Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giải quyết tranh chấp trong inh doanh, thương mại bằng phương thức tòa án thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân th (Trang 30)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3.2Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

1.3. Những nguyên tắc cơ bản về pháp luật điều chỉnh giải quyết tranh chấp trong kinh

1.3.2Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

Quyền bình đẳng trước pháp luật là một quyền con người. Đó là quyền được xác lập tư cách con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, quyền có vị thế ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau.. Đây là nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước ta, được quy định cụ thể tại điều 16 trong Hiến pháp 2013. Cụ thể tại Điều 16 Hiến pháp 2013 có quy định “1. Mọi người đều bình đẳng trước

pháp luật. 2. Khơng ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”

Điều 16 được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 52 của Hiến pháp 1992. So với Hiến pháp 1992, điều này được bổ sung thêm cụm từ “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” nhằm làm rõ việc mọi người đều bình đẳng mọi mặt và không bị phân biệt đối xử với bất kỳ lý do gì. Như vậy, điều 16 quy định rõ hai vấn đề sau: một là, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; hai là, khơng ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Và khơng chỉ quy định mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, đồng thời cũng khẳng định mọi người đều bình đẳng về mọi mặt và khơng bị phân biệt đối xử với bất kỳ lý do gì.

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nhất là trong hoạt động xét xử tại Tòa án. Nguyên tắc này bảo đảm quyền bình đẳng đẳng của các đương sự trước Tịa án, giúp cho hoạt động xét xử của Tòa án diễn ra thống nhất đồng bộ và đạt hiệu quả cao, đảm bảo mọi phán quyết của Tòa án khách quan, tồn diện, đầy đủ, đúng pháp luật, tránh bỏ sót tội phạm và xử oan cho người vô tội.

1.3.3 Ngun tắc tịa án khơng tiến hành điều tra mà chỉ xác minh thu thập chứng cứ

Nguyên tắc này được cụ thể hoá tại Điều 91 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

“Đương sự có u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc khơng đưa ra đủ chứng cứ thì Tịa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.”

Như vậy bộ luật Tố tụng dân sự quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu khởi kiện thuộc về đương sự. Toà án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ khi đương sự đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không tự thu thập được và có u cầu Tồ án tiến hành thu thập. Quy định này một mặt gắn trách nhiệm cho đương sự, giảm áp lực cơng việc cho Tồ án, mặt khác cũng là cơ chế bảo đảm tính khách quan, tránh tình trạng Tồ án lạm dụng trong việc thu thập chứng cứ có lợi để thiên vị cho một trong các bên. Pháp luật quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về các đương sự vì họ là người khởi kiện, đưa ra yêu cầu nên họ phải có trách nhiệm chứng minh cho yêu cầu kiện tụng của mình. Hơn nữa các vụ án dân sự phát sinh chủ yếu do có sự tranh chấp về quyền và lợi ích của các đương sự với nhau. Do đó họ là người biết rõ các nguyên nhân và điều kiện cung cấp cho Tòa án các chứng cứ của vụ án. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tịa án có trách nhiệm hướng dẫn cho các đương sự cung cấp chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu của mình, để bảo về quyền và lợi ích của họ. Đương sự có quyền cung cấp chứng cứ trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án. Tịa án có trách nhiệm tiếp nhận mọi giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ án và các vật chứng cho đương sự cung cấp.

1.3.4 Nguyên tắc hòa giải

Quan hệ dân sự là quan hệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thể đó. Khi một bên trong quan hệ thực hiện không đúng nội dung thỏa thuận, xâm phạm đến lợi của bên cịn lại thì bên cịn lại có quyền u cầu bên vi phạm bồi thường. Việc giải quyết khi một bên có hành vi vi phạm thỏa thuận trước hết do các bên tự thỏa thuận giải quyết, nếu không thỏa thuận được xảy ra tranh chấp, một trong các bên có thể khởi kiện đến Tịa án. Trong giải quyết tranh chấp dân sự, Tòa án trên cơ sở đánh giá các chứng cứ do đương sự cung cấp xem xét yêu cầu của bên nào phù hợp với quy định của pháp luật sẽ chấp nhận yêu cầu của bên đó. Tuy nhiên, trước khi mở phiên tịa xét xử vụ án dân sự , Tòa án vẫn tiến hành hòa giải hòa giải và đây là một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự.

Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự. Sau khi thụ lý vụ án để giải quyết vụ án Tịa án tiến hành giải thích pháp luật, giúp đỡ đương sự giải quyết mâu thuẫn, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các tranh chấp. Cơ sở của hòa giải là quyền tự định đoạt của đương sự. Điều 10 bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định, Tịa án có trách nhiệm hịa giải và tạo điều kiện thuận lợi để đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự. Trong q trình hịa giải Tịa án giữ vai trị đặc biệt quan trọng, với tư cách là cơ quan xét xử của nhà nước, tòa án phải chủ động trong việc hòa giải để giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau. Vai trò chủ động này thể hiện ở chỗ sau khi thụ lý vụ án, tòa án chủ động triệu tập các đương sự đến để hòa giải, tòa án giữ vai trị trung gian khơng có quyền thương lượng điều đình mà để đương sự tự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án.

Nội dung hịa giải chính là các vấn đề của vụ án cần được các bên thỏa thuận với nhau để giải quyết, tùy từng vụ án mà nội dung hịa giải sẽ khác nhau. Tồ án xem xét các yêu cầu cụ thể của đương sự trong vụ án phải giải quyết để tiến hành hoà giải từng yêu cầu theo thứ tự hợp lý.

Việc tiến hành hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự sẽ góp phần rút ngắn thời gian giải quyết vụ án. Nhất là trong trường hợp Tịa án hồ giải thành cơng vụ án dân sự thì khơng cần mở phiên tòa xét xử vụ án, giảm bớt một giai đoạn tố tụng kéo dài và cực kỳ phức tạp, tiết kiệm được thời gian, tiền của cho Nhà nước và cho nhân dân.

1.3.5 Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời

Khi bắt đầu một thương vụ, các chủ thể không bao giờ muốn tranh chấp xảy ra bởi tranh chấp đồng nghĩa với sự ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ, làm gián đoạn quá trình kinh doanh, tốn thời gian chi phí và cơng sức để giải quyết tranh chấp. Khơng những thế cịn liên quan đến chủ thể khác có quan hệ với các bên tranh chấp, uy tín của chủ thể trên thương trường có thể bị ảnh hưởng, cũng như các yếu tố khác thuộc về bí mật kinh doanh có thể bị tiết lộ hoặc bị lợi dụng...

Giải quyết tranh chấp kịp thời và hiệu quả các tranh chấp cho phép hạn chế đến mức tối thiểu sự gián đoạn của sản xuất kinh doanh cũng như đặt ở mức chi phí thấp nhất. Song, quan trọng đó là phải bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích hợp pháp và chính đáng của các bên khi tham gia vào kinh tế thương mại. Về nguyên tắc khi giải quyết các vụ việc thương mại phải nhanh chóng, kịp thời đảm bảo khắc phục kịp thời cho bên bị vi phạm. Trong bộ luật tố tụng dân sự quy định cụ thể thời hạn ở các giải đoạn tố tụng, như thời hạn thụ lý, thời hạn thu thập chứng cứ và đưa vụ việc ra xét xử, thời hạn phát hành quyết định, bản án, thời hạn kháng cáo, khiếu nại và giải quyết theo

trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Phần lớn Toà án các cấp đều giải quyết vụ việc trong thời hạn luật định. Giải quyết vụ án nhanh chóng hiệu quả kịp thời tranh chấp cịn có ý nghĩa cực kỳ quan trong việc quản lý xã hội bằng pháp luật, vừa tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiập, vừa góp phần tạo mơi trường pháp lý có kỷ cương. Trong sản xuất kinh doanh tạo niềm tin, thực hiện cơng bằng và bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

1.3.6 Ngun tắc xét xử cơng khai

Ngun tắc công khai là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự. Đảm bảo tính cơng khai trong hoạt động tố tụng là vấn đề rất được nhà nước quan tâm. Tư tưởng về tính cơng khai trong hoạt động tố tụng là vấn đề rất được nhà nước quan tâm. Tư tưởng về tính cơng khai trong hoạt động được ghi nhận được nhiều trong nhiều văn bản pháp luật. Vấn đề đảm bảo tính cơng khai minh bạch được quy định xuyên suốt trong hệ thống pháp luật Việt Nam và được cụ thể hóa trở thành một nguyên tắc quan trọng tại Điều 15 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.

Ngun tắc xét xử cơng khai có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xét xử, đảm bảo cho việc xét xử có hiệu quả. Bảo đảm cho nhân dân giám sát được hoạt động xét xử được đúng đắn, nâng cao tinh thần trách nhiệm của Tòa án cũng như Thẩm phán, Hội Thẩm nhân dân, Luật sự bào chưa… phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Hơn nữa hoạt động xét xử cơng khai góp phần vào việc giáo dục và nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của nhân dân, tạo điều kiện cho tịa án có thể thơng qua hoạt động xét xử thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI BẰNG PHƯƠNG

THỨC TÒA ÁN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THÁI NGUN.

2.1 Tởng quan tình hình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại và các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng phương thức Tịa Án.

2.1.1 Tổng quan tình hình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng phương thức Tòa Án.

Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, các tranh chấp về kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp, nhiều quan hệ kinh tế cũng mang những diện mạo sắc thái mới. Tương ứng với sự đa dạng phong phú của các quan hệ này, các tranh chấp kinh tế ngày càng mn hình mn vẻ và với số lượng lớn. Ở Việt Nam các đương sự thường lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của mình khi thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng, hoà giải.

Toà án là cơ quan tài phán của nhà nước tiến hành áp dụng pháp luật trong trường hợp xảy ra tranh chấp thương mại phát sinh trong hoạt động thương mại giữa các chủ thể mà họ không tự giải quyết được với nhau và một bên làm đơn khởi kiện yêu cầu sự can thiệp của toà án để bảo vệ quyền lợi của mình. Tồ án chỉ giải quyết tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền của mình theo quy định tại Điều 30 BLTTDS và giữa các bên khơng có thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp đó bằng con đường trọng tài căn cứ theo điều 6 Luật trọng tài thương mại 2010. Ngoài ra thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại tại tồ án cịn được phân định theo cấp tồ án, theo lãnh thở và theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

Khi giải quyết tranh chấp thương mại, tồ án có thẩm quyền áp dụng pháp luật sẽ đóng vai trị là bên thứ ba, là cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp được yêu cầu. Trong quá trình giải quyết tranh chấp trên cơ sở áp dụng pháp luật hiện hành, tồ án có thẩm quyền sẽ nhân danh quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để ra bản án hoặc quyết định có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp và tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện. Bản án, quyết định của toà án được cơ quan thi hành án của Nhà nước bảo đảm thi hành.

Việc giải quyết tranh chấp thương mại tại toà án được tiến hành theo thủ tục tố tụng toà án quy định trong pháp luật tố tụng dân sự. Một trong những điểm đặc thù khi giải quyết tranh chấp thương mại tại toà án là phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản

được quy định tại Chương II BLTTDS, từ Điều 3 đến Điều 24 trong đó có nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 12). Do đó, bên cạnh pháp luật về thủ tục tố tụng, pháp luật nội dung là nguồn luật quan trọng để toà án áp dụng khi xét xử tranh chấp đưa đến tồ án nói chung và tranh chấp thương mại nói riêng. Dựa vào nội dung các tranh chấp thương mại mà tồ án có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 30 BLTTDS, có thể thấy, các văn bản pháp luật chủ yếu mà toà án thường dùng làm căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền của mình là: Bộ luật Dân sự năm 2015; Luật Thương mại năm 2005; Luật kinh doanh bất động sản năm 2014; Luật chứng khoán năm 2010; Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật Xây dựng năm 2014; Luật Doanh nghiệp năm 2014; Luật Đầu tư năm 2014; Luật Đầu tư công năm 2014; Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010,……..

Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại tại tồ án có thể rút ra những vướng mắc chủ yếu hiện nay mà toà án nhân dân các cấp gặp phải trong việc áp dụng pháp luật, đó là, còn lúng túng trong việc áp dụng quy định của BLDS và các luật chuyên ngành khi giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại. Tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án theo quy định tại Điều 30 BLTTDS rất đa dạng, phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế. Trong đó, việc giải quyết tranh chấp vừa có thể áp dụng BLDS vừa có thể áp dụng các luật chuyên ngành khác. Hiện tượng này thường nảy sinh khi giải quyết các tranh chấp sau:

+Các tranh chấp về hợp đồng mua bán, được quy định trong BLDS về hợp đồng mua bán tài sản và quy định trong LTM về hợp đồng mua bán hàng hoá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Các tranh chấp về hợp đồng dịch vụ, được quy định trong BLDS về hợp đồng dịch vụ và được quy định trong LTM về hợp đồng cung ứng dịch vụ.

+Các tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm được quy định trong BLDS và trong Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010.

Ngoài ra, việc áp dụng quy định của luật chuyên ngành, hay BLDS của một số tồ chưa thống nhất như: Có tồ áp dụng quy định của BLDS, có tồ áp dụng quy định của luật chuyên ngành, có nơi áp dụng đồng thời quy định của BLDS và quy định của luật chuyên ngành. Vấn đề này, theo nguyên tắc áp dụng LTM và pháp luật có liên quan trong việc điều chỉnh hoạt động thương mại được quy định rất rõ tại Điều 4 LTM về áp dụng LTM và pháp luật có liên quan:

“1. Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giải quyết tranh chấp trong inh doanh, thương mại bằng phương thức tòa án thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân th (Trang 30)