Các quy định pháp luật về Giám đốc (Tổng giám đốc):

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, quản lý công ty cổ phần – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án VPM hà nội (Trang 31 - 33)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1.3.Các quy định pháp luật về Giám đốc (Tổng giám đốc):

Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành thay thế Luật Doanh nghiệp 2005 đã hết hiệu lực. Trước đây, theo quy định tại Khoản 2 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2005, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác. Quy định này đến thời điểm hiện tại khơng cịn phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế mở nữa. Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực đã có nhiều quy định mở hơn cho các tổ chức, cá nhân trong việc thành lập cơng ty. Trong đó việc giới hạn Giám đốc, Tổng giám đốc công ty cổ phần không được làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc một công ty khác là khơng cịn nữa. Như vậy, việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách thành lập công ty của những cá nhân đang làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần hiện nay

pháp luật hồn tồn khơng cấm. Điều này được quy định rất rõ tại Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2014:

1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khơng q 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ khơng hạn chế.

Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 65 của Luật này.

Từ những quy định trên đã cho thấy những cải cách mới đem lại những thuận lợi cho các Giám đốc (Tổng giám đốc) trong các công ty cổ phần. Theo quy định trên thì việc Giám đốc trước kia chỉ được phép điều hành công ty theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì đối với Luật Doanh nghiệp 2014 thì khơng như vậy nữa. Giám đốc (Tổng giám đốc) có thể điều hành một hoặc nhiều doanh nghiệp cùng lúc để phát huy tài năng cũng như quản lí các doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên Giám đốc (Tổng giám đốc) cần phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ khác với công ty mà họ chịu trách nhiệm điều hành theo Khoản 3 Điều 157 Luật Doanh nghiệp quy định về quyền và nghĩa vụ của họ:

a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của cơng ty mà khơng cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty; đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

e) Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

g) Tuyển dụng lao động;

i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.

Các quy định về quyền và nghĩa vụ của Giám đốc (Tổng giám đốc) trong công ty cổ phần của Luật Doanh nghiệp 2014 so với Luật 2005 khơng có nhiều điểm khác biệt. Nhưng trong Luật Doanh nghiệp 2014 đã làm rõ thêm các vấn đề về quyền cũng như nghĩa vụ mà Giám đốc (Tổng giám đốc) phải chịu trách nhiệm trong suốt thời gian được bổ nhiệm.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, quản lý công ty cổ phần – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án VPM hà nội (Trang 31 - 33)