Thực tiễn thực hiện tại Công tyCổ phần tư vấn quản lý dự án VPM Hà Nộ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, quản lý công ty cổ phần – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án VPM hà nội (Trang 34 - 36)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3.Thực tiễn thực hiện tại Công tyCổ phần tư vấn quản lý dự án VPM Hà Nộ

- Về vấn đề cổ đông, các cổ đông của công ty luôn được đảm bảo thực hiện quyền lợi của mình. Các cổ đơng có quyền dự họp ln được mời họp theo đúng quy định và nhận được giấy triệu tập mời họp chậm nhất là bảy ngày trước khi cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành. Quyền biểu quyết của cổ đông cũng được đảm bảo, các quyết định liên quan đến sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, định hướng phát triển công ty, bầu, miễn nhiệm thành viên HĐQT…đều được lấy biểu quyết của cổ đông tại cuộc họp.

- Về thành viên Hội đồng quản trị, cịn có một số vấn đề quan trọng đặt ra, đó là các thành viên Hội đồng quản trị có được ký hợp đồng lao động với công ty hay không? Trên thực tế ở công ty tư vấn quản lý dự án VPM Hà Nội, thành viên của Hội đồng quản trị thường kiêm nhiệm một số vị trí chun mơn và được cơng ty trả lương. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tới quản lý công ty. Đầu tiên là nguy cơ tư lợi của thành viên Hội đồng quản trị do có nhiều quyền hạn trong nhiều vị trí. Bên cạnh đó, với những thành viên Hội đồng quản trị không xứng đáng với công ty bị bãi nhiệm nhưng vẫn ràng buộc trong công ty theo hợp đồng lao động, đây là trở ngại không nhỏ đối với tổ chức quản lý cơng ty, bởi khó có thể vừa bãi nhiệm tư cách thành viên Hội đồng quản trị, vừa chấm dứt hợp đồng lao động với họ.

- Khoản 10 Điều 153 quy định về việc thành viên Hội đồng quản trị có thể ủy quyền cho người khác dự họp Hội đồng quản trị với điều kiện người này được đa số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận. Vấn đề đặt ra là người ủy quyền nằm trong phạm vi nào, có là cổ đơng của cơng ty khơng, là người có bằng cấp hay kinh nghiệm

như thế nào...? Quan trọng nhất là đó có phải là người quan tâm đến hoạt động của công ty khơng, có khả năng thì Hội đồng quản trị mới đưa ra nhận xét chính xác. Vấn đề này cũng chưa được CTCP tư vấn quản lý dự án VPM Hà Nội xác định rõ.

- Việc kiêm nhiệm vai trò Tổng giám đốc của một công ty của Chủ tịch Hội đồng quản trị thể hiện những hạn chế sau:

Người kiêm nhiệm có nhiều quyền lực trong tay sẽ làm vơ hiệu hóa các quy định về kiểm sốt lẫn nhau giữa hai vị trí này, dễ dẫn đến lạm dụng địa vị, quyền hạn để thực hiện những hành vi trái pháp luật và Điều lệ công ty. Sự kiêm nhiệm khiến nhà lãnh đạo khơng thể thực hiện tốt cơng việc của mình trên mỗi cương vị.

Kiêm nhiệm có thể gây thiệt hại cho cổ đơng nói riêng và cơng ty nói chung, đặc biệt là những trở ngại cho quản lý nội bộ công ty cổ phần. Tạo sự tách bạch giữa chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) là cần thiết để đảm bảo cân bằng quyền lực trong công ty.

Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy của CTCP tư vấn quản lý dự án VPM Hà Nội

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐCBAN GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SỐT BAN KIỂM SỐT BAN CỐ VẤNBAN CỐ VẤN PHỊNG QUẢN LÝ THI CƠNG PHỊNG QUẢN LÝ THI CƠNG PHỊNG QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÒNG QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÒNG QUẢN TRỊ TỔNG HỢP PHÒNG QUẢN TRỊ TỔNG HỢP PHỊNG TÀI CHÍNH KẾ TỐN PHỊNG TÀI CHÍNH KẾ TỐN CÁC ĐỒN TƯ VẤN GIÁM SÁT CÁC BAN ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN

Đối với TGĐ: Tổng giám đốc hiện nay của công ty là ông Ninh Xuân Mậu. Là chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của công ty, ông cũng là người thành lập ra VPM Hà Nội. Do đó, quyền và nhiệm vụ của ơng Ninh Xn Mậu là rất lớn, quyền lực tập hợp của cả Chủ tịch HĐQT và TGĐ. Như đã phân tích ở trên thì khi Tổng giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT cũng sẽ có một số hạn chế nhất định.

Với tư cách là TGĐ, ơng Ninh Xn Mậu chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành hoạt động của công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến công việc thi công hàng ngày của công ty; tổ chức thực hiện các kế hoạch xây dựng và phương án đầu tư xây dựng của công ty; tuyển dụng lao động; quyết định tiền lương và phụ cấp đối với nhân viên của cơng ty…. Theo quyết định của TGĐ và chính sách của cơng ty, trung bình nhân viên của cơng ty được hưởng mức lương 5.000.000 VNĐ/tháng, ngoài ra, nhân viên cũng được phụ cấp tiền ăn trưa, tiền thuê nhà ở… Công ty cũng thực hiện chế độ bảo hiểm, chế độ y tế theo quy định của pháp luật. Có thể nhận thấy rằng quyền, nhiệm vụ, nghĩa vụ của TGĐ tại Công ty cổ phần VPM Hà Nội đảm bảo được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Do ông Ninh Xuân Mậu là TGĐ kiêm Chủ tịch HĐQT nên ngoài những quyền và nghĩa vụ với tư cách là TGĐ thì ơng Ninh Xn Mậu cũng có các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT như: lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT; chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp HĐQT; chủ tọa cuộc họp ĐHĐCĐ…

Công ty cổ phần VPM Hà Nội thuộc vào trường hợp phải thành lập BKS và công ty cũng đã thực hiện theo đúng quy định của Luật, ngồi ra cơng ty cịn thành lập Ban kiểm soát nội bộ do ông Trần Văn Kiên làm trưởng ban.

Như vây, cơ cấu quyền lực của công ty gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT, TGĐ, BKS. Các cơ quan quyền lực trong cơng ty có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quyền hạn, nhiệm vụ, nghĩa vu của các cơ quan đó được thực hiện theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp 2014

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, quản lý công ty cổ phần – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án VPM hà nội (Trang 34 - 36)