Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng dịch vụ du lịch thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần đầu tƣ phát triển đông dƣơng (Trang 40 - 42)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp

luật điều chỉnh hợp đồng dịch vụ du lịch.

3.2.1. Về phía nhà nước và cơ quan ban hành pháp luật

Hiện nay hành lang pháp lý cho hoạt đợng du lịch cịn chưa được đầy đủ rõ ràng, đa số các quy định về hợp đồng dịch vụ đều là những quy định chiếu theo BLDS 2005 mà chưa được quy định rõ trong LDL, vì vậy vấn đề đặt ra đối với cơ quan ban hành pháp luật là phải khơng ngừng hồn thiện hệ thống các văn bản pháp về hợp đồng dịch vụ nói chung và hợp đồng dịch vụ du lịch nói riêng để tạo ra cơ sở pháp lý cho việc giao kết thực hiện hợp đồng cho các bên trong q trình đàm phán ký kết hợp đồng.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn hợi nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rợng thì hợp đồng có vai trị càng quan trọng hơn trong bất cứ giao dịch kinh tế nào, Nhà nước ta cần phải có những văn bản để quy định mang tính hướng dẫn cho hành vi của các chủ thể trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng.

Thứ nhất, pháp luật về hợp đồng dịch vụ du lịch cần phải nêu rõ đối tượng của

hợp đồng, mục đích mà các bên tham gia muốn hướng tới.

Các bên có thể cùng nhằm mục đích lợi nhuận, hoặc chỉ có mợt bên nhằm mục đích lợi nhuận cịn bên kia là muốn thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt. Tùy vào mục đích của các chủ thể mà lựa chọn áp dụng pháp luật sao cho phù hợp.

Thứ hai, quy định đầy đủ về chủ thể ký kết hợp đồng, để tránh tình trạng người

tham gia ký kết hợp đồng lại khơng có đủ thẩm quyền ký kết, nên nếu người ký hợp đồng là người đại diện theo uỷ quyền thì phải có giấy ủy quyền có giấy xác nhận.

Thứ ba, hình thức của hợp đồng cũng phải được pháp luật quy định cụ thể, để

tránh tình trạng các bên tùy tiện trong việc giao kết và Nhà nước khó kiểm sốt, gây ra tình trạng hỗn loạn trong nền kinh tế vì có q nhiều các giao dịch ngầm.

Thứ tư, quy định các trường hợp hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu và các điều

khoản bồi thường hợp đồng, nhằm tránh tình trạng các bên vi phạm hợp đồng mà khơng có lý do chính đáng. Quy định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người ủy quyền và người được ủy quyền. Hiện nay pháp luật còn quy định rất sơ sài về vấn đề này. Cần phải xây dựng nội dung hợp đồng dịch vụ nói chung và hợp đồng dịch vụ du lịch nói riêng đầy đủ chặt chẽ hơn.

Như vậy để cho việc giao kết hợp đồng dịch vụ du lịch được đơn giản và bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, lợi ích Nhà nước, và lợi ích của tồn xã hợi thì hành lang pháp lý về hợp đồng dịch vụ du lịch cần phải hết sức rõ ràng cụ thể nhưng vẫn phải đảm bảo hướng mở để cho các bên tự do thể hiện ý chí đồng thời đưa vào hợp đồng những nợi dung đặc thù cho từng loại đối tượng khách hàng.

3.2.2. Về phía doanh nghiệp

Thứ nhất, nâng cao mức đợ hài lịng của khách du lịch nhằm mục đích tạo nhu

cầu tiếp tục sử dụng dịch vụ hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ lại vào những lần tiếp theo. Sự hài lịng của du khách là nhân tố kích cầu du lịch quan trọng nhất trong lĩnh vực du lịch. Chỉ khi hài lòng với những dịch vụ được cung cấp thì người tiêu dùng mới có nhu cầu sử dụng lại dịch vụ ấy. Vì vậy để thu hút được khách du lịch Cơng ty phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách. Mức đợ hài lịng của du khách là dấu hiệu cơ bản cho thấy sự thoả mãn nhu cầu của họ. Đây đồng thời là lý do để họ quay trở lại sử dụng dịch vụ của Công ty và quảng bá, giới thiệu về sản phẩm du lịch của Cơng ty. Muốn đo lường được sự hài lịng của du khách, cần tiếp cận họ bằng những phương pháp tâm lý, tìm hiểu nguyện vọng và sở thích của họ từ đó nghiên cứu về mức đợ hài lịng. Vì sự hài lịng của du khách là thước đo cho chất lượng sản phẩm du lịch. Chất lượng dịch vụ càng cao càng đáp ứng tốt nhu cầu của du khách thì mức đợ hài lịng của du khách càng cao.

Thứ hai, cần phải có những điều khoản rõ ràng về phạt hợp đồng khi mỗi bên

có hành vi vi phạm, tránh tình trạng thay đổi nợi dung của hợp đồng du lịch gây thiệt hại về kinh tế và giảm uy tín cho nhà cung cấp dịch vụ.

Ngồi ra, cần thiết phải có những điều khoản bổ sung vào nợi dung của hợp đồng để hợp đồng được rõ ràng tránh nhầm lẫn trong khâu thực hiện hợp đồng.

Thứ ba, để tránh được những thiệt hại khơng đáng có có thể xảy ra thì trong quá

trình ký kết hợp đồng các bên phải tìm hiểu rõ thẩm quyền ký kết của bên kia.

Khi ký kết hợp đồng dịch vụ du lịch với bên đối tác đơi khi rất khó xác định người đại diện đó là đại diện theo ủy quyền hay đại diện theo pháp luật. Nếu họ là đại diện đương nhiên thì khơng đáng lo ngại nhưng nhiều khi đó lại là đại diện theo ủy quyền và họ thường giao kết hợp đồng ngoài phạm vi ủy quyền của mình nên khi có tranh chấp xảy ra thì phía Cơng ty lại khơng phải là người chịu trách nhiệm với phần hợp đồng đã được giao kết ngoài phạm vi ủy quyền, nên phía Cơng ty du lịch mà muốn địi bồi thường thì chỉ được địi người đã giao kết hợp đồng với mình, như vậy sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì họ có thể bỏ trốn, hoặc khơng có khả năng thanh tốn.

Thứ tư, để khắc phục tình trạng những bên đại diện tham gia ký kết hợp đồng

thông đồng tham ô công quỹ do đa số hợp đồng được thanh tốn bằng tiền mặt thì biện pháp tốt nhất là đưa vào hợp đồng điều khoản về thanh toán là phải thanh tốn bằng chuyển khoản, qua đó cũng nhằm ổn định tình hình thị trường tiền tệ đang trong giai đoạn lạm phát quá cao do lượng tiền mặt lưu thông quá lớn trong nền kinh tế.

Thứ năm, cần đào tạo và nâng cao kiến thức pháp luật và những kỹ năng soạn

Cơng ty cần có phịng pháp lý hoặc có đợi ngũ nhân viên am hiểu pháp luật, đặc biệt là những quy định về giao kết, thực hiện và xử lý tranh chấp với hợp đồng dịch vụ. Với đội ngũ nhân viên am hiểu pháp luật, Công ty sẽ tránh khỏi những sai sót trong việc thực hiện hợp đồng, các đối tác, bạn hàng của công ty yên tâm hơn khi giao kết hợp đồng với cơng ty. Ngồi ra, cơng ty sẽ giảm thiểu tối đa những tranh chấp xảy ra hoặc có thể giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp thuận lợi nhất.

Bên cạnh đó, Cơng ty cũng cần thực hiện tốt những chủ trương, chính sách sau: - Những chính sách, chế đợ đãi ngợ tương xứng để thu hút nhân tài trong quản lý cũng như đội ngũ nhân viên. Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhân lực về du lịch để nâng cao nhận thức cho họ trong công tác phục vụ du khách.

- Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch của Cơng ty nhằm thu hút khách trong và ngồi nước.

- Nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán thói quen tiêu dùng dịch vụ du lịch của từng đối tượng khách hàng để đưa ra những sản phẩm phù hợp.

- Tìm kiếm thị trường khách hàng tiềm năng. Để làm được điều này, Công ty phải sáng tạo và đổi mới sản phẩm du lịch, nâng cao sức hấp dẫn của những sản phẩm du lịch hiện có, đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn vào các dịp lễ hội. Quảng bá sản phẩm du lịch thông qua sách báo, tờ rơi, mạng Internet…Thông qua các sự kiện du lịch Cơng ty cũng có thể quảng bá sản phẩm du lịch của mình rất hiệu quả.

Nhìn chung, những giải pháp trên vừa nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giao kết, thực hiện và xử lý tranh chấp trong hợp đồng dịch vụ tại Công ty, vừa nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung ứng cho khách hàng ; tạo uy tín, niềm tin với khách hàng ; tạo quan hệ làm ăn tốt đẹp với các đơn vị cung ứng khác; đem lại doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Để thực hiện những giải pháp trên, Công ty cần đưa ra quy trình hoạt đợng cụ thể, nâng cao trình đợ quản lý và đào tạo kỹ năng cho nhân viên, đồng thời tăng cường hoạt động quảng cáo, tuyên truyền để thu hút khách hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng dịch vụ du lịch thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần đầu tƣ phát triển đông dƣơng (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)