.Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn bắc mỹ (Trang 29 - 30)

2.2 .Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

2.2.1.3 .Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại

Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, hay nói cách khác là giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại có mối quan hệ nhân quả. Mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ biện chứng, nội tại giữa nguyên nhân và kết quả, trong đó ngun nhân phải có trước và chính ngun nhân đó dẫn đến kết quả. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm

hợp đồng thương mại nói riêng đòi hỏi giữa hành vi vi phạm và thiệt hại phải có mối quan hệ nhân quả. Hành vi vi phạm là nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm đó. Nếu khơng có vi phạm thì khơng thể làm phát sinh thiệt hại.

Xác định quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại là xác định cơ sở khách quan của trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bên có hành vi vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm khi thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng. Trong thực tế có những trường hợp hợp đồng bị vi phạm nhưng không trực tiếp gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm, do đó bên vi phạm khơng phải bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, một hành vi vi phạm hợp đồng có thể gây ra nhiều khoản thiệt hại và một khoản thiệt hại cũng có thể phát sinh từ nhiều hành vi vi phạm hợp đồng. Trong khi đó các chủ thể của hợp đồng, đặc biệt là các chủ thể kinh doanh, có thể cùng lúc tham gia nhiều quan hệ hợp đồng khác nhau. Vì vậy việc xác định chính xác mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế không bao giờ là dễ dàng, và rất dễ gây nhầm lẫn nếu chỉ dựa vào suy đoán chủ quan. Điều này đòi hỏi bên bị vi phạm khi đòi bồi thường thiệt hại, cũng như các cơ quan tài phán khi quyết định áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại đối với bên vi phạm phải dựa trên chứng cứ rõ ràng, xác thực và hợp pháp.

Một vấn đề cần được lưu ý trong việc xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: bên bị vi phạm có thiệt hại thực tế, và thiệt hại này có thể chuyển thành tiền, là thiệt hại trực tiếp xảy ra hay những khoản lời đáng lẽ được hưởng trong tương lai nếu khơng có hành vi vi phạm và bên bị thiệt hại có nghĩa vụ chứng minh tổn thất đó. Theo Điều 306 Luật Thương mại về quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán: “trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh tốn thù lao dịch vụ và các chi

phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ q hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian trả chậm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hay pháp luật có quy định khác.” Vậy tiền lãi trên số tiền trả chậm đó có được coi là thiệt hại

thực tế hay không? Câu trả lời là nếu bên vi phạm thanh tốn chậm mà vì sự thanh toán chậm này bên bị vi phạm phải trả lãi quá hạn cho ngân hàng thì số tiền lãi quá hạn đó rõ ràng là tổn thất thức tế của bên bị vi phạm do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Cịn trong trường hợp bên bị vi phạm khơng nợ ngân hàng, việc chậm thanh toán khơng gây thiệt hại gì cho bên bị vi phạm thì tiễn lãi trên số tiền trả chậm lại trở thành khoản đáng lẽ được hưởng. Đây là vấn đề cần được nhận biết rõ.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn bắc mỹ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)