Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần vật tƣ và vận tải itasco – HP (Trang 30 - 33)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.2.1 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá

2.2.1.1 Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán

Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân (hoạt động thương mại độc lập thường xun, liên tục nhằm mục đích lợi nhuận, có đăng ký kinh doanh) và thỏa mãn các điều kiện về độ tuổi, năng lực hành vi… bao gồm bên mua, bên bán và bên trung gia (nếu có), như vậy, chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là thương nhân hoặc khơng phải là thương nhân.

2.2.1.1.1 Chủ thể là thương nhân

Theo quy định tại khoản 1 điều 6 LTM 2005 thì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ý kinh doanh như vậy điều kiện đăng ký kinh doanh là một trong những điều kiện bắt buộc để thương nhân được công nhận nhưng đối với trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Quy định này đã giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế là người khơng đăng ký kinh doanh nhưng có hành vi kinh doanh thì có được coi là thương nhân khơng. Bên cạnh đó, những quy định này lại có phần khơng rõ ràng vì nó khơng giới hạn trách nhiệm của thương nhân trong phạm vi hoạt động thương mại vì vậy một tổ chức, cá nhân trước khi đăng ký kinh doanh tiến hành các hành vi khơng nhằm mục đích sinh lợi vẫn có thể phải chịu trách nhiệm như với thương nhân. Bên cạnh đó, theo điều luật này, thương nhân gồm có thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngồi có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác việc xác định tư cách thương nhân nước ngoài phải căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch.

2.2.1.1.2 Chủ thể khơng là thương nhân

Nếu căn cứ vào mục đích sinh lợi, thì trong rất nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng được coi là chủ thể của hợp đồng với thương nhân, một bên của hợp đồng là cá nhân, tổ chức hoạt động thương mại độc lập và thường xuyên, còn bên kia là chủ thể khơng cần điều kiện nói trên. Bên khơng phải là thương nhân có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc khơng có tư cách pháp nhân, cũng có thể là hộ gia đình, tổ hợp tác và khơng hoạt động thương mại độc lập và thường xuyên như một nghề.

2.2.1.2 Nội dung và hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa

Trong LTM 2005 khơng quy định nội dung giao kết của hợp đồng mua bán hàng hóa, nhưng trên cơ sở hợp đồng nói chung có thể khái quát nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo Điều 402 BLDS 2005.

Nội dung chủ yếu của hợp đồng là những nội dung mà khi các bên giao kết với nhau đều phải thoả thuận, nếu chưa thoả thuận được thì coi như chưa giao kết hợp đồng. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá là cách thức thể hiện ý chí thoả thuận giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng.Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hố có thể giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tn theo các quy định đó. Như vậy hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá trong LTM 2005 là phù hợp với Điều 11 Công ước viên (CISG) 1980 đã tạo điều kiện cho sự hội nhập khi các chủ thể có quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế.

2.2.1.3 Trình tự thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

LTM 2005 không quy định cụ thể về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, vì thế thủ tục giao kết hợp đồng sẽ áp dụng theo luật chung là BLDS 2005.

Thứ nhất về đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa (khoản 1 Điều 390 BLDS 2005) thì so với CISG pháp luật Việt Nam không yêu cầu nội dung cụ thể của một đề nghị giao kết hợp đồng. Theo điều 14 CISG định nghĩa một đề nghị giao kết hợp đồng hình thành một chào hàng khi nó được gửi đến một/nhiều người xác định, thể hiện ý chí của người chào hàng và phân biệt một chào hàng với một lời mời đưa ra chào hàng. Nội dung này khơng có quy định tương ứng trong pháp luật Việt Nam.

Thứ hai về thời điểm một chấp nhận chào hàng có hiệu lực. Pháp luật Việt Nam quy định trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn được bên đề nghị ấn định. Theo khoản 1 Điều 397 BLDS 2005 thì nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn đó thì chấp nhận này được coi là đề nghị

mới của bên chậm trả lời. Tuy nhiên căn cứ vào khoản 2 Điều 18 CISG thì thời điểm chấp nhận chào hàng khi nó tới nơi người chào hàng.

Thứ ba về hình thức giao kết hợp đồng theo đó hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được giao kết bằng hai hình thức, đó là giao kết trực tiếp hoặc giao kết gián tiếp. Với phương thức giao kết trực tiếp, hợp đồng được xác lập và phát sinh hiệu lực pháp lý kể từ thời điểm các bên có mặt ký vào hợp đồng ngược lại với phương thức giao kết gián tiếp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức gián tiếp được coi là hình thành và có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận đươc tài liệu giao dịch thể hiện sự thỏa thuận về tất cả các điều khoản trong nội dung hợp đồng.

Thứ tư về thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. CISG quy định hợp đồng được giao kết kể từ thời điểm chấp nhận chào hàng có hiệu lực theo Điều 23 CISG, trong khi Điều 404 BLDS cụ thể hóa các trường hợp như hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết ; hoặc nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết thì hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng… Nhìn chung, các quy định này của CISG và BLDS là tương thích với nhau.

2.2.1.4. Hợp đồng mua bán hàng hố vơ hiệu

Trong LTM 2005 không đề cập đến hợp đồng mua bán hàng hố vơ hiệu nhưng BLDS 2005 lại có những quy định điều chỉnh khá đầy đủ về vấn đề này (từ Điều 127 đến Điều 138). Một hợp đồng vơ hiệu khác với hợp đồng mất hiệu lực vì việc mất hiệu lực có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào khi xuất hiện các điều kiện cần thiết và khơng mang tính hiệu lực hồi tố, hợp đồng bị vô hiệu trong các trường hợp sau:

- Nội dung, mục đích của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội (Điều 128)

- Trong giao dịch hợp đồng có sự giả tạo (Điều 129)

- Hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 130)

- Trong q trình giao dịch có sự nhầm lẫn (Điều 131) - Giao dịch có dấu hiệu của sự đe doạ, lừa dối (Điều 132)

- Giao dịch do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 133)

- Giao dịch khơng tn thủ quy định về hình thức trong một số trường hợp do pháp luật quy định (Điều 134)

Hợp đồng vơ hiệu có hai loại, đó là: Hợp đồng vô hiệu từng phần khi một phần của hợp đồng đó vơ hiệu nhưng khơng làm ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần cịn lại và hợp đồng vơ hiệu tồn bộ nếu tồn bộ nội dung của nó vơ hiệu, việc tun bố

một hợp đồng vơ hiệu thuộc thẩm quyền của tồ án (Điều 136). Để tồ án có thể tuyên bố một hợp đồng có thể vơ hiệu hay khơng, bên có nhu cầu làm đơn yêu cầu Tồ án tun bố hợp đồng vơ hiệu. Bên có nhu cầu ở đây có thể là các bên tham gia hợp đồng hoặc bên thứ ba có liên quan, sau khi được tun bố vơ hiệu, hợp đồng khơng có hiệu lực kể từ thời điểm ký kết, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với các bên. Nếu các bên chưa tiến hành thì khơng được phép thực hiện hợp đồng, nếu đã thực hiện hợp đồng thì các bên phải khơi phục lại trạng thái ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu khơng hồn trả được bằng hiện vật thì các bên hồn trả cho nhau bằng tiền. Nếu khơng bên nào có lỗi trong việc làm cho hợp đồng vơ hiệu, chi phí cho việc hồn trả nghĩa vụ cũng như các thiệt hại thực tế xảy ra do các bên tự chịu, mỗi bên chịu thiệt hại chi phí của mình. Nếu hợp đồng vơ hiệu do lỗi của một bên gây ra thì bên có lỗi gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi thường (Điều 137).

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần vật tƣ và vận tải itasco – HP (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)