Giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần vật tƣ và vận tải itasco – HP (Trang 34 - 36)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.2.3. Giải quyết tranh chấp

Trong những năm gần đây, số lượng các vụ án liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hố ln chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổn các vụ án kinh tế đã được thụ lý và giải quyết, để hiểu rõ bản chất của hợp đồng mua bán hàng hoá nhằm xác định đúng cấp cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp xảy ra trong thực hiện hợp đồng là rất cần thiết.

Tại điều 3 khoản 8 của LTM 2005 quy định: “mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại”. Một nguyên tắc giải quyết chung khi xảy ra tranh chấp thương mại là:

Ưu tiên hàng đầu cho việc hồ giải giữa các bên, chỉ khi các bên khơng thương lượng được với nhau do mâu thuẫn về lợi ích thì khi đó các bên mới lựa chọn con đường giải quyết khác theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam. Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hố khơng quy định hình thức bắt buộc phải áp dụng khi có tranh chấp xảy ra trong thực hiện hợp đồng thì các bên có thể lựa chọn con đường giải quyết sau:

- Thương lượng - Hoà giải

- Trọng tài thương mại (theo thủ tục tố tụng trọng tài được quy định trong Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003)

- Toà án (Theo thủ tục tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004)

Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp thương mại là 2 năm kể từ thì điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của LTM (Điều 319 LTM 2005).

Như vậy, sự ra đời của hai văn bản pháp luật quan trọng này đã góp phần giải quyết những vấn đề bất cập còn tồn tại của cơ chế pháp luật trước đây, đó là:

Vấn đề chồng chéo, trùng lặp và thiếu nhất quán giữa các văn bản pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hoá đã được giải quyết bằng cách: BLDS 2005 đưa ra các khái niệm, phạm trù mang tính quy định chung mà các văn bản pháp luật điều chỉnh các chủng loại hợp đồng khác nhau không cần quy định chỉ cần dẫn chiếu tới quy định chung đó là được.

BLDS 2005 không quy định nội dung nào là nội dung chủ yếu, bắt buộc đối với tất cả các hợp đồng mà chỉ quy định có tính chất định hướng (Điều 402), quy định mới tạo ra tính khả thi áp dụng cho cả hợp đồng và cho thấy các quy định về hợp đồng trong BLDS đã thể hiện vai trò là quy phạm pháp luật về đối tượng hợp đồng.

BLDS 2005 có quy định mới ghi nhận vấn đề phát sinh từ thực tế, cụ thể về quyền cầm giữ tài sản trong hợp đồng dân sự (Điều 416), quy định về quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng song vụ, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và về hụi, họ, biểu, phường (Điều 479). Do đó, BLDS 2005 đã điều chỉnh vấn đề nguy cơ khơng thực hiện hợp đồng, các quan hệ thực tế đang diễn ra trong đời sống dân sự mà nhiều vụ kiện tồ án chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp.

LTM 2005 chỉ quy định những nội dung mang tính chuyên ngành về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại trong đó chủ yếu là hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ theo hướng bỏ ra khỏi LTM 1997 những quy định trùng về hợp đồng liên quan đến chào hàng, nội dung chủ yếu của hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần vật tƣ và vận tải itasco – HP (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)