Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần vật tƣ và vận tải itasco – HP (Trang 47 - 52)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán

bán hàng hóa

3.2.1 Một số kiến nghị hồn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng nói chung

và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại dễ phát sinh tranh chấp nên rất cần sự hỗ trợ về mặt pháp lý, do đó, Nhà nước cần quan tâm hồn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, ban hành các quy định mới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiêp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua bán hàng hóa phát triển,tránh sự chồng chéo giữa các văn bản về cùng một vấn đề. Dưới đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam

Thứ nhất, về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa, pháp luật nên quy định

điều khoản đối tượng là điều khoản bắt buộc, quy định như vậy sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quá trình thực hiện hợp đồng cũng như giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, việc quy định như vậy cịn có thể hạn chế được các hành vi lừa dối trong giao kết và thực hiện hợp đồng

Thứ hai, về hình thức của hợp đồng thì để mở rộng hơn nữa quyền tự do trong

giao kết hợp đồng của các chủ thể, có thể cho phép chủ thể được giao kết hợp đồng dưới mọi hình thức khơng chỉ giới hạn ba hình thức quy định tại Điều 24 Luật thương mại 2005 các bên có thể sử dụng mọi cách thức hợp pháp để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng.

Thứ ba, về đề nghị giao kết hợp đồng thì thời hạn chấp nhận nên được hoàn thiện

theo hướng:

+ Về thời điểm xác định thời hạn: BLDS cần đưa ra cách xác định cụ thể thời

điểm bắt đầu thời hạn trả lời chấp nhận, khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời chấp nhận mà không xác định thời điểm bắt đầu thời hạn này, giải pháp cho vấn đề có thể học tập quy định tại Điều 2.1.8 của PICC, theo đó, “thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định bắt đầu tính từ lúc đề nghị được gửi đi, ngày ghi trong đề nghị được cho là ngày gửi đi, trừ khi hoàn cảnh cho thấy điều ngược lại”.

+ BLDS cần quy định việc xác định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị trong

trường hợp bên đề nghị không ấn định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị. BLDS có thể tiếp thu các quy định tại Điều 20 của CISG và Điều 2.1.8 của PICC về một thời hạn hợp lý hoặc tiếp thu quy định tại Luật Thương mại năm 1997 Điều 53 Khoản 1 đoạn 2, theo đó, “trong trường hợp khơng xác định thời hạn chấp nhận chào hàng thì thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng là ba mươi ngày, kể từ ngày chào hàng được chuyển đi cho bên được chào hàng”.

+ Cách tính thời hạn trả lời chấp nhận, Khoản 5 Điều 153 BLDS nên được sửa

đổi, bổ sung như quy định như Khoản 2 Điều 20 của CISG.

Thứ tư, về xử lý thanh toán chậm, BLDS 2005 cần thay đổi khoản 2 Điều 305

quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm nếu chậm thực hiện nghĩa vụ thanh tốn thì phải trả lãi suất quá hạn theo hợp đồng đã ký kết. Mặt khác, để tránh sự không rõ ràng cũng như khắc phục các điểm khơng rõ của điều 305, thì trách nhiệm dân sự trong trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ cần được quy định lại theo hướng bên chậm thực hiện nghĩa vụ gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Tiền lãi không cần quy định riêng trong một khoản mà nên coi là thiệt hại nói chung. Việc sửa đổi theo hướng này đồng thời cũng địi hỏi BLDS phải có quy định cụ thể và hợp lý hơn về cách tính thiệt hại.

Thứ năm, về chế tài phạt vi phạm. Pháp luật của Việt Nam quy định giới hạn tối

đa của mức phạt vi phạm, không phụ thuộc vào thoả thuận của các bên (Điều 228 Luật thương mại quy định mức phạt tối đa 8% giá trị nghĩa vụ vi phạt, Điều 378 Bộ luật dân sự lại quy định mức phạt vi phạm không quá 5% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm. Theo quy định của các điều luật nói trên, trong trường hợp các bên có thỏa thuận mức phạt vi phạm thì dù thiệt hại có lớn bao nhiêu đi nữa thì bên vi phạm chỉ phải trả tiền tối đa trong giới hạn đó. Pháp luật của các nước khác, phạt vi phạm được coi là một trong những hình thức của trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, không quy định giới hạn của mức phạt vi phạm, mà chỉ quy định rằng mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận khi ký kết hợp đồng. Sở dĩ có quy định như vậy bởi vì pháp luật của các nước đó coi chức năng của phạt vi phạm là đền bù những tổn thất mà bên bị vi phạm phải chịu và mức phạt vi phạm cũng phải tương đương với mức độ tổn thất mà các bên nhìn thấy trước tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Việc quy định giới hạn của mức phạt vi phạm làm hạn chế tự do ý chí của các bên trong việc thoả thuận ký kết hợp đồng. Bởi vì, thứ nhất, pháp luật đã quy định, phạt vi phạm là sự thoả thuận của các bên về số tiền mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm; thứ hai, Khoản 3 Điều 379 BLDS, nếu trong hợp đồng các bên có thoả thuận phạt vi phạm mà khơng thoả thuận bồi thường thiệt hại thì chỉ áp dụng phạt vi phạm mà không áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Có ý kiến cho rằng, tại sao tại thời điểm ký kết hợp đồng các bên không thoả thuận áp dụng cả hai loại chế tài: phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Nếu trong thực tiễn thương mại các bên ln hành động như vậy thì liệu quy định của Điều 378 Bộ luật dân sự, Điều 228 Luật thương mại và quy định tại Khoản 3 Điều 379 Bộ luật dân sự có thực sự phát huy hiệu quả hay có thực sự cần thiết hay khơng. Để các quy định của pháp luật phát huy được hiệu quả của mình thì chúng phải phù hợp với thực tiễn lưu thông dân sự và thương mại, vì vậy nên sửa đổi các Điều 378 BLDS 2005 và Điều 228 LTM 2005.

3.2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợpđồng mua bán hàng hóa. đồng mua bán hàng hóa.

3.2.2.1 Về phía Nhà nước

Nâng cao hiệu lực của pháp luật về hợp đồng mua bán ngay từ khâu lập pháp

Trong một xã hội dân chủ, mọi quan tâm của các nhóm quyền lực nhà nướcsuy cho cùng đều phải vì nguyện vọng, lợi ích của người dân, do đó,để hồn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa thì ngay từ khâu lập pháp, Nhà nước cần có biện pháp đúng đắn để thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến của mọi người, đặc biệt là cá nhân kinh doanh và pháp nhân, để làm được điều này, Nhà nước ta phải chú trọng tới việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành luật một cách nghiêm minh.

Cơ quan lập pháp có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc xây dựng những vấn đề pháp lý mang tính bắt buộc chung.Hiện nay, Quốc hội là cơ quan có quyền lập pháp duy nhất nhưng nhìn chung các nhà lập pháp của Việt Nam, vềđa số vẫn chỉ là những người làm luật kiêm nhiệm, họ có ít thời gian và điều kiện để nghiên cứu, trong bối cảnh hiện nay cần phải có các chuyên gia pháp lý để khắc phục tình trạng này.

Như vậy, hoạt động lập pháp là hoạt động rất quan trọng, nó tạo nền tảng pháp lý cho các hoạt động mua bán giữa các cá nhân, thương nhân và pháp nhân, các cá nhân, thương nhân và pháp nhân dựa vào pháp luật mà thoả thuận các điều khoản, giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Có thể nói, hệ thống pháp luật Việt Nam cho đến nay chưa thực sự hồn chỉnh, cần có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiệnphát triển của kinh tế, xã hội nên việc hoàn thiện hệ thống pháp luật ngay từ khâu lập pháp vô cùng quan trọng và cần thiếtkhông chỉ đối với những vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hố mà cịn với tất cả hoạt động nói chung diễn ra trong xã hội.

Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá

- Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

+ Tổ chức thi hành các văn bản pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá nhưBLDS 2005, LTM 2005; triển khai các hoạt động hỗ trợ thực hiện pháp luật hợp đồng trong phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước; cập nhật thường xuyên thông tin pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

+ Chỉ đạo củng cố tổ chức pháp chếđể lực lượng này có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ của mình, phát triển lực lượng nịng cốt để triển khai hoạt độnghỗ trợ thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá cho doanh nghiệp trong phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, ngành.

+ Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc cung cấp văn bản quy phạm pháp luật do bộ, ngành ban hành và trao đổi thông tin pháp lý nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật hợp đồng đầy đủ và toàn diện.

- Đối với Bộ Tư pháp

Thứ nhất, Bộ Tư pháp nên giúp Chính phủ làm đầu mối triển khai các hoạt động hỗ trợ thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá cho doanh nghiệp

Thứ hai, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ phối hợp với các Bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật hợp đồng toàn diện và được truyền tải rộng rãi nhằm hỗ trợ và đáp ứng yêu cầu thông tin pháp lý của doanh nghiệp một cách đầy đủ, nhanh chóng và minh bạch

Thứ ba, Bộ Tư pháp sẽxây dựng nội dung và cập nhật tài liệu nhằm phục vụ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá cho các doanh nghiệp

- Đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

+ Tổ chức thi hành pháp luật kinh doanh, triển khai các hoạt động hỗ trợ thực hiện pháp luật hợp đồng cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại địa phương dưới các hình thức như cung cấp, cập nhật thông tin pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá; tổ chức cung cấp ý kiến trả lời, giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về các quy định của pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hoá

+ Xây dựng các dự án, chương trình hỗ trợ thực hiện pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hoá cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương.

3.2.2.2. Về phía doanh nghiệp

Đối với đội ngũ cơng nhân viên của công ty

Trong sự phức tạp và đầy những thách thức của nền kinh tế thị trường như ở nước ta hiện nay thì việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng cho đội ngũ cơng nhân viên trong công ty là thực sự cần thiết, điều này sẽ giúp công ty tránh được những rủi ro khơng đáng có trong trong q trình giao kết cũng như thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa. Do đó, cơng ty cần phải nâng cao nhận thức của đội ngũ nhân viên về pháp luật hợp đồng, đặc biệt hơn là pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ đó, có thể đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật về pháp luật hợp đồng, nhất là pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:

Thứ nhất: Trong q trình hoạt động, cơng ty có thể xen kẽ hoạt động kinh

doanh cùng hoạt động nâng cao trình độ pháp luật cho đội ngũ công nhân viên bằng các lớp đạo tạo pháp luật thường niên hay mở các lớp, xây dựng các hoạt động, chương trình, các buổi nói chuyện, thảo luận cho đội ngũ công nhân viên trong công ty về pháp luật, pháp luật về hợp đồng, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như

pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên cạnh đó, để nâng cao hiểu biết sâu rộng pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cơng ty cũng có thể tổ chức các cuộc thi hiểu biết pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cho đội ngũ cơng nhân viên.

Thứ hai: Khuyến khích cơng nhân viên trong cơng ty từ thực tế hoạt động nhận

thấy những bất cập, hạn chế, những tồn tại trong hoạt động giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có quyền báo cáo với cấp trên, quản lý, người đứng đầu Công ty hay trực tiếp phản ánh tới cơ quan Nhà nước, tổ chức tiếp nhận các ý kiến của nhân dân về vấn đề pháp luật.

Đối với việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Khi hợp đồng được giao kết đồng nghĩa với việc phát sinh các quyền và nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện, do đó, khi giao kết hợp đồng cơng ty cần chú ý các điều khoản mình giao kết và để làm được điều này công ty cần phải thường xuyên cập nhật thông tin pháp lý; xây dựng tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp; có kế hoạch định kỳ bồi dưỡng kiến thức về pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá cho cán bộ, nhân viên. Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp coi hợp đồng chỉ mang tính hình thức trong quan hệ với các bên, điều này là không đúng bởi khi trường hợp phát sinh tranh chấp thì trọng tài hay toà án đều căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng để giải quyết. Hợp đồng là bằng chứng duy nhất quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng, hơn nữa, chúng ta nên xây dựng các điều khoản chặt chẽ trong hợp đồng như thời gian hiệu lực, điều khoản bất khả kháng, điều khoản huỷ bỏ hợp đồng, điều khoản phạt, lựa chọn luật điều chỉnh, ví dụ như trong hầu hết các hợp đồng, công ty chỉ quy định trong trường hợp bất khả kháng mà không quy định trường hợp bất khả kháng là những trường hợp nào? Trong thực tế trường hợp bất khả kháng xảy ra rất đa dạng mà pháp luật không quy định cụ thể trường hợp nào được coi là trường hợp bất khả kháng; nếu công ty quy định rõ vấn đề này khơng những thể hiện tính chặt chẽ của hợp đồng mà khi trường hợp bất khả kháng xảy ra việc giải quyết cũng trở nên đơn giản và rõ ràng hơn.

Các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa của cơng ty với khách hàng cần quy định cụ thể, bao gồm các điều khoản về đối tượng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm, thời gian giao kết,... Công ty nên chú trọng hơn trong công tác soạn thảo văn bản hợp đồng mua bán hàng hóa cho từng đối tượng khách hàng, tránh những rủi ro có thể ồ ạt kéo tới do sự dập khn trong mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa có sẵn.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần vật tƣ và vận tải itasco – HP (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)