.Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn bắc mỹ (Trang 48 - 52)

Đối với doanh nghiệp, trước tiên cần nói đến là sự tìm hiểu và hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật thương mại nói riêng. Khơng chỉ là ban lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức, các nhân viên trong doanh nghiệp hơn ai hết cũng là những người cần có sự hiểu biết về các quy định của pháp luật. Mà thơng qua những sự hiểu biết đó tạo tiền đề cho sự vận dụng linh hoạt khung pháp chế, các quy định của pháp luật, nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và của nền kinh tế nước nhà.

Điều quan trọng tiếp theo là quá trình thỏa thuận hợp đồng. Khi thỏa thuận về những khoản bồi thường hay tiền phạt trong hợp đồng, các bên là chủ thể của hợp đồng thương mại cần thỏa thuận rõ và tách biệt đâu là tiền bồi thường, đâu là tiền phạt. Bởi nếu khơng rõ ràng hoặc mơ tả rằng đó là khoản tiền phạt vi phạm mà số tiền phạt vượt quá mức quy định thì phần vượt q như vậy khơng có giá trị pháp lý. Mặt khác, nếu cho rằng đó là một khoản tiền bồi thường mà các bên thỏa thuận trước thì cũng khơng phù hợp vì Luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 không quy định về trường hợp các bên được ấn định một khoản tiền bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.

Vì cịn những điểm cần lưu ý như trên nên khi thỏa thuận ký kết hợp đồng, doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của chuyên gia pháp lý, luật sư để xem xét những điều khoản mà mình thỏa thuận có hiệu lực pháp lý hay khơng.

Trong điều kiện nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế một cách nhanh chóng, sâu rộng, thì hơn bao giờ hết, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với luật sư như là một sự đồng hành, cán bộ tín dụng NHTM cũng cần có sự nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này. Nói cách khác, sự thành cơng của doanh nghiệp luôn gắn liền với cơ chế pháp lý. Ngược lại, luật sư chỉ có thể khẳng định mình khi các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, an toàn và nền kinh tế phát triển. Đã đến lúc cả hai bên phải tiến về phía nhau, cùng nhau hợp tác, chia sẻ và thành công trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, phù hợp với quy định của pháp luật, góp phần tạo sự lành mạnh, an tồn cho mơi trường hoạt động kinh doanh thương mại.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh đất nước mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế, công thêm những tác động khơng nhỏ của sự suy thối nền kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng cần được thúc đẩy phát triển và thể hiện vai trị quan trọng của mình trong q trình phát triển nền kinh tế nước nhà. Và hoạt động kinh doanh từ trước đến nay ln lấy hợp đồng kinh doanh làm cơ sở phát triển.

Nói đến hợp đồng kinh doanh thương mại, khơng thể khơng nói đến điều khoản cơ bản về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Đây là sự thỏa thuận của các bên trong giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại, đồng thời, cũng là các chế định của pháp luật; nó tồn tại đã lâu nhưng cũng còn nhiều bất cập mà doanh nghiệp và những người làm cơng tác pháp lý nói chung và luật sư nói riêng cịn một số điểm phải trao đổi làm rõ.

Hơn bao giờ hết, Việt Nam cần phải nắm bắt được cơ hội qua hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu cho q trình phát triển, đó là các cơ hội khơng chỉ kinh doanh trong nội địa mà còn là các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế. Để làm được điều này thì việc hồn thiện khung pháp lí cho hoạt động kinh doanh nói chung và cho hợp đồng thương mại nói riêng là nhiệm vụ hàng đầu. Trong đó bao hàm cả chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Nhà nước, Chính phủ cần khẩn trương hơn nữa để khơi thơng, giải tỏa được những vấn đề pháp lí cịn đang gây trở ngại cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Tóm lại, dù cho những hỗ trợ từ mơi trường vi mơ và vĩ mơ có hồn hảo như thế nào đi chăng nữa thì khả năng thực hiện thành cơng của một hợp đồng chủ yếu vẫn phụ thuộc vào chính bản thân doanh nghiệp cũng như thiện chí của các bên trong mối quan hệ hợp đồng đó. Do đó doanh nghiệp phải tự hiểu được nội chất của mình và chủ động trong mọi tình huống để nắm bắt cơ hội và bảo vệ quyền lợi của mình. Đặc biệt khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra. Cũng từ đó, doanh nghiệp cần nắm rõ vai trị quan trọng của các chế tài thương mại nói chung và chế tài bồi thường thiệt hại nói riêng trong hợp đồng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Các văn bản pháp luật của nhà nước:

1. Luật Thương mại 2005 2. Luật Dân sự 2005

3. Dự thảo sửa đổi Luật Dân sự 2016

Các cơng trình nghiên cứu:

1. Khóa luận: “Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại” – Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

2. Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường

thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam” – Khúc Thị Trang Nhung,

Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các tạp chí, trang mạng xã hội:

1. “Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng kinh doanh thương mại của doanh nghiệp” - Đồn Luật sư Thành phố Hà Nội – Cơng ty Luật Minh Khuê

Nguồn: https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-luat-doanh-nghiep/boi-thuong-thiet-hai- trong-hop-dong-kinh-doanh-thuong-mai-cua-doanh-nghiep.aspx

2. “Chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm Hợp đồng theo pháp luật thương mại Việt Nam” - Ông Nguyễn Hồng Hải – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh

tế, Bộ Tư pháp.

Nguồn: http://www.baomoi.com/che-tai-boi-thuong-thiet-hai-va-phat-vi-pham-hop- dong-theo-phap-luat-thuong-mai-viet-nam/c/15590431.epi

3. “Về việc thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại cố định trong hợp đồng: Câu trả lời còn dang dở” – Thạc Sĩ Bùi Đức Giang – thời báo kinh tế Sài Gòn Online ngày

3/2/2015.

Nguồn:http://www.thesaigontimes.vn/126008/Ve-viec-thoa-thuan-muc-boi-thuong- thiet-hai-co-dinh-trong-hop-dong-Cau-tra-loi-con-dang-do.html

4. “Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và một số liên hệ với hoạt động ngân hàng” – Tiến Sĩ Lê Văn Luyện - Học viện Ngân hàng; Thạc Sĩ Đào Ngọc Chuyền -

Văn phòng Luật sư Đào và Đồng nghiệp - Theo Tạp chí Ngân hàng Số 21/2010. Nguồn:http://www.vnba.org.vn/index.php?

option=com_content&view=article&id=1533:bi-thng-thit-hi-trong-hp-ng-va-mt-s-lien- h-vi-hot-ng-ngan-hang-&catid=43:ao-to&Itemid=90

5. “Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng” - Công ty Luật

PLF ngày 5 tháng 8 năm 2014.

Nguồn bài viết: http://plf.vn/vn/plf-va-doanh-nghiep/thuong-mai/Che-tai-phat-vi- pham-va-boi-thuong-thiet-hai-trong-hop-dong-466

6. “Chế tài bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc tế qua Luật Thương mại Việt Nam, Công ước CISG và Bộ nguyên tắc Unidroit” – Trường Đại học Kiểm sát Hà

Nội.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn bắc mỹ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)