Phương hướng hoàn thiện pháp luật về cơ cấu tổ chức, quản lý Công tycổ phần

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, quản lý công ty cổ phần – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án VPM hà nội (Trang 39 - 40)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.1.Phương hướng hoàn thiện pháp luật về cơ cấu tổ chức, quản lý Công tycổ phần

Sự hoàn thiện các quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức, quản lý CTCP phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Do vậy, việc xây dựng, hoàn thiện các quy định về CTCP phải được xác định là một quá trình liên tục, lâu dài và cần được thực hiện theo định hướng:

- Hoàn thiện các quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức, quản lý CTCP phải xây dựng dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, nguyên tắc và quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường Việt Nam, góp phần tạo ra “sân chơi” bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.

Với mục tiêu hướng tới trở thành nền kinh tế thị trường, một trong những yêu cầu được đặt ra là phải tạo dựng môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác phát triển. Nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường, nhưng với đặc thù là phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, bên cạnh việc tuân theo các nguyên tắc tắc và quy luật vận động khách quan của kinh tế thị trường, khi nghiên cứu và xây dựng pháp luật về doanh nghiệp nói chung và pháp luật về quản trị CTCP nói riêng, chúng ta phải dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước.

- Các quy phạm pháp luật về quản lý CTCP phải phù hợp với nguyên tắc kinh doanh; đặc điểm văn hóa kinh doanh của người Việt Nam.

Các quy phạm pháp luật về quản lý CTCP phải tuân thủ nguyên tắc hàng đầu và cơ bản của nền kinh tế thị trường là nguyên tắc tự do kinh doanh. Nguyên tắc này được hiểu là mọi chủ thể đều có quyền đầu tư, sản xuất kinh doanh theo những hình thức Luật định; có quyền tự do ấn định giá cả theo quy luật cung cầu và sự chỉ dẫn của nhà nước về đăng ký, thương lượng và niêm yết giá; có quyền cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trong mơi trường kinh doanh được pháp luật quy định và bảo hộ.

- Các quy định về quản lý CTCP phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản trị cơng ty, tăng cường tính cạnh tranh của cơng ty.

có Việt Nam có rất nhiều lợi thế. Yêu cầu được đặt ra là phải có chiến lược thích ứng, vượt qua thử thách và chớp lấy thời cơ. Trong quá trình hội nhập thế giới, phải có ý thức giữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế, trong thời gian qua, Chính phủ liên tục có nhiều chính sách để thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được tự do thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý CTCP phải đặt trong giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật kinh tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, quản lý công ty cổ phần – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án VPM hà nội (Trang 39 - 40)