Đánh giá chung về pháp luật điều chỉnh vấn đề tiền lương tại DNTN chiếu có

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật lao động về tiền lƣơng thực ti n áp dụng tại doanh nghiệp tƣ nhân chiếu cói quang minh (Trang 28 - 30)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Đánh giá chung về pháp luật điều chỉnh vấn đề tiền lương tại DNTN chiếu có

Quang Minh

2.2.1. Ưu điểm của pháp luật

Nhìn chung, hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung và pháp luật về tiền lương nói riêng đang ngày một hồn thiện hơn tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc giúp cho chủ doanh nghiệp quản lý lao động của mình một cách tốt nhất. Đặc biệt, trong năm 2016, Nhà nước ta đã ban hành những Nghị định, Thơng tư mới, có nhiều ưu điểm vượt trội, khắc phục những bất cập mà các doanh nghiệp thường xuyên gặp phải trước đây. Cụ thể:

- Mức lương tối thiểu vùng 2016

Từ ngày 01/01/2016, Nghị định 122/2015/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng mới bắt đầu có hiệu lực thi hành. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng cụ thể như sau:

+ Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng (tăng 400.000 đồng so với năm 2015). +Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng (tăng 350.000 đồng so với năm 2015). + Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng (tăng 300.000 đồng so với năm 2015). + Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng so với năm 2015).

Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2016 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định này.

Nghị định 122/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 103/2014/NĐ-CP.

- Từ ngày 01/01/2016, Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Theo đó, có những điểm mới về tiền lương đáng chú ý như sau:

+ Bãi bỏ quy định về việc phải trả lương ngay trong tháng làm việc cho NLĐ tại Khoản 1 Điều 5 Thơng tư 23/2015/TT-BLĐTBXH, chỉ cịn quy định về việc trả lương một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương.

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường để tính tiền làm thêm giờ; tiền lương thực trả sẽ không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, trả thêm khi làm vào ban đêm, tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, hỗ trợ…

+ Tiền lương trả cho một ngày làm việc được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tuy nhiên số ngày làm việc trong tháng không được vượt quá 26 ngày).

+ Tiền lương để làm căn cứ trả lương cho NLĐ trong thời gian ngừng việc, nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc có hưởng lương, tạm ứng tiền lương theo Điều 26 của Nghị định 05 là tiền lương theo hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1, Điểm a

Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thơng tư này.

Có thể thấy những thay đổi này có xu hướng bảo vệ NLĐ nhiều hơn, giúp NLĐ tối đa hóa được quyền và lợi ích của bản thân, tránh bị bóc lột sức lao động. Mức lương tối thiểu có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với NLĐ cũng như NSDLĐ. Nó quyết định đến tiền lương của NLĐ. Việc tăng lương tối thiểu giúp cho NLĐ phấn khởi hơn gớp phần giúp NLĐ làm việc hiệu quả hơn.

2.2.2. Nhược điểm của pháp luật

Bên cạnh những ưu điểm thì hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung cũng như pháp luật về tiền lương nói riêng có những hạn chế như:

- Các quy định thường được quy định tại quá nhiều văn bản khác nhau, thiếu tính ổn định và thống nhất.

Ngay trong vấn đề tiền lương mà pháp luật điều chỉnh, tiền lương được quy định tại chương VI của Bộ luật Lao động 2012, tuy nhiên kèm theo đó là các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, các Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định. Mặt khác, các Nghị định và Thông tư thường xuyên thay đổi. Điều này làm cho các doanh nghiệp bị rối và rất khó nắm bắt kịp thời được sự thay đổi của Pháp luật.

- Văn bản luật chủ yếu vẫn mang tính chất định khung, khó áp dụng trực tiếp vào các trường hợp cụ thể mà phải thông qua các văn bản hướng dẫn, giải thích.

Chính vì lý do này đã dẫn đến nhiều quy định tại các văn bản luật khơng thể thi hành được vì khơng có văn bản hướng dẫn hoặc nhiều quy định có văn bản hướng dẫn nhưng văn bản hướng dẫn đó chưa chi tiết cụ thể. Thực trạng này làm cho các doanh nghiệp cũng như NLĐ gặp khó khăn trong việc áp dụng và thực thi pháp luật. Cụ thể như việc tính lương cho NLĐ làm thêm giờ được quy định tại Điều 97, Bộ luật Lao động, dù đã được hướng dẫn tại Điều 25, Nghị định 05/2015/NĐ-CP cũng như Thông tư số 23/2015/TT-BLDTBXH nhưng những quy định này vẫn còn khá chung chung và mang nặng tính hình thức. Trên thực tế, có những trường hợp phức tạp như: làm thêm vào ngày nghỉ lễ trùng với ngày nghỉ hàng tuần, điều này không được hướng dẫn cụ thể tại quy định nào nên việc tính tiền lương làm thêm giờ cho NLĐ trong trường hợp này khiên cho doanh nghiệp gặp khó khăn.

- Về hình thức trả lương

Theo quy định tại khoản 1,điều 94, Bộ luật Lao động 2012 thì: “NSDLĐ có

quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán…”. Quy

định này cịn khá chung chung, gây khó khăn cho cả NSDLĐ và NLĐ khi áp dụng. - Pháp luật chưa có quy định về mức chế tài hợp lý đối với những đối tượng vi

phạm pháp luật về tiền lương.

tăng. NSDLĐ ln tìm mọi cách để hạn chế chi phí kinh doanh,tối đa hóa lợi nhuận. Do mức chế tài mà pháp luật quy định chưa đủ tính răn đe nên nhiều doanh nghiệp sẵn sàng vi phạm pháp luật về tiền lương nhằm hạn chế tối đa chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Điều này đồng nghĩa với việc NLĐ sẽ bị bóc lột sức lao động, khơng được đảm bảo lợi ích chính đáng của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật lao động về tiền lƣơng thực ti n áp dụng tại doanh nghiệp tƣ nhân chiếu cói quang minh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)