu về đối tác cũng như thị trường. Khi hợp đồng đã ký kết rồi mà tiến
Công ty phải chuẩn bị sẵn các nội dung đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng. Điều đó có nghĩa là phải chủ động trong quá trình đàm phán bằng cách thực hiện cơng tác nghiên cứu, dánh giá đối tác, tìm hiểu rõ mục đích, động cơ giao kết hợp đồng trước khi ký kết hợp đồng.
3.2.3.2. Đối với nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong q trình đàm phán và ký kết hợp đồng, doanh nghiệp có thể vì nhiều lí do như thiếu hiểu biêt pháp luật hoặc có hiểu biết nhưng vì q tin tưởng và dựa vào lí do giữa các bên đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài, mà họ trở nên mất cảnh giác, dẫn đến viêc hợp đồng ký kết theo mẫu được soạn thảo từ trước có nội dung sơ sài. Bình thường thì các doanh nghiệp nhận thấy khơng có trở ngại gì, thậm chí họ cịn thấy thuận tiện vì q trình xác lập hợp đồng rất đơn giản và gọn nhẹ. Nhưng việc xảy ra tranh chấp hay không trong tương lai lại là điều khơng thể lường trước. Khi đó doanh nghiệp sẽ rất khó có thể có đủ bằng chứng để đấu tranh cho lợi ích của mình, vì hợp đồng thường thiếu rất nhiều nội dung có ý nghĩa trong việc giải quyết tranh chấp sau này như: lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp, quy định về phạt vi phạm hợp đồng…
Do đó, Cơng ty cần xây dựng cho mình những hợp đồng quy định rõ ràng, đầy đủ các điều khoản đặc biệt là những điều khoản bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Từ đó có thể đảm bảo cho quá trình thực hiện hợp đồng diễn ra một cách thuận lợi.
3.2.3.3. Đối với công tác đảm bảo thực hiện hợp đồng
Trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, Cơng ty chưa chú trọng tới việc áp dụng các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng. Khi thỏa thuận điều kiện thanh tốn, Cơng ty mới chỉ áp dụng biện pháp đặt cọc (30% giá trị hợp đồng) sau khi hợp đồng được ký kết để ràng buộc trách nhiệm của bên mua và bên bán. Tuy nhiên, biện pháp này không đảm bảo rằng Công ty sẽ thu được đủ số tiền hàng theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng. Khách hàng sau khi đã nhận được đủ số hàng, vẫn không thanh tốn nốt tiền nếu như việc chậm trễ đó khơng ảnh hưởng gì tới lợi ích của họ. Trong khi đó Cơng ty cũng như nhiều doanh nghiệp khác đều muốn giữ quan hệ với đối tác và tránh phải đưa ra các cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp dễ làm ảnh hưởng tới cơng việc làm ăn của cả hai bên. Tình trạng này dẫn đến vốn của Cơng ty bị chiếm dụng khá thường xuyên gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Do vậy, khi ký kết hợp đồng, Công ty cần bổ sung thêm các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng như: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, ký quỹ … Nếu khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh tốn tiền hàng thì Cơng ty có quyền thực hiện các biện pháp cưỡng chế cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình.
3.2.3.4. Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong cơng ty
Cơng ty cần có kế hoạch thực hiện đào tạo lại cán bộ đàm phán ký kết hợp đồng, với những cán bộ này đã có thời gian hoạt động tại cơng ty, kinh nghiệm đã có ít nhiều. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, những cán bộ này cần thiết phải được đào tạo, bồi dưỡng thông qua các lớp bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn về các lĩnh vực ngoại giao, đàm phán, ký kết hợp đồng. Nếu mục đích phát triển của cơng ty cho tương lai là vươn ra thị trường quốc tế thì việc thành lập một phịng pháp chế là điều tất yếu và rất cần thiết, điều này nó sẽ đảm bảo cho cơng ty hoạt động một cách hiệu quả và tránh những hậu quả khơng đáng có.