Một số nhận xét và phát hiện qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật lao động về tiền lƣơng thực ti n áp dụng tại doanh nghiệp tƣ nhân chiếu cói quang minh (Trang 33)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.4. Một số nhận xét và phát hiện qua nghiên cứu

2.4.1. Thành tựu đạt được

Trong nền kinh tế thị trường thì sức lao động là hàng hóa và tiền lương là giá cả của sức lao động. Tiền lương phản ánh quan hệ kinh tế và quan hệ xã hội. Phản ánh mối quan hệ kinh tế, tiền lương là số tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ sau khi NLĐ thực hiện một hoạt động lao động nào đó. Việc DNTN chiếu cói Quang Minh lựa chọn hình

thức trả lương phù hợp cũng giúp cho NLĐ của doanh nghiệp làm việc năng suất, hiệu quả hơn. Việc trả lương của doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu và nguyên tắc của pháp luật về tiền lương.

Tiền lương là mối quan tâm hàng đầu của NLĐ, việc DNTN chiếu cói Quang Minh áp dụng một chế độ tiền lương đơn giản, dễ hiểu sẽ có tác động trực tiếp đến động cơ và thái độ làm việc của NLĐ đồng thời làm tăng hiệu quả quản lý tiền lương trong doanh nghiệp.

Tiền lương trả cho NLĐ tại DNTN chiếu cói Quang Minh ln trên mức lương tối thiểu vùng mà Nhà nước quy định, điều này giúp cho đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ và gia đình họ được đảm bảo, góp phần làm NLĐ yên tâm làm việc.

2.4.2. Những hạn chế cịn tồn tại

- DNTN chiếu cói Quang Minh chưa có phịng pháp chế

Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực doanh nghiệp còn hạn chế nên hiện tại doanh nghiệp chưa có phịng pháp chế vì vậy việc tiếp cận cận thông tin, cập nhật những quy định mới về tiền lương do nhà nước bàn hành của doanh nghiệp cịn chậm. Đơi khi doanh nghiệp vẫn dùng những quy định của các văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực áp dụng để tính tiền lương cho NLĐ.

- Doanh nghiệp cũng chưa có tổ chức cơng đồn

Tổ chức cơng đồn có vai trị đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồn viên cơng đồn, NLĐ; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp. Vì vậy việc DNTN chiếu cói Quang Minh chưa có tổ chức cơng đồn nên NLĐ khơng có tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình.

- Doanh nghiệp áp dụng pháp luật lao động còn chưa triệt để, chưa đem lại lợi ích tối đa cho NLĐ

Đa số NLĐ tại doanh nghiệp đang được trả lương bằng hình thức trả lương theo sản phẩm. Tuy nhiên, do doanh nghiệp không phổ biến với NLĐ cũng như do NLĐ không hiểu biết rõ về luật nên NLĐ tại DNTN chiếu cói Quang Minh đã đánh mất những lợi ích hợp pháp của mình như: khơng được nghỉ hàng tuần, hàng tháng, hàng năm… Điều đó đồng nghĩa với việc NLĐ tại doanh nghiệp không được hưởng lương trong những ngày nghỉ này. Đây là một điều vơ cùng thiệt thịi của NLĐ trong doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TIỀN

LƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về tiền lương

Nhằm giúp cho NLĐ yên tâm làm việc và cống hiến sức lao động của mình cho xã hội, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thì việc phải hồn thiện các quy định pháp lụât về tiền lương đang là một địi hỏi cấp thiết. Qua nghiên cứu tình hình áp dụng các quy định của pháp luật về thực hiện chế độ tiền lương tại một doanh nghiệp, em cho rằng định hướng để hoàn thiện các quy định của pháp luật về tiền lương ở Việt Nam thời gian tới cần tập trung chú ý vào những nội dung sau:

Thứ nhất, những quy định về tiền lương khơng chỉ là chính sách an sinh xã hội mà còn là một bộ phận hợp thành, có vai trị quan trọng trong tổng thể chính sách kinh tế vĩ mô.

Nhà nước cần chủ động hơn trong phối hợp với các tổ chức cơng đồn và hiệp hội nghề nghiệp – xã hội và linh hoạt hơn trong quy định mức tiền lương tối thiểu. Đảm bảo cho mức lương này đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ theo thay đổi chung của thị trường, theo kết quả lao động trong tổng thể phát triển của doanh nghiệp và trình độ phát triển của nền kinh tế; làm căn cứ cho việc thỏa thuận, thương lượng giữa các bên có liên quan về tiền lương.

Thứ hai, tiền lương phải được xem là giá cả sức lao động.

Lao động sản xuất ra hàng hố phải có giá trị, lượng lao động chứa đựng trong hàng hố phải được tính đúng, tính đủ. Vì vậy, tiền lương phải trả trên cơ sở giá trị sức lao động, đảm bảo cho người hưởng lương hoà nhập vào thị trường xã hội. Tiền lương phải đáp ứng được yêu cầu tái sản xuất và phải đảm bảo được đời sống vật chất, tinh thần cho cả NLĐ và gia đình họ.

Thứ ba, tiền lương phải thực sự khuyến khích NLĐ làm việc trung thực và đạt được hiệu quả cao.

Nhà nước nên đa dạng hóa nguồn lương và kênh thu nhập lương; tách dần tổng quỹ lương từ ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội; nguồn chi trả chính sách ưu đãi người có cơng, trợ giúp xã hội nên theo một cơ chế tạo nguồn và chi trả tương đối độc lập, giảm dần áp lực tăng kinh phí từ ngân sách nhà nước…

3.2. Một số giải nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng phápluật tiền lương luật tiền lương

3.2.1. Một số giải pháp đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm hồn thiệnpháp luật pháp luật

lương thì khi đó quyền và lợi ích của người tham gia lao động mới được bảo vệ một cách tốt nhất. Theo như một số định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về tiền lương vừa đề cập, dưới đây là một số kiến nghị cụ thể của em nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ tiền lương hiện hành:

Thứ nhất, cần ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn cách tính lương cho NLĐ khi làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt một cách rõ ràng, sát với thực tế hơn.

Dù các quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm đã được nêu khá rõ trong điều 97 Bộ luật Lao động 2012, Nghị định 05/2015 NĐ-CP và Thông tư 47/2015/TT- BLĐTBXH, song những quy định ấy cịn q chung chung và mang nặng tính hình thức, bên cạnh đó trên thực tế có những trường hợp phức tạp như làm thêm vào ngày nghỉ lễ trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì việc tính tiền lương làm cho doanh nghiệp cũng như NLĐ bối rối. Vì thế, cần có những hướng dẫn chi tiết hơn giúp doanh nghiệp và NLĐ nắm rõ và áp dụng pháp luật hiệu quả. Khi có những quy định cụ thể, cách tính lương làm thêm giờ cho NLĐ được minh bạch, công khai tại mỗi doanh nghiệp. Đối với NLĐ, nó tạo sự cơng bằng cho bản thân họ, khiến cho công sức họ bỏ ra để đóng góp cho doanh nghiệp được ghi nhận xứng đáng, giúp NLĐ có tinh thần và động lực làm việc tốt, gắn bó với doanh nghiệp của mình. Về phía doanh nghiệp, khi có hướng dẫn cụ thể về cách tính lương này, các cán bộ nghiệp vụ về tiền lương sẽ dễ dàng hơn trong cơng tác tính lương cho NLĐ hàng tháng, hạn chế một số đối tượng lợi dụng kẽ hở của pháp luật mà tính lương sai trái, vụ lợi cho bản thân, khấu trừ đi khoản tiền lương chính đáng phải trả cho NLĐ, hơn nữa còn giảm thiểu những tranh chấp khơng đáng có xảy ra giữa các bên.

Thứ hai, Nhà nước cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hướng dẫn cụ thể hình thức trả lương

Về hình thức trả lương, theo quy định tại Khoản 1, Điều 94, Bộ luật lao động 2012 thì NSDLĐ có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm hoặc khốn. Tuy nhiên thì quy định này cịn khá chung chung, NSDLĐ chưa có cơ sở cụ thể để lựa chọn hình thức trả lương. Cần hướng dẫn cụ thể hình thức trả lương đặc biệt là trả lương theo thời gian để NSDLĐ cũng như NLĐ có thể xác định mức lương theo hình thức trả lương tương ứng với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Thứ ba, quy định mức chế tài để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của các đối tượng

Tình trạng vi phạm pháp luật về tiền lương ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng và phức tạp. Tuy nhiên, ở nước ta vẫn chưa có một cơ chế hợp lý để điều chỉnh vấn đề này, cho nên các tranh chấp về tiền lương thường tồn tại ở dạng tập thể mà chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Đặc biệt, cơ chế giải

quyết tranh chấp ở nước ta còn nhiều hạn chế và chưa bảo vệ được quyền lợi cho NLĐ. Cho nên họ không sử dụng cơ chế khác để bảo vệ quyền lợi cho mình mà đã phải sử dụng “vũ khí cuối cùng” để đấu tranh bằng cách tổ chức các cuộc đình cơng buộc NSDLĐ phải nhân nhượng. Trên thực tế, thanh tra lao động hoạt động kém hiệu quả, NLĐ thì ở thế yếu nên ln có suy nghĩ “ thà yếu cịn hơn khơng có,” cho nên vi phạm pháp luật thì nhiều mà khơng bị phát hiện và xử lý. Điều cần thiết hiện nay là quy định các hành vi vi phạm pháp luật tiền lương cụ thể trong một văn bản tương ứng với các hình thức và mức độ xử lý cho phù hợp. Cần quy định và tăng mức chế tài áp dụng đối với những hành vi vi phạm, đặc biệt là những hành vi không đăng ký thang lương, bảng lương với cơ quan lao động, không trả lương đúng cho NLĐ theo thỏa thuận sao cho các chế tài đủ để răn đe, ngăn ngừa hạn chế xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm của các đối tượng. Chế tài ra đời không phải tự bản thân nó thực hiện chức năng của mình mà phải dựa vào khả năng thực hiện của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, cần tăng cường quyền hạn cho các cơ quan lao động trong việc xử lý vi phạm, phát huy tính chủ động, độc lập cần thiết để các cơ quan này thực hiện tốt chức năng của mình. Hoạt động sự nghiệp của các cơ quan lao động chỉ phát huy hết hiệu lực, hiệu quả khi đi đơi với q trình kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.

3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tiền lương

3.2.2.1. Đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, DNTN chiếu cói Quang Minh nên thành lập tổ chức cơng đồn.

Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật lao động 2012 và Khoản 1 Điều 5 Luật công đồn thì việc thành lập cơng đồn hồn tồn tự nguyện khơng phải là sự bắt buộc về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp.

Vì vậy, DNTN chiếu cói Quang Minh khơng bắt buộc phải thành lập tổ chức cơng đồn. Tuy nhiên, cơng đồn cơ sở thực hiện vai trị đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồn viên cơng đồn, NLĐ; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với NSDLĐ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Việc DNTN chiếu cói Quang Minh khơng có tổ chức cơng đồn là một thiếu sót lớn đồng thời cũng là một sự thiệt thòi của NLĐ trong doanh nghiệp

Để cho việc thực thi chính sách tiền lương đúng pháp luật, đúng với chủ trương của Đảng và nhà nước, việc cần thiết của DNTN chiếu cói Quang Minh là thành lập tổ

chức cơng đồn. Sau khi được thành lập, cơng đồn sẽ có nhiệm vụ tun truyền, giới thiệu, tập huấn văn bản pháp luật về tiền lương cho NLĐ, giúp NLĐ nắm bắt được pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiền lương.

Từ khi nhà nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường kéo theo cơ chế tiền lương cho NLĐ cũng thay đổi theo. Với sự thay đổi của cơ chế tiền lương ngày càng phức tạp, doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ cán bộ làm công tác về tiền lương nhiều về số lượng và giàu về chất lượng. Chuyên môn nghiệp vụ về công tác tiền lương hết sức phức tạp, địi hỏi mọi các bộ, nhân viên làm cơng tác tiền lương phải nắm chắc quy trình, kỹ thuật pháp luật về tiền lương, yêu cầu bức thiết nhất cần quan tâm, đầu tư thỏa đáng tại doanh nghiệp là đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên làm cơng tác tiền lương.

Thứ ba, DNTN chiếu cói Quang Minh nên thành lập phòng pháp chế

Pháp chế là một công cụ trong hoạt động bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Bộ phận pháp chế là một bộ phận có chức năng đảm bảo về mặt pháp lý cho doanh nghiệp. Vì thế, việc DNTN chiếu cói Quang Minh thành lập bộ phận pháp chế không những đảm bảo việc thực hiện pháp luật về tiền lương mà còn đảm bảo về mặt pháp lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thành lập bộ phận pháp chế sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận các văn bản pháp luật nhanh chóng, hiệu quả.

3.2.2.2. Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật tiền

lương cho NLĐ.

Hiện nay, NLĐ chưa được trang bị các kiến thức về pháp luật lao động, đặc biệt là pháp luật về tiền lương. Lao động đa phần xuất phát từ lao động phổ thông và nông nghiệp. Từ thực trạng trên cho thấy rằng, kiến thức pháp luật về tiền lương vẫn còn mới mẻ với NLĐ. Để khắc phục tình trạng trên cơng tác tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một biện pháp hữu hiện nhất; các cơ quan quản lý lao động và hoạt động của các doanh nghiệp phải thường xuyên tuyên truyền pháp luật lao động trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tuy vậy, không phải tuyên truyền một cách chung chung mà cần phải xác định rõ nội dung, hình thức và biện pháp tuyên truyền pháp luật. Vì thế, cần phải xây dựng kế hoạch, chương trình để tun truyền, giải thích, đánh giá chính sách pháp luật về tiền lương.

Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật về tiền

Để một chính sách được thực thi đúng và tuân thủ đúng những điều mà pháp luật quy định, một việc làm không thể thiếu đó là cơng tác thanh tra, kiểm tra. Để xác định thực trạng áp dụng pháp luật tiền lương, các cơ quan có thẩm quyền cần phải rà sốt những đối tượng thực hiện, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhanh chóng xử lý những hành vi phạm để bảo vệ lợi ích của NLĐ. Điều này tác động trực tiếp đến việc nâng cao hiểu quả áp dụng pháp luật tiền lương trong doanh nghiệp.

3.3. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu

Thông qua việc đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh về chế độ tiền lương và thực tiễn áp dụng tại DNTN chiếu cói Quang Minh, đề tài mới chỉ đề cập đến một số vấn đề chung liên quan đến chế độ tiền lương trong pháp luật lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống pháp luật lao động còn điều chỉnh rất nhiều vấn đề quan trọng khác liên quan tới việc bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ lao động

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật lao động về tiền lƣơng thực ti n áp dụng tại doanh nghiệp tƣ nhân chiếu cói quang minh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)