.Quy định về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại của bên vi phạm hợp đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn bắc mỹ (Trang 32 - 33)

2.2 .Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

2.2.4 .Quy định về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại của bên vi phạm hợp đồng

Theo quy định của pháp luật, bên bị thiệt hại khơng chỉ có nghĩa vụ chứng minh tổn thất, mức độ của tổn thất và khoản lợi trực tiếp đáng nhẽ được hưởng nếu khơng có

hành vi vi phạm mà cịn có nghĩa vụ hạn chế tổn thất. Điều 305 Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ hạn chế tổn thất như sau:

“Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất, kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại khơng áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng nhẽ có thể hạn chế được.”

Quy định này buộc bên bị thiệt hại phải có những biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa các thiệt hại có thể xảy ra, khơng những góp phần giảm thiểu tổn thất cho chính mình mà cịn hạn chế được thiệt hại cho bên đối tác, tránh tư tưởng bàng quan, ỷ lại vào quy định của bồi thường thiệt hại. Cụ thể, khi có hành vi vi phạm hợp đồng của một bên, tất yếu có thể dẫn đến những thiệt hại cho bên cịn lại. Ví dụ như hành vi giao hàng không đủ số lượng/chất lượng của bên bán làm thiệt hại đến hợp đồng, danh dự, uy tín của bên mua với bên thứ ba hoặc khách hàng; hay hành vi nhận hàng không đúng thời điểm của bên mua làm chất lượng hàng bị suy giảm; và rất nhiều trường hợp khác. Trong những trường hợp này, nếu bên bị thiệt hại khơng dùng các biện pháp có thể để hạn chế thiệt hại, ví dụ như hàng không được giao tồn kho không được bảo quản,thiệt hại từ 30% tăng đến 50%; hay khơng được linh động chuyển hóa làm giảm sút giá trị…thì phần thiệt hại gia tăng đó sẽ khơng được bồi thường. Đây có thể coi là hành vi cố tình để mặc cho hậu quả xảy ra dù cho hậu quả đó là có thể lường trước được do thái độ ỷ lại, bàng quan vì mặc định tất cả hậu quả sẽ do bên vi phạm hợp đồng chịu. Hành vi này không những đã tăng thêm những gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm mà còn làm tăng giá trị phải đền bù của bên gây thiệt hại, cả hai bên đều nhận hậu quả và ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Do đó nếu bên bị thiệt hại khơng áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế thiệt hại, có tư tưởng và hành vi để mặc cho thiệt hại xảy ra, pháp luật bảo vệ quyền của bên vi phạm bằng cách: bên vi phạm có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được. Như vậy mức tổn thất này sẽ do bên bị vi phạm chịu do hành vi bàng quan của mình. Và thơng qua quy định này, pháp luật đề cao ý thức trách nhiệm cho tất cả các bên trong quan hệ hợp đồng, trách nhiệm ở đây không chỉ là quyền, nghĩa của bản thân mỗi doanh nghiệp trong các thỏa thuận hợp đồng, mà còn là trách nhiệm đối với nhau giữa các chủ thể của hợp đồng đó và với sự phát triển chung của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn bắc mỹ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)