Một số kiến nghị sửa đổi luật về cơ cấu tổ chức, quản lý Công tycổ phần

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, quản lý công ty cổ phần – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án VPM hà nội (Trang 40 - 42)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2.Một số kiến nghị sửa đổi luật về cơ cấu tổ chức, quản lý Công tycổ phần

3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về cổ đông

Về thành lập CTCP: Luật nên thay đổi theo hướng cho phép thành lập CTCP có ít hơn ba thành viên, để tránh tình trạng lách luật cũng như đảm bảo cho quy định của Luật phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư. Mặt khác, nhiều trường hợp công ty bị giải thể khi khơng có đủ số lượng cổ đơng tối thiểu khi mà công ty vẫn hoạt động kinh doanh bình thường sẽ gây ra một sự lãng phí lớn cho xã hội.Xét về bản chất, CTCP một cổ đông khơng có sự khác biệt với CTCP nhiều cổ đơng.Sự hình thành và hoạt động của cơng ty khơng ảnh hưởng đến trật tự công cộng, đạo đức xã hội và lợi ích của bên thứ ba.Điều này đã được kiểm chứng ở một số nước thừa nhận mơ hình CTCP như ở Pháp, Đức.

Về quyền dự họp của cổ đông: đây là một trong những quyền quan trọng nhất của cổ đông, là phương thức chủ yếu thể hiện tư cách cổ đông. Cuộc họp cổ đông lại là nơi để cổ đông thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình. Do đó, Luật Doanh nghiệp nên quy định chặt chẽ để đảm bảo cho các cổ đông thiểu số không bị vi phạm quyền dự họp ĐHĐCĐ, có cơ chế xử lý nghiêm khắc đối với các công ty không thực hiện đúng quy định đảm bảo quyền dự họp của cổ đông.

Về quyền ưu đãi biểu quyết: việc quy định chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền hoặc cổ đơng sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết tại khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2014 là khơng hợp lý, có thể tạo ra sự bất bình đẳng giữa các cổ đông, tạo cơ hội cho các cơ quan Nhà nước can thiệp vào sự tự chủ kinh doanh của công ty. Quy định này sẽ tạo ra trở ngại lớn cho quá trình xây dựng cơ cấu quản lý cơng ty lành mạnh và hiệu quả.Vì vậy, cần phải xem xét lại quy định này và

xây dựng quy định mới tạo sự bình đẳng hơn giữa các cổ đơng.Luật nên quy định rõ về tổ chức được Chính phủ ủy quyền và những trường hợp cụ thể mà những đối tượng đó được nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.

3.2.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

ĐHĐCĐ là tập hợp các cổ đông – những người chủ sở hữu của công ty. Để ĐHĐCĐ thực sự là công cụ quyền lực của cổ đơng trong CTCP, đóng góp tích cực vào q trình hoạt động chung của cơng ty thì cần thiết phải có sự sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến cuộc họp ĐHĐCĐ. Cần có sự thống nhất giữa quy định về điều kiện tỷlệ triệu tập họp ĐHĐCĐ giữa Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị quyết 71/2006/QH11 của Quốc hội về việc phê chuẩn Nghị định thư gia nhập hiệp định thành lập WTO của Việt Nam. Như đã phân tích trong chương 2, thực tế có cơng ty triệu tập ĐHĐCĐ lần đầu không đạt được tỷ lệ tối thiểu 51% số cổ phần có quyền biểu quyết dự họp nên buộc phải triệu tập ĐHĐCĐ lần hai. Điều này gây ra khó khăn lớn cho cơng ty trong q trình hoạt động kinh doanh, đồng thời gây ra sự lãng phí lớn cho cơng ty khi mà phải lùi lại thời gian và chương trình họp.Thực trạng này cho thấy sự cần thiết phải để cho công ty tự chủ quy định số đại diện cần thiết để tiến hành họp ĐHĐCĐ như quy định tại Nghị Quyết 71/2006/QH11. Như vậy, cần thiết phải có sự thống nhất giữa quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị Quyết 71/2006/QH11 để giúp cho cơng ty được tự chủ hơn trong q trình hoạt động kinh doanh của mình.

3.2.3. Hồn thiện các quy định pháp luật về Hội đồng quản trị

Để tăng cường chức năng giám sát của HĐQT, đảm bảo sự cân bằng về quyền lực, nâng cao trách nhiệm của cá nhân trong quản lý, điều hành cơng ty, cần thiết phải có sự phân định rõ ràng vai trò, nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT và GĐ/TGĐ. GĐ/TGĐ là người có quyền và nhiệm vụ điều hành nghiệp vụ kinh doanh hàng ngày của công ty, do HĐQT bổ nhiệm và phải chịu sự lãnh đạo và kiểm soát của HĐQT. Do vậy, Luật nên tạo điều kiện để các quy định về GĐ/TGĐ sẽ do Điều lệ công ty và HĐQT quyết định. Luật nên quy định theo hướng trao cho HĐQT nhiều quyền hơn, đảm bảo cho HĐQT được thực hiện đúng nhiệm vụ của mình..

3.2.4. Hồn thiện quy định về Giám đốc/Tổng giám đốc

Luật Doanh nghiệp cần thiết phải hoàn thiện hơn nữa chế độ tuyển dụng và đánh giá GĐ/TGĐ, thực hiện chế độ dân chủ để đảm bảo có thể lựa chọn những người có tài

năng, giỏi chun mơn, nghiệp vụ.Có thể uỷ thác cho tổ chức chuyên nghiệp tìm người giỏi chun mơn để tuyển dụng làm TGĐ.Đồng thời, có chế độ đãi ngộ về tiền lương và các chế độ trợ cấp, phụ cấp khác có tính hấp dẫn và có sự liên kết với kết quả kinh doanh của cơng ty.

3.2.5. Hồn thiện quy định của pháp luật về Ban kiểm soát

Cần thiết phải hoàn thiện các quy định về BKS, tăng cường quyền lực thiết lực để BKS có thể thực hiện chức năng kiểm sốt một cách hiệu quả. Cần phải tăng cường tính độc lập của kiểm sốt viên đối với HĐQT, cổ đông chi phối. Đồng thời tăng cường trách nhiệm của kiểm soát viên, có quy định ràng buộc trách nhiệm của họ với HĐQT, TGĐ/GĐ nếu họ có vi phạm pháp luật và làm thiệt hại đến công ty.

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về cơ cấu tổchức, quản lý của công ty cổ phần

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, quản lý công ty cổ phần – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án VPM hà nội (Trang 40 - 42)