Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về hợp đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần vật tƣ và vận tải itasco – HP (Trang 25 - 30)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về hợp đồng

đồng mua bán hàng hóa.

2.1.1. Tổng quan tình hình về pháp luật điều chỉnh mua bán hàng hóa

Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Đảng ta chủ trương đổi mới tư duy kinh tế, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, từ đó, nền kinh tế nước ta từng bước được vận hành theo cơ chế thị trường, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm làm ra là để trao đổi, mua bán do đó hợp đồng kinh tế có vai trị hết sức quan trọng.Nó là hình thức pháp lý của mối quan hệ kinh tế, quan hệ hàng hóa – tiền tệ giữa các chủ thể kinh doanh. Hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường khơng cịn là công cụ của Nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch như trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp nữa mà là cơng cụ của chính các chủ thể kinh doanh để họ trao đổi hàng hóa, thực hiện dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh. Hợp đồng kinh tế trở về với bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên trong việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và khơng trái pháp luật, để phát huy vai trị của hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng kinh tế, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng cần có sự can thiệp đúng mực của nhà nước vào các quan hệ hợp đồng kinh tế thông qua hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ đặc biệt là pháp luật kinh tế phù hợp với quy luật phát triển và đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta.

Trong điều kiện đó, điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế ban hành kèm theo Nghị định 54/CP ngày 10/3/1975 khơng cịn phù hợp nữa, nhà nước đã ban hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 và nhiều văn bản khác để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. PL HĐKT 1989 ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực pháp lý về hợp đồng kinh tế nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng, PL HĐKT được coi là một trong những bước đi lập pháp đầu tiên, phản ứng nhanh chóng trước địi hỏi của kinh tế. Điểm thành công nhất của PL HĐKT là sự khẳng định nguyên tắc tự do hợp đồng bằng quy định ký kết hợp đồng kinh tế là quyền của các đơn vị kinh tế, không cơ quan, cá nhân, tổ chức nào được áp đặt ý chí của mình cho các chủ thể khác khi ký kết các hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, PL HĐKT 1989 được ban hành vào thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới khi mà cơ cấu của nền kinh tế hàng hóa của chúng ta cịn chưa định hình, tri thức về nền kinh tế thị trường của chúng ta còn thiếu, tư duy

pháp lý về nền kinh tế thị trường cịn bị hạn chế do đó trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế còn mang những quy định mang dấu ấn của cơ chế cũ vì vậy khi đi vào vận hành nó đã bộc lộ những điểm yếu.

Đầu tiên là sự mâu thuẫn giữa tư tưởng của cơ quan soạn thảo pháp lệnh, trong khi chúng ta vẫn cho rằng hợp đồng kinh tế là hợp đồng có mục đích kinh doanh để phân biệt với hợp đồng dân sự nhưng khi hợp đồng được ký kết giữa hai cá nhân có đăng ý kinh doanh hay giữa hai doanh nghiệp tư nhân lại không được coi là hợp đồng kinh tế ( theo điều 2 pháp lệnh). PLHĐKT 1989 chỉ công nhận một hợp đồng là hợp đồng kinh tế nếu hợp đồng đó có mục đích kinh doanh và ít nhất một bên tham gia là pháp nhân, điều này đã làm cho phạm vi của hợp đồng kinh tế bị thu hẹp. Một số hợp đồng bị loại ra khỏi phạm vi điều chỉnh của PLHĐ kéo theo đó là những tranh chấp từ những hợp đồng ấy cũng bị loại ra ngồi thẩm quyền giải quyết của tịa kinh tế.

Thứ hai là các chủ thể tham gia ký kết còn bị hạn chế bởi nguyên tắc chịu trách nhiệm trực tiếp về tài sản.Điều này đồng nghĩa với việc không cho các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng kinh tế dưới sự bảo lãnh của chủ thể khác.Bên cạnh đó là sự giới hạn chủ thể tham gia ký kết hợp đồng kinh tế ngay từ đầu đã bị giới hạn và trong thực tiễn thực hiện nó ngày càng trở nên rõ nét hơn. Pháp lệnh ban hành đã khơng tính tới sự đa dạng của các chủ thể kinh doanh khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật nước ta đã xuất hiện nhiều chủ thể kinh doanh tham gia rộng rãi các quan hệ kinh tế, không cần phải là pháp nhân hay cá nhân có đăng ký kinh doanh.

Từ việc nhận thức những bất cập trên đồng thời dựa trên cơ sở nền tảng của PL HĐKT, Quốc hội đã lần lượt ban hành hai văn bản pháp luật mới là BLDS năm 1995 vàLTM năm 1997 quy định về hợp đồng và quyền tự do hợp đồng. Hai đạo luật được đánh giá là bước tiến quan trọng trong q trình hồn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh tế theo hướng thị trường ở Việt Nam. Nhìn chung, nội dung hai văn bản pháp luật này có những quy định thống hơn về hợp đồng.

Thứ nhất là về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng, hai bộ luật này không giới hạn chủ thể là pháp nhân hay cá nhân có đăng ký kinh doanh mà tùy thuộc vào tính chất của từng loại hợp đồng, phạm vi chủ thể có quyền giao kết có những sự khác nhau nhất định. Theo BLDS 1995, các chủ thể của hợp đồng dân sự bao gồm: cá nhân (có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự), pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình. Tại Điều 5 LTM 1997 cũng quy định chủ thể của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại. Như vậy, phạm vi chủ thể có quyền giao kết hợp đồng được mở rộng đáng kể.

Thứ hai là về hình thức hợp đồng, BLDS 1995 và LTM 1997 đều quy định hình thức có thể là lời nói, văn bản, hành vi cụ thể. Các chủ thể khi giao kết hợp đồng có thể lựa chọn bất kỳ hình thức nào kể cả fax, email…mà vẫn bảo đảm chặt chẽ cần thiết về mặt pháp lý.Trong khi đó, PL HĐKT lại bắt buộc các chủ thể khi ký kết thì hợp đồng phải được thể hiện dưới dạng văn bản hoặc những giấy tờ có giá trị tương đương. Tuy nhiên trong 5 năm thực hiện, LTM 1997 đã bộc lộ nhiều bất cập và trở thành đạo luật có hiệu quả áp dụng thực tế không cao.

Thứ nhất là về sự điều chỉnh của đối tượng hạn hẹp, định nghĩa về hoạt động thương mại trong điều 45 LTM 1997 là một định nghĩa hẹp, chỉ xác định hoạt động thương mại bao gồm 14 hành vi thương mại. Vì vậy, hiều hoạt động thương mại mới xuất hiện hoặc các doanh nghiệp đang có nhu cầu thực hiện nhưng hiện chưa có quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể, trong khi những chế định chung của Luật Thương mại năm 1997 khơng áp dụng được (ví dụ hoạt động nhượng quyền thương mại). Thứ hai là từ khi có Luật Thương mại năm 1997 tới nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới đã được ban hành hoặc đã và đang được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của hoạt động thương mại. Do đó, nhiều chế định của Luật Thương mại năm 1997 đã trở nên khơng phù hợp (ví dụ chồng chéo với Luật Doanh nghiệp về địa vị pháp lý của thương nhân, khơng tương thích với Pháp lệnh Trọng tài Thương mại về khái niệm hoạt động thương mại...). Hơn nữa, cách thức áp dụng các văn bản pháp luật để điều chỉnh một quan hệ hợp đồng cụ thể cũng khơng rõ ràng, có thể áp dụng các quy định của BLDS 1995 để điều chỉnh quan hệ hợp đồng kinh tế được hay không? thứ tự ưu tiên áp dụng các văn quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành so với các quy định trong BLDS 1995, LTM 1997, PL HĐKT như thế nào?

Nhiều vấn đề do hai đạo luật trên quy định đã trở nên lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam cũng như thực tiễn Thương mại Quốc tế khi chúng ta đã ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ và chuẩn bị gia nhập WTO, thực hiện cam kết quốc tế và khu vực trong thương mại, sự tương thích của LTM Việt Nam với các văn bản pháp lý quốc tế cũng cần được tiến hành một cách nhanh chóng. Vì những lý do đó Quốc Hội lần lượt thơng qua hai văn bản pháp luật lớn là BLDS 2005 và LTM 2005. Đây cũng chính là hai văn bản chủ yếu điều chỉnh những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hố nói riêng. Trong đó, BLDS 2005 quy định những vấn đề pháp luật mang tính chung về hợp đồng, cịn LTM 2005 quy định những vấn đề mang tính chuyên ngành về hợp đồng mua bán hàng hoá. Mối quan hệ giữa hợp đồng dân sự với hợp đồng chuyên ngành được giải quyết theo hướng ưu tiên áp dụng luật hợp đồng chuyên

ngành. Những nội dung về hợp đồng mua bán hàng hoá trong hệ thống pháp luật hiện hành được quy định một cách chi tiết, rõ ràng hơn các văn bản pháp luật trước đó.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện và giao kết hợp đồng muabán hàng hóa. bán hàng hóa.

2.1.2.1 Nhân tố ảnh hưởng đến việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. 2.1.2.1.1 Nhân tố kinh tế

Nếu như trước năm 1990, Việt Nam mới có quan hệ thương mại với 40 nước thì ngày nay, nhờ thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, hợp tác với tất cả các nước trên thế giớ trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 176 quốc gia trên thế giới, có quan hệ kinh tế với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và có khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trong đó có những nước và khu vực có nguồn vốn lớn,thị trường lớn và công nghệ cao như Mỹ, Nhật Bản, EU và các nền kinh tế mới cơng nghiệp hóa ở Đơng Á,...

Chính sách đổi mới, mở cửa và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh, mở cho Việt Nam nhưng cơ hội để phát huy, phát triển nền kinh tế, sắp tới đây, mức thuế suất áp dụng cho hàng hóa các nước thành viên trong Tổ chức thương mại thế giới WTO được giảm đáng kể, thúc đẩy các nước đầu tư vào Việt Nam. Chính sách "đa dạng hóa, đa phương hóa" cũng giúp Việt Nam gia nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và nền kinh tế khu vực, theo đó nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, có thể nhận thấy qua các thương vụ kinh doanh, số lượng hợp đồng kinh tế - thương mại, số lượng hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết tăng lên tuy nhiên kèm theo mức độ phức tạp của các hoạt động kinh doanh cũng như mức độ phức tạp của các hợp đồng kinh tế - thương mại, các hợp đồng mua bán hàng hóa cũng tăng lên.

2.1.2.1.2 Nhân tố con người

Kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của con người tăng lên, do đó, số lượng cũng như tính phức tạp của mỗi hợp đồng mua bán hàng hóa cũng có xu hướng thay đổi. Từ thực tiễn cho thấy, hầu hết các tranh chấp xảy ra trong hoạt động kinh doanh nguyên nhân do sự không chặt chẽ của hợp đồng. Nhận thức của con người về pháp luật luật hợp đồng mà đặc biệt là pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trở nên hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh cũng như những rủi ro mà các cá nhân, tổ chức kinh tế có thể gặp phải nếu có nhận thức khơng đúng về pháp luật hợp đồng trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

Việc nhận thức khơng đúng của con người về pháp luật về hợp đồng mà đặc biệt là pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng rất có thể dẫn đến hợp đồng khơng có hiệu lực bởi được giao kết bởi người khơng có thẩm quyền, vô hiệu do không đúng thẩm

quyền của người thực hiện việc giao kết hợp đồng, việc nhận thức không đúng pháp luật về giao kết hợp đồng có thể gây ra các rủi ro tiềm ẩn sau đó. Tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách nâng cao nhận thức của con người về pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

2.1.2.1.3 Nhân tố kỹ thuật

Vấn đề an tồn trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa ln là vấn đề lớn đối với sự thành công của một hợp đồng mua bán hàng hóa hay xa hơn là sự thành công trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức hay bất kỳ một chủ thể nào trong nền kinh tế. Do đó, bảo vệ tính tồn vẹn của một giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là một vấn đề đáng quan tâm.

2.1.2.1.4 Các nhân tố khác

Bên cạnh các nhân tố kể trên, một số nhân tố khác ảnh hưởng đến giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể kể đến như:

- Sự quản lý của Nhà nước về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. - Mức độ chặt chẽ của các quy định pháp luật về hợp đồng.

- Nhận thức của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

- Văn hóa doanh nghiệp…

2.1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.

Thứ nhất là nguồn hàng, đây là nhân tố rất quan trọng để việc ký kết hợp đồng được thành cơng, nếu nguồn hàng tốt thì sẽ đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng của hàng hoá, phù hợp với các điều khoản hợp đồng. Nhưng nếu nguồn hàng có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu tiếp theo và quy trình thực hiện hợp đồng. Đến ngày giao hàng mà lượng hàng không đủ, hoặc đủ nhưng không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, ở mức nhẹ thì phạt hợp đồng vì chậm hàng, chất lượng khơng đồng đều, cịn ở mức nặng thì huỷ hợp đồng và bồi thường mọi thiệt hại do không thực hiện đúng các điều kiện trong hợp đồng, hơn thế, nó cịn làm giảm uy tín, vị thế của công ty trên thị trường.

Thứ hai là nhà cung cấp, việc lựa chọn một người cung cấp hàng tin cậy có đủ uy tín, đủ năng lực sẽ quyết định đến hiệu quả của quá trình thực hiện hợp đồng, về cơ bản người cung cấp hàng không đáp ứng được yêu cầu của người mua thì mọi mục tiêu khác cũng khơng thực hiện được, họ giao hàng không đúng thời gian cam kết thì sẽ chậm chễ giao hàng và phạt hợp đồng nên sẽ ảnh hưởng tới giá bán.

Thứ ba là nguyên vật liệu, nhân tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình thực hiện hợp đồng, mà đặc biệt là chất lượng hàng hố, do một lý do nào đó mà

nguyên liệu thiếu hay bị hỏng sẽ làm giảm chất lượng hàng, chậm tiến độ sản xuất và khơng hồn thành số lượng cho ngày giao hàng.

Thứ tư là nguồn lực của doanh nghiệp, nhân tố này ảnh hưởng lớn đến hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng, nó có thể tác động trực tiêp đến việc thực hiện hợp đồng nhanh chóng hơn, đơn giản hơn và hiệu quả hơn hoặc ngược

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần vật tƣ và vận tải itasco – HP (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)