Môi trường nội tại

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Phát triển chính sách sản phẩm đèn LED Downlight tại thị trƣờng Hà Nội của công ty cổ phần Climax Việt Nam (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN

1.3. Các yếu tố ảnh hướng đến phát triển chính sách sản phẩm

1.3.3 Môi trường nội tại

Nguồn lực của một doanh nghiệp bao gồm: nguồn nhân lực, tài sản vật chất, các nguồn lực vơ hình. Đây là nhóm yếu tố quyết định khả năng hoạt động của doanh nghiệp, quyết định sự thành bại trên thị trường; trong đó nguồn lực quan trọng nhất là con người. Trong từng thời kỳ, mỗi nguồn lực đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng so với

các đối thủ cạnh tranh trong ngành do đó nhà quản trị các cấp nhất là nhà quản trị cấp cao ln ln phải có thơng tin về các nguồn lực hiện tại và tiềm năng phân tích và đánh giá chặt chẽ tận dụng đúng mức các nguồn lực sẵn có của mình nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh lâu dài.

1. 3.3.1. Nguồn nhân lực

Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, quyết định sự thành cơng hay khơng của các doanh nghiệp, các tổ chức ở mỗi quốc gia. Trong các doanh nghiệp yếu tố này cực kỳ quan trọng vì mọi quyết định liên quan đến quá trình quản trị chiến lược đều do con người quyết định, khả năng cạnh tranh trên thị trường mạnh hay yếu, văn hóa tổ chức tốt hay chưa tốt v.v... đều xuất phát từ con người. Vì vậy nhân lực là yếu tố đầu tiên trong các nguồn lực mà các nhà quản trị của các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh lâu dài cần xem xét, phân tích để quyết định nhiệm vụ, mục tiêu và những giải pháp cần thực hiện.

VD: muốn phát triển thêm dịch vụ mới, mở bưu cục mới, v.v... hoặc xác định các mục tiêu tăng trưởng nhanh nhà quản trị doanh nghiệp cần phải biết chắc chắn những khả năng về nhân lực hiện tại và mới tuyển dụng có thể đáp ứng các u cầu hav khơng.

Những đối tượng và những vấn đề chủ yếu cần phân tích về nguồn nhân lực bao gồm:

 Nhà quản trị các cấp.

Đây là nguồn nhân lực quan trong có vai trị như những nhạc trưởng trong dàn nhạc của các doanh nghiệp trong đó nhà quản trị cấp cao giữ vai trị quan trọng nhất vì mọi quyết định mọi hành vi kể cả phong cách và thái độ trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại của họ đều ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp.

Mục đích của việc phân tích nhà quản trị các cấp là xác định khả nàng hiện tại và tiềm năng của từng nhà quản trị, so sánh nguồn lực này với các doanh nghiệp khác trong ngành nhằm biết được vị thế cạnh tranh hiện tại và triển vọng của mình trong mối quan hệ với các đối thủ trên thị trường.

Người thừa hành.

Tương tự như phân tích nhà quản trị các cấp, việc phân tích người thừa hành cũng căn cứ vào các kỹ nâng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và kết quả đạt được trong từng kỳ liên quan đến nghề nghiệp và các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể trong các kế hoạch tác nghiệp. Phân tích người thừa hành do người quản lý trực tiếp thực hiện. Mục tiêu của việc phân tích nhằm đánh giá tay nghề, trình độ chun mơn để có cơ sở chuẩn bị các lược về nhân sự chuyên môn trong các bộ phận hoặc/và triển khai các chương trình

hành động thích nghi với khả năng của người thừa hành, v.v... trong đó có cả kế hoạch đào tạo và tái đào tạo để người thừa hành ln thích nghi với cơng việc được phân công (công việc hiện tại hoặc công việc mới, yêu cầu về kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cao hơn, v.v ...)

Như vậy, phân tích nguồn nhân lực thường xuyên là cơ sở giúp doanh nghiệp, tổ chức đánh giá kịp thời những điểm yếu và điểm mạnh của những thành viên trong tổ chức so với yêu cầu về tiêu chuẩn nhân sự trong từng khâu công việc và so với nguồn nhân lực của các đối thủ cạnh tranh nhằm có kế hoạch bố trí sử dụng hợp lý nguồn nhân lực đang hiện có.

1.3.2.2. Nguồn lực vật chất

Nguồn lực vật chất bao gồm các yếu tố như: vốn sản xuất, nguyên vật liệu dự trữ, nhà xưởng máy móc thiết bị v.v... Mỗi doanh nghiệp có các đặc trưng về các nguồn lực vật chất riêng, trong đó có cả điểm mạnh lẫn điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Do đó, việc đánh giá và phân tích đúng mức những nguồn lực vật chất là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị của doanh nghiệp hiểu được những nguồn lực vật chất tiềm tàng, các hạn chế v.v... Trong thực tế nhà quản trị thực hiện việc phân tích các nguồn lực thông qua những hoạt động chủ yếu như:

Thứ nhất: Phân loại các nguồn lực vật chất vốn có của doanh nghiệp như nguồn vốn bằng tiền, máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho tàng, đất đai, vật tư dự trữ...

Thứ hai: Xác định chất lượng, quy mô cơ cấu và các đặc trưng của từng nguồn lực vật chất.

Thứ ba: Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế của từng nguồn lực trong các chương trình hành động của các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp từng kỳ.

Thứ tư: Đánh giá và xác định các điểm mạnh, điểm yếu về từng nguồn lực vật chất so với những đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành và trên thị trường theo khu vực địa lý

Tuỳ theo loại nguồn lực, việc phân tích này cần tiến hành thường xuyên định kỳ hoặc đột xuất để phục vụ nhu cầu ra quyết định của các nhà quản trị có tiên quan. Chẳng hạn

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM ĐÈN LED DOWNLIGHT TẠI THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Phát triển chính sách sản phẩm đèn LED Downlight tại thị trƣờng Hà Nội của công ty cổ phần Climax Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)