.Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn bắc mỹ (Trang 47 - 48)

Dựa vào sự tác động đối với các quan hệ xã hội được pháp luật về hoạt động thương mại điều chỉnh, những đặc điểm sau đây của nền kinh tế Việt Nam có ảnh hưởng đến việc hồn thiện pháp luật về vai trò cũng như sự tác động của chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại: Thứ nhất, nền kinh tế thị trường Việt Nam được chuyển đổi từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Thứ hai, nền kinh tế thị trường Việt Nam được xây dựng và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Thứ ba, nền kinh tế thị trường Việt Nam thiếu dịch vụ phân phối hiện đại và chưa được quản lý tốt.

Do đó pháp luật điều chỉnh về bồi thương thiệt hại trong hợp đồng thương mại phải phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế đang chuyển đổi ở Việt Nam.

Trong thực tế, điều khoản phạt vi phạm và điều khoản về bồi thường thiệt hại là hai điều khoản thường xuyên được các chủ thể của hợp đồng áp dụng, hay nói cách khác đây là hai điều khoản ưa thích cho hợp đồng và chúng thường xuyên đi kèm với nhau. Tuy nhiên, các quy định của luật pháp hiện hành về hai chế tài này cịn khá cứng nhắc và đơi khi làm mâu thuẫn lẫn nhân. Nguyên nhân, một phần do khoa học pháp lý của nước ta đang phát triển theo hướng thị trường và hội nhập, quá trình xây dựng pháp luật của Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hồn thiện. Bên cạnh đó các quy định có yếu tố đặc thù, và chúng ta chưa thực hiện rộng rãi việc công bố công khai bản án, không áp dụng hệ thống án lệ, có thể là nguyên nhân của sự kém năng động và khó áp dụng cho các doanh nghiệp hiện nay. Đối với nước ta, công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề tất yếu, song đổi mới, hội nhập và thay đổi những gì đã và đang tồn tại trong hệ thống pháp luật lại là vấn đề nan giải và cần rất nhiều thời

gian. Đôi khi chúng ta phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cho việc sửa đổi, bổ sung pháp luật thiếu tính nhất quán, dẫn đến sự chồng chéo của các văn bản pháp luật, điển hình là một số quy định trong Luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 như đã phân tích ở trên, dẫn đến hệ thống quy phạm không ổn định và khơng có tính chất lâu dài.

Những vấn đề nêu trên khơng những gây khó khăn về định hướng và áp dụng pháp luật đối với những người làm cơng tác pháp lý, mà cịn làm cho những chủ doanh nghiệp khó có thể hiểu và vận dụng hiệu quả quy định của pháp luật trong hoạt động, kinh doanh. Do đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan lập pháp cần phải tìm ra nguyên nhân đã và đang tồn tại trong hệ thống pháp luật về hợp đồng thương mại, cụ thể là sự chồng chéo, những thiếu sót hay bất cập trong Luật Thương mại, Luật dân sự...và các văn bản pháp luật khác có liên quan, bằng cách:

- Khơng nên đặt trọng tâm của pháp luật thương mại về chế tài bồi thường thiệt hại vào chủ thể hay hợp đồng mà phải kết hợp cả hai yếu tố này, để từ đó định hướng xây dựng, sửa đổi bổ sung các đạo luật trong Luật Thương mại nói riêng và các bộ luật khác liên quan nói chung.

- Tìm hiểu, đúc kết và xây dựng các điều luật về chế tài bồi thường thiệt hại một cách chặt chẽ sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng hiện nay, cụ thể là các vấn đề điển hình như việc xác định căn cứ áp dụng bồi thường thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại. Từ đó đảm bảo lợi ích hài hịa cho cả hai bên trong trường hợp cần phải áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại hay bất kỳ một chế tài nào khác. Không chỉ đảm bảo quyền lợi cho chủ thể bị vi phạm mà còn đảm bảo quyền lợi cho chủ thể vi phạm trong các trường hợp tranh chấp khác nhau.

- Các văn bản trong hệ thống pháp luật thương mại cần đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, đảm bảo cho cơ chế điều chỉnh pháp luật được hiệu quả. Các quy định của pháp luật nói chung và Luật Thương mại nói riêng chỉ nên tập trung vào những vấn đề cơ bản tạo khung pháp lý cho chế định. Việc quy định một cách quá chi tiết đôi khi sẽ gây trở ngại.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn bắc mỹ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)